Mẫu hợp đồng ủy thác nhập khẩu

Để đảm bảo thuận lợi trong việc nhập khẩu hàng hóa đối với các cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện nhập khẩu hoặc ít kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập khẩu, các bên thường lựa chọn cách ủy thác cho công ty nhập khẩu thực hiện. Theo đó, các bên sẽ giao kết hợp đồng ủy thác nhập khẩu để xác lập mối quan hệ này. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Thái An sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu hợp đồng ủy thác nhập khẩu mang tính chất tham khảo:

1. Căn cứ pháp lý điều chỉnh vấn đề hợp đồng ủy thác nhập khẩu

Căn cứ pháp lý điều chỉnh vấn đề hợp đồng ủy thác nhập khẩu là các văn bản pháp lý sau đây:

2. Hợp đồng ủy thác nhập khẩu là gì?

Ủy thác nhập khẩu là việc một bên thuê một thương nhân khác (đơn vị kinh doanh dịch vụ nhập khẩu) để tổ chức và thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam cho mình. Đây thực chất là hình thức nhập khẩu hàng qua các đơn vị trung gian.

Vậy nên, có thể hiểu, Hợp đồng ủy thác nhập khẩu là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên nhận ủy thác sẽ thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa thay cho bên ủy thác, còn bên ủy thác sẽ trả tiền dịch vụ cho bên nhận ủy thác. Hợp đồng ủy thác nhập khẩu là một loại hợp đồng dịch vụ.

===>>> Xem thêm: Hợp đồng uỷ thác đầu tư

===>>> Xem thêm:Soạn thảo hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu như thế nào?

3. Mẫu hợp đồng ủy thác nhập khẩu

Trong bài viết này, Công ty Luật Thái An sẽ cung cấp mẫu hợp đồng ủy thác nhập khẩu để Quý khách hàng tham khảo. Tùy vào từng loại hàng hóa mà các bên cần thay đổi cho phù hợp.

 

MẪU HỢP ĐỒNG ỦY THÁC NHẬP KHẨU

Số:……../HĐKTNK

 

Căn cứ Luật thương mại số 36/2005/QH11 ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005;

– Căn cứ Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015;

– Căn cứ vào Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

– Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên tham gia hợp đồng

Hôm nay ngày … tháng … năm … Tại …. , chúng tôi gồm có:

BÊN ỦY THÁC (Gọi tắt là Bên A):

– Tên doanh nghiệp:……………………………………………………………………….

– Địa chỉ trụ sở chính ……………………………………………………………………….

– Điện thoại……………………..… Telex……………………….. Fax…………………….

– Tài khoản số:……………………… mở tại ngân hàng………………….………………

– Đại diện là ông (bà) …………………………………. Chức vụ………………………….

– Giấy ủy quyền số………………….. (nếu người ký không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp)

Viết ngày………….tháng……… năm………… Do…………. Chức vụ……..ký.

BÊN NHẬN ỦY THÁC (Gọi tắt là Bên B)

– Tên doanh nghiệp…………………………………………………………………………..

– Địa chỉ trụ sở chính ……………………………………………………………………….

– Điện thoại……………………..… Telex……………………….. Fax…………………….

– Tài khoản số:……………………… mở tại ngân hàng………………….………………

– Đại diện là ông (bà) …………………………………. Chức vụ………………………….

– Giấy ủy quyền số………………….. (nếu người ký không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp)

Viết ngày………….tháng……… năm………… Do…………. Chức vụ……..ký.

===>>> Xem thêm: Điều kiện đối với các bên chủ thể hợp đồng

Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:

Điều 1: Nội dung công việc ủy thác

1.1. Bằng hợp đồng này, Bên A đồng ý ủy thác cho Bên B và Bên B đồng ý nhận ủy thác nhập khẩu những mặt hàng sau đây:

 

STT Tên hàng Đặc điểm, tính chất, quy cách hàng hóa Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú
 

 

 

TỔNG CỘNG: ……………….
Bằng chữ:…………………………………..

Ghi chú: Giá này đã bao gồm …………….. nhưng chưa bao gồm:……………………………

Nếu giá cả có thay đổi bên B phải báo ngay cho Bên A biết khi nắm được thông tin về giá để xử lý.

1.2. Thời gian và địa điểm giao nhận hàng hóa

  • Thời hạn Bên B giao hàng hóa cho Bên A là: … ngày, kể từ ngày …/ …/ …
  • Địa điểm giao nhận hàng hóa:

Bên B giao hàng hóa cho Bên A và Bên A nhận hàng hóa cho Bên B tại: số nhà … đường …, phường …, quận … , thành phố ….

Điều 2Chi phí ủy thác và phương thức thanh toán

2.1. Chi phí ủy thác

Bên A có trách nhiệm thanh toán cho bên B chi phí ủy thác nhập khẩu như sau:

  • Giá trị lô hàng trong trường hợp Bên B thực hiện thanh toán cho Bên A…………………………
  • Các khoản thuế không được hoàn lại trong quá trình nhập khẩu…………………..
  • Chi phí vận chuyển (Không tính VAT)……………………….
  • Hoa hồng ủy thác (Không tính VAT)…………………..

Tổng cộng các chi phí mà Bên A phải thanh toán cho Bên B là: ……………………………

2.2. Phương thức thanh toán:

  • Đồng tiền thanh toán:……………………..
  • Hình thức thanh toán: Chuyển khoản vào số tài khoản………………… mở tại Ngân hàng …………….. – Chi nhánh……………………
  • Thời hạn thanh toán:………………………………………………

Điều 3: Thủ tục nhập khẩu hàng hóa

3.1. Bên A có trách nhiệm chuyển cho Bên B những giấy tờ cần thiết sau:

  • Bảng chi tiết thông tin hàng hóa cần nhập khẩu và bên cung ứng hàng hóa (nếu có thỏa thuận)
  • Quota (hạn ngạch) hàng nhập khẩu.
  • Xác nhận của ngân hàng ngoại thương… (nơi bên A mở tài khoản ngoại tệ) về khả năng thanh toán.

3.2. Bên B có trách nhiệm giao dịch với bên nước ngoài để nhập khẩu hàng hóa với điều kiện có lợi nhất cho Bên A (ví dụ giá rẻ, chất lượng tốt, thời gian nhanh v.v…)

3.3. Bên A có trách nhiệm nhận hàng đã được Bên B nhập về tại địa điểm và thời gian do Bên B thông báo, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Sử dụng dịch vụ soạn thảo hợp đồng ủy thác nhập khẩu giúp hạn chế tối đa rủi ro phát sinh
Sử dụng dịch vụ soạn thảo hợp đồng ủy thác nhập khẩu giúp hạn chế tối đa rủi ro phát sinh – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Điều 4: Trách nhiệm giải quyết khiếu nại liên quan đến bên nước ngoài

4.1.  Trường hợp Bên A đem hàng nhập khẩu về kho, trong vòng …… ngày, khi mở bao bì phát hiện hàng không đúng phẩm chất, thiếu số lượng…. thì để nguyên trạng và  mời ……………….. đến kiểm tra và lập biên bản công khai xác nhận tình trạng hàng nhập, gửi cho Bên B làm cơ sở pháp lý đòi bên nước ngoài bán hàng bồi thường.

4.2.  Đối với Bên B, khi nhận được văn bản xác nhận về hàng nhập cho Bên A không đúng với yêu cầu đã cam kết với bên nước ngoài, phải tiến hàng ngay các biện pháp hạn chế tổn thất và chịu trách nhiệm liên hệ khiếu nại đòi bồi thường với bên nước ngoài trong thời hạn quy định là… ngày (tháng).

Điều 5. Quyền, nghĩa vụ của Bên A trong hợp đồng ủy thác nhập khẩu

5.1. Quyền của Bên A:

  • Yêu cầu Bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng này.
  • Không chịu trách nhiệm trong trường hợp Bên B vi phạm pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của Bên A
  • Nhận hàng hóa theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận tại hợp đồng này.
  • Trường hợp hàng hóa không bảo đảm nội dung yêu cầu tại Điều 1 hợp đồng này, đồng thời Bên B không thể khắc phục được trong thời hạn thỏa thuận với Bên A, thì Bên A có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

5.2. Nghĩa vụ của Bên A:

  • Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng này.
  • Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho Bên B.
  • Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận của hợp đồng này.
  • Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp Bên B vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do Bên A gây ra hoặc do các Bên cố ý làm trái pháp luật.
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật

Điều 6. Quyền, nghĩa vụ của Bên B trong hợp đồng ủy thác nhập khẩu

6.1. Quyền của Bên B:

  • Yêu cầu Bên A cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng này.
  • Nhận thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác.
  • Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã bàn giao đúng thoả thuận cho Bên A.
  • Yêu cầu Bên A thanh toán tiền thù lao ủy thác theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận tại hợp đồng này.

6.2. Nghĩa vụ của Bên B:

  • Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận tại hợp đồng này.
  • Thông báo cho Bên A về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng này.
  • Thực hiện các chỉ dẫn của Bên A phù hợp với thoả thuận tại hợp đồng này.
  • Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác này.
  • Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác này.
  • Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận tại hợp đồng này.
  • Không được uỷ thác lại cho Bên thứ ba thực hiện hợp đồng này, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của Bên A.
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật

Điều 6. Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại hợp đồng ủy thác nhập khẩu

6.1. Phạt vi phạm hợp đồng:

  • Trường hợp Bên A chậm thực hiện thanh tiền thù lao ủy thác theo thỏa thuận tại hợp đồng này, thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.
  • Bên B khi thực hiện các giao dịch để nhập khẩu hàng do bên A ủy thác mà có hành vi móc nối với bên nước ngoài, gây thiệt hại cho Bên A hoặc không mời bên A dự đàm phán, giao dịch chọn hàng với bên nước ngoài, khi nhập hàng về lại gây sức ép bắt bên A nhận trong những điều kiện bất lợi cho bên A thì bên A có quyền không nhận hàng, nếu bên A đồng ý nhận hàng, bên B phải bồi thường mọi thiệt hại về chênh lệch giá hàng so với giá thực tế, bên B còn bị phạt tới… % tổng giá trị tiền ủy thác đã thỏa thuận.
  • Trong trường hợp Bên A đến nhận hàng chậm so với thời gian qui định, sẽ bị gánh chịu các khoản phạt do bên nhận chuyên chở, vận tải hàng hóa phạt và bồi thường chi phí lưu kho bãi, bảo quản hàng, cảng phí và các khoản phạt khác.
  • ….

6.2. Bồi thường thiệt hại:

Bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho Bên bị vi phạm (nếu có).

Điều 7. Sự kiện bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được dù các bên đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Khi một bên vi phạm hợp đồng do gặp sự kiện bất khả kháng thì sẽ thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm dân sự (phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại)

Các bên cần xác định rõ ràng về bất khả kháng, trách nhiệm thông báo cho bên còn lại khi gặp sự kiện bất khả kháng, trách nhiệm cung cấp chứng cứ chứng minh, trách nhiệm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại …..

===>>> Xem thêm: Các trường hợp bất khả kháng

Điều 8: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng ủy thác nhập khẩu

  • Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng.
  • Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết trên cơ sở thỏa thuận, bình đẳng, cùng có lợi. (Cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung sự việc và phương pháp giải quyết đã áp dụng).
  • Trường hợp các bên không tự giải quyết được thì mới đưa vụ tranh chấp ra Tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những tranh chấp trong hợp đồng này.
  • Chi phí cho những hoạt động kiểm tra, xác minh và lệ phí tòa án do bên có lỗi chịu.

Điều 9. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng ủy thác nhập khẩu

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì hai Bên tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý.

Trường hợp không thỏa thuận được thì một trong các Bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Chi phí cho những hoạt động kiểm tra, xác minh và lệ phí tòa án do bên có lỗi chịu.

===>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Điều 10. Các thoả thuận khác

  • Bên A và Bên B đồng ý đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.
  • Bên A và Bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nêu thêm điều kiện gì khác.
  • Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…/…/… đến ngày…/…/…
  • Hợp đồng này sẽ được làm thành… bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ… bản. Gửi cơ quan… bản

                   ĐẠI DIỆN BÊN A                                        ĐẠI DIỆN BÊN B

Chức vụ                                                      Chức vụ

(Ký tên và đóng dấu)                                  (Ký tên và đóng dấu)

 

4. Dịch vụ tư vấn, rà soát và soạn thảo hợp đồng ủy thác nhập khẩu của Luật Thái An

Công ty Luật Thái An chuyên tư vấn, soạn thảo, rà soát các loại hợp đồng, trong đó có hợp đồng ủy thác xuất khẩu/ nhập khẩu để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của khách hàng. Để tìm hiểu về dịch vụ của chúng tôi, bạn vui lòng tham khảo các bài viết sau:

Thời gian soạn thảo hợp đồng là 3 – 5 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin.


Quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng là một khoản đầu tư thông minh so với chi phí phải bỏ ra khi có rủi ro pháp lý.

Ngoài dịch vụ soạn thảo hợp đồng, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các dịch vụ khác như rà soát hợp đồngtư vấn đàm phán thương lượng, thực hiện, thanh lý và tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Nguyễn Văn Thanh