Pháp nhân thương mại phạm tội buôn bán, sản xuất hàng giả hình phạt thế nào ?

Tội buôn bán, sản xuất hàng giả là một trong những loại tội phạm được quy định trong pháp luật hình sự. Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này theo quy định của pháp luật. Để bạn đọc có hiểu biết về các kiến thức pháp luật có liên quan Công ty Luật Thái An chúng tôi xin giới thiệu một số quy định của pháp luật liên quan tới tội tàng trữ, sản xuất hàng giả đối với pháp nhân thương mại

1. Thế nào là hàng giả và thế nào là buôn bán, sản xuất hàng giả ?

Hàng giả là hàng giả về chất lượng (giá trị sử dụng, công dụng) bao gồm các trường hợp sau đây:

  • Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký.
  • Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính, tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.

Sản xuất hàng giả là việc tạo ra các loại hàng giả, có thể là chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói hoặc hoạt động khác làm ra hàng giả để đưa vào lưu thông.

Buôn bán hàng giả là việc mua đi bán lại hàng hóa biết rõ là giả nhằm thu lợi bất chính, buôn bán hàng giả có thể là việc thực hiện một hoặc một vài hoạt động chào hàng, trưng bầy, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, mua bán, xuất nhập khẩu và hoạt động khác để đưa hàng hóa vào lưu thông.

===>>> Xem thêm: Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm đối với pháp nhân thương mại

2. Cơ sở pháp lý quy định trách nhiệm hình sự đối với tội buôn bán, sản xuất hàng giả

Cơ sở pháp lý quy định trách nhiệm hình sự đối với tội buôn bán, sản xuất hàng giả là Điều 192 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Lưu ý: nếu hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc, thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi thì khung hình phạt được quy định ở Điều 193, 194 và 195 Bộ Luật hình sự.

tội buôn bán, sản xuất hàng giả
Những hình phạt nghiêm khắc khi phạm tội buôn bán, sản xuất hàng giả có thể bạn chưa biết – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

3. Các khung hình phạt chính đối với tội buôn bán, sản xuất hàng giả mà chủ thể là pháp nhân thương mại là gì?

a) Phạt tiền từ 1 tỷ VNĐ đến 3 tỷ VNĐ đối với tội buôn bán, sản xuất hàng giả mà chủ thể là pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại nào phạm tội buôn bán, sản xuất hàng giả mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tiền từ 1 tỷ VNĐ đến 3 tỷ VNĐ:

  • buôn bán, sản xuất hàng giả trị giá từ 20 triệu VNĐ đến dưới 100 triệu VNĐ tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
  • buôn bán, sản xuất hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30 triệu VNĐ đến dưới 150 triệu VNĐ trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
  • buôn bán, sản xuất hàng giả trị giá dưới 20 triệu VNĐ tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30 triệu VNĐ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về tội liên quan tới ma túy, tội trốn thuế hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • buôn bán, sản xuất hàng giả trị giá dưới 20 triệu VNĐ tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30 triệu VNĐ nhưng gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp:
    • gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
    • gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%
    • gây thiệt hại về tài sản từ 100triệu VNĐ đến dưới 500triệu VNĐ.

===>>> Xem thêm: Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm.

b) Phạt tiền từ 3 tỷ VNĐ đến 6 tỷ VNĐ đối với tội buôn bán, sản xuất hàng giả mà chủ thể là pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại nào phạm tội buôn bán, sản xuất hàng giả mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

  • buôn bán, sản xuất hàng giả có tổ chức;
  • buôn bán, sản xuất hàng giả có tính chất chuyên nghiệp;
  • lợi dụng chức vụ, quyền hạn để buôn bán, sản xuất hàng giả
  • lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để buôn bán, sản xuất hàng giả;
  • buôn bán, sản xuất hàng giả trị giá từ 100triệu VNĐ đến dưới 200 triệu VNĐ (dựa trên giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn);
  • buôn bán, sản xuất hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
  • buôn bán, sản xuất hàng giả và thu lợi bất chính từ 100 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ;
  • buôn bán, sản xuất hàng giả gây hậu quả làm chết người;
  • buôn bán, sản xuất hàng giả và gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
  • buôn bán, sản xuất hàng giả và gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • buôn bán, sản xuất hàng giả và gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu VNĐ đến dưới 1,5 tỷ VNĐ;
  • Phạm tội buôn bán, sản xuất hàng giả thuộc một trong các trường hợp tại mục 1 nêu trên qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;
  • Tái phạm nguy hiểm.

===>> Xem thêm: Thế nào là tái phạm, tái phạm nguy hiểm?

c) Phạt tiền từ 6 tỷ VNĐ đến 9 tỷ VNĐ hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ sáu tháng đến ba năm đối với tội buôn bán, sản xuất hàng giả mà chủ thể là pháp nhân thương mại

Người nào phạm tội buôn bán, sản xuất hàng giả mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tù từ bẩy năm đến mười lăm năm:

  • buôn bán, sản xuất hàng giả có giá thành sản xuất 100 triệu VNĐ trở lên;
  • buôn bán, sản xuất hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn từ 200 triệu VNĐ trở lên;
  • buôn bán, sản xuất hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 500 triệu VNĐ trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
  • buôn bán, sản xuất hàng giả và thu lợi bất chính 500 triệu VNĐ trở lên;
  • buôn bán, sản xuất hàng giả gây hậu quả làm chết 02 người trở lên;
  • buôn bán, sản xuất hàng giả và gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
  • buôn bán, sản xuất hàng giả và gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
  • buôn bán, sản xuất hàng giả và gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ VNĐ trở lên.

d) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với tội buôn bán, sản xuất hàng giả mà chủ thể là pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại nào mà sản xuất, buôn bán hàng gải gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra, hoặc pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để sản xuất, buôn bán hàng giả, thì sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

===>>> Xem thêm: Pháp nhân thương mại buôn lậu hình phạt thế nào?

4. Hình phạt bổ sung đối với tội buôn bán, sản xuất hàng giả mà chủ thể là pháp nhân thương mại

Người phạm tội buôn bán, sản xuất hàng giả còn có thể phải chịu một hoặc một vài hình phạt bổ sung sau đây:

  • phạt tiền từ 50 triệu VNĐ đến 200 triệu VNĐ
  • cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
  • cấm huy động vốn từ một năm đến ba năm

 

Trên đây là phần tư vấn của Công ty Luật Thái An về tội tội buôn bán, sản xuất hàng giả mà chủ thể thực hiện hành vi là pháp nhân thương mại. 

Toà án sẽ tiến hành xét xử và quyết định mức hình phạt cụ thể dựa trên các tình tiết khi phạm tội, giai đoạn phạm tội (tội phạm đã hoàn thành hay chưa ?), vai trò trong vụ án, các tình tiết tăng nặng, các tình tiết giảm nhẹ, phạm một hay nhiều tội cùng lúc…

===>>> Xem thêm: Quyết định hình phạt cụ thể

Xin lưu ý là sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Hãy gọi điện tới Tổng đài tư vấn Luật Hình Sự để được tư vấn trực tiếp và chính xác nhất về tất cả các tội phạm lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại.

5. Dịch vụ luật sư bào chữa hình sự của Luật Thái An

Hiến pháp nước ta và Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành đều quy định về quyền được thuê luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư bào chữa hoặc người khác bào chữa”. Sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa, người phạm tội sẽ được bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

===>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói