Mẫu hợp đồng lao động mới nhất theo Bộ luật lao động 2019

Ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2019 chính thức có hiệu lực với những thay đổi trong quy định về hợp đồng lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ lao động. Để thuận tiện cho các chủ thể có nhu cầu soạn thảo hợp đồng lao động hợp pháp, trong bài viết dưới đây của Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về mẫu hợp đồng lao động như sau:

1. Hợp đồng lao động là gì?

Định nghĩa về hợp đồng lao động được quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:

1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.”

Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Bạn có thể đọc bài viết sau để có thêm nhiều thông tin hữu ích:

Những điều cần biết khi ký hợp đồng lao động

2. Soạn thảo mẫu hợp đồng lao động

Khi soạn thảo mẫu hợp đồng lao động, bạn cần tuân thủ các quy định của pháp luật, đó là Bộ luật lao động năm 2019, Nghị định số: 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;

mẫu hợp đồng lao động
Mẫu hợp đồng lao động thông dụng nhất trên thị trường hiện nay – Ảnh minh họa: Internet.

3. Mẫu Hợp đồng lao động như thế nào ?

Dưới đây là mẫu hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động năm 2019 (hợp đồng lao động mẫu 2019) và mang tính chất tham khảo. Tùy trường hợp cụ thể mà khách hàng cần thay đổi, chỉnh sửa mẫu hợp đồng lao động để phù hợp với thực tế:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

  • Căn cứ Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2019;
  • Căn cứ Nghị định số: 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
  • Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên.

Chúng tôi gồm:

Bên A: Người sử dụng lao động

Đơn vị :
Đại diện : Ông                                             Quốc tịch: Việt Nam
Chức vụ :
Mã số thuế :
Địa chỉ :
Số điện thoại :

 

Bên B: Người  lao động

Ông/bà: :                                                              Quốc tịch: Việt Nam
Sinh ngày :                                                              Giới tính:
Số CMND / CCCD : ……………………..   Cấp ngày:…………..

Tại:…………………………………

Nghề nghiệp :
Địa chỉ thường trú :
Chỗ ở hiện nay :
Số điện thoại :

          Thoả thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng các điều khoản sau đây:

hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là căn cứ quan trọng quan hệ lao động cần được thực hiện theo quy định pháp luật – Ảnh minh họa: Internet.

ĐIỀU 1: CÔNG VIỆC VÀ ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC

1.1. Công việc:

  • Chức vụ:
  • Phòng:
    • Phạm vi công việc:

===>>> Xem thêm: Điều chuyển người lao động làm việc khác với hợp đồng

1.2. Địa điểm làm việc của Người lao động

Người lao động làm việc tại trụ sở làm việc của Công ty và các địa điểm khác theo yêu cầu công việc.

===>>> Xem thêm: Điều chuyển người lao động làm việc tại địa điểm khác với hợp đồng 

ĐIỀU 2: THỜI HẠN CỦA HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Loại Hợp đồng lao động: ……………….

ĐIỀU 3: THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

3.1. Thời giờ làm việc:

  • Thời gian làm việc: ngày làm ……………giờ/ngày, …………… giờ/tuần
  • Từ Thứ… đến Thứ….

3.2. Thời giờ nghỉ ngơi:

a) Nghỉ hàng tuần

Người lao động được nghỉ hàng tuần vào thứ………………..

b) Nghỉ lế, tết

Người lao động được nghỉ lễ, tết theo luật định và quy định của Nhà nước. Các ngày nghỉ lễ nếu trùng với ngày Chủ nhật thì sẽ được nghỉ bù vào ngày trước hoặc ngày kế tiếp tùy theo tình hình cụ thể mà Ban lãnh đạo Công ty sẽ chỉ đạo trực tiếp.

c) Nghỉ phép năm:

        Người lao động đã ký HĐLĐ chính thức và có thâm niên công tác 12 tháng thì sẽ được nghỉ phép năm có hưởng lương (01 ngày phép/01 tháng, 12 ngày phép/01 năm). Trường hợp có thời gian làm việc dưới 12 tháng thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc (1 tháng được nghỉ 1 ngày phép năm có hưởng lương). Chế độ cụ thể tuân theo quy định của pháp luật lao động.

===>>> Xem thêm: Công ty có trả tiền cho ngày phép năm không sử dụng không ?

d) Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:

–     Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

  • Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
  • Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
  • Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
  • Ngoài quy định nêu trên, Người lao động có thể thỏa thuận với Người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

ĐIỀU 4: QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

4.1. Quyền lợi:

a) Lương, phụ cấp và các chế độ được hưởng (nếu có): Do Công ty chi trả bao gồm:

  • Lương căn bản: ….. đồng/tháng

===>>> Xem thêm: Mức lương tối thiểu vùng

  • Phụ cấp:…..đồng/tháng
  • Tiền thưởng, công tác phí, các khoản trợ cấp khác…(nếu có): Được hưởng theo kết quả hoàn thành công việc, nhu cầu công việc…. theo Quy chế của Công ty và quy định của Nhà nước.
  • Được cấp phát bảo hộ lao động, dụng cụ làm việc: Tùy theo nhu cầu công việc phải thực hiện để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người lao động theo quy định của Nhà nước.
  • Chế độ nâng lương: Căn cứ vào kết quả thực hiện công việc, quy chế nâng lương của Công ty, các quy định hiện hành khác của Nhà nước và theo thỏa thuận giữa hai bên.
  • Hình thức trả lương: Bằng tiền mặt/chuyển khoản, được trả lương 1 lần/tháng, vào khoảng thời gian từ ngày ………đến ngày ………… của tháng kế tiếp.

===>>> Xem thêm: Phân biệt phụ cấp và trợ cấp

Mẫu hợp đồng lao động
Bộ luật lao động 2019 ban hành Mẫu hợp đồng lao động mới nhất. – nguồn ảnh: Internet

b) Bảo hiểm xã hội

       Người lao động được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản pháp luật có liên quan.

c) Các chế độ khác, phúc lợi khác:

  • Chế độ đào tạo: Trong thời gian được Công ty cử đi đào tạo theo nhu cầu công việc, người lao động phải hoàn thành khóa đào tạo đúng thời hạn, được hưởng lương và các quyền lợi khác theo quy chế đào tạo của Công ty.
  • Tuỳ theo kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm, người lao động có thể được hưởng chế độ phúc lợi khác theo quy chế của Công tyị.
  • Khi chấm dứt Hợp đồng lao động, người lao động được Công ty hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
  • Người lao động được hưởng các chế độ ngừng việc, trợ cấp thôi việc hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.

===>>> Xem thêm: Trợ cấp mất việc làm

4.2. Nghĩa vụ

  • Hoàn thành các công việc đã cam kết trong Hợp đồng lao động.
  • Chấp hành lệnh điều hành sản xuất, kinh doanh, nội quy kỷ luật lao động, an toàn lao động, quy chế làm việc nội bộ của Công ty.
  • Đóng các loại bảo hiểm, các khoản thuế…. đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  • Nếu có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, gây thiệt hại đến sản xuất kinh doanh, làm mất tài sản của Công ty thì tùy theo điều kiện cụ thể sẽ phải bồi thường theo quy định của Pháp luật, nội quy, quy định của Công ty.
  • Hoàn trả toàn bộ kinh phí đào tạo do Công ty chi trả cho cơ sở đào tạo và Người lao động nếu đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc vi phạm các cam kết trong Hợp đồng đào tạo.
  • Trường hợp đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động, Người lao động cần tuân thủ căn cứ chấm dứt và thời hạn theo quy định tại Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019.

===>>> Xem thêm: Rủi ro khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

ĐIỀU 5: QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

5.1.  Quyền hạn:

  • Bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc đối với Người lao động theo nhu cầu công việc thực tế và quy định của pháp luật lao động.
  • Tạm hoãn, chấm dứt Hợp đồng lao động, kỷ luật lao động theo quy định của Pháp luật, thoả ước lao động tập thể (nếu có) nếu Người lao động vi phạm kỷ luật và nội quy lao động của Công ty.
  • Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động khi đáp ứng căn cứ theo quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động 2019 nhưng phải báo cho Người lao động biết trước ít nhất 45 ngày đối với Hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc ít nhất 30 ngày đối với Hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 đến 36 tháng.
  • Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu Người lao động vi phạm Pháp luật hay các điều khoản của Hợp đồng này.

===>>> Xem thêm: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động

5.2. Nghĩa vụ:

  • Thực hiện đầy đủ các điều đã cam kết trong Hợp đồng lao động.
  • Có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho Người lao động theo Hợp đồng lao động.
  • Trực tiếp phân công công việc cụ thể cho Người lao động, giám sát, đôn đốc, đánh giá hiệu quả công việc Người lao động thực hiện.
  • Hướng dẫn Người lao động thực hiện đúng các chế độ, nội quy, quy chế, kỷ luật lao động, vệ sinh, an toàn lao động theo quy định của Nhà nước và Công ty.
  • Công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ Bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà Công ty đã giữ lại của Người lao động.
  • Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng lao động, Người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của Người lao động, trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

ĐIỀU 6: NHỮNG THỎA THUẬN KHÁC

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về các nội dung khác như về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ hoặc Phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết, hỏa hoạn,….

mẫu hợp đồng lao động
Khi tham gia thị trường việc làm, bạn cần nắm rõ về mẫu hợp đồng lao động mới nhất – Ảnh minh họa: Intenret.

ĐIỀU 7: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

  • Những vấn đề không ghi trong Hợp đồng lao động này thì áp dụng quy định của Thoả ước lao động tập thể, trường hợp chưa quy định trong Thoả ước lao động tập thể thì áp dụng quy định của Pháp luật lao động hiện hành.
  • Hợp đồng lao động lập thành 02 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản và có hiệu lực từ ngày ………………… Trong quá trình thực hiện Hợp đồng lao động nếu chế độ chính sách của Nhà nước có thay đổi thì hai bên cùng bàn bạc và ký kết Phụ lục Hợp đồng lao động bổ sung cho phù hợp.
  • Hợp đồng này làm tại Trụ sở Công ty ngày ………………………, hai bên thông qua các điều khoản và thống nhất ký tên.

 

 NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

BÊN B (NGƯỜI LAO ĐỘNG)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

4. Lời khuyên khi sử dụng mẫu hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là một công cụ pháp lý quan trọng giữa nhà tuyển dụng và người lao động. Nó đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên được bảo vệ. Khi sử dụng mẫu hợp đồng lao động, có một số lời khuyên bạn nên tuân theo để đảm bảo rằng hợp đồng của bạn là chính xác và pháp lý.
  • Hiểu rõ nội dung: Trước hết, bạn cần đọc kỹ và hiểu rõ nội dung của mẫu hợp đồng. Đừng ký vào bất cứ điều gì mà bạn không hiểu hoặc không chắc chắn.
  • Tùy chỉnh cho phù hợp: Mẫu hợp đồng lao động thường được thiết kế để phù hợp với nhiều tình huống khác nhau. Tuy nhiên, không phải mọi điều khoản đều phù hợp với tình huống cụ thể của bạn. Hãy chắc chắn tùy chỉnh nó để phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn.
  • Tư vấn từ chuyên gia: Nếu bạn không chắc chắn về bất kỳ điều khoản nào, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ một luật sư hoặc chuyên gia về lao động.
  • Xác định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ: Đảm bảo rằng tất cả quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên đều được mô tả một cách rõ ràng và cụ thể trong hợp đồng.
Cuối cùng, sau khi đã tùy chỉnh và đọc kỹ mẫu hợp đồng, đảm bảo cả hai bên đều ký và giữ một bản sao của hợp đồng. Hợp đồng lao động không chỉ là một công cụ pháp lý, mà còn là một bằng chứng cho sự cam kết và hợp tác giữa nhà tuyển dụng và người lao động.
Nguyễn Văn Thanh