Hợp đồng đào tạo: Các quy định cần biết!

Trong bối cảnh con người ngày càng chú trọng việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn thì việc giao kết hợp đồng đào tạo diễn ra ngày càng nhiều và đa dạng.  Việc nắm các quy định pháp luật về loại hợp đồng này là rất cần thiết đối với các cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Bài viết dưới đây của Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn cho quý độc giả về vấn đề hợp đồng đào tạo.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề hợp đồng đào tạo

Cơ sở pháp lý điều chỉnh là Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Bộ luật lao động năm 2019

2. Hợp đồng đào tạo là gì?

Định nghĩa “Hợp đồng đào tạo” được quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 như sau:

‘”Hợp đồng đào tạo là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này và trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp.”

Trong Bộ luật lao động năm 2019 có đề cập đến việc đào tạo với thuật ngữ “hợp đồng đào tạo nghề” như sau:

Khoản 3 Điều 61:

“Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.”

“Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.”

Theo đó, có thể hiểu, hợp đồng đào tạo là sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên việc tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề… Các chủ thể của hợp đồng đào tạo có thể là giữa các đối tượng sau:

  • Giữa người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên;
  • Giữa người sử dụng lao động và người lao động trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp.
  • Giữa người sử dụng lao động và người lao động trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động (hợp đồng đào tạo nghề)

===>>> Xem thêm: Rủi ro khi không ký hợp đồng đào tạo

hợp đồng đào tạo
Tất tần tật những vấn đề khi kí kết hợp đồng đào tạo mới nhất 2021 – Ảnh minh họa: Internet.

3. Hình thức của hợp đồng đào tạo

Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 thì Hợp đồng đào tạo có thể được giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản.

Hợp đồng đào tạo giao kết bằng lời nói thường chỉ sử dụng trong một số trường hợp mà nội dung thỏa thuận đơn giản và thời hạn đào tạo nghề ngắn.

Còn đối với hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động thì phải được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ 01  bản (theo Điều 62 Bộ luật lao động năm 2019)

4. Nội dung của hợp đồng đào tạo gồm những gì ?

Các nội dung cơ bản phải có trong Hợp đồng đào tạo được căn cứ khoản 2 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 như sau:

  • Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ năng nghề đạt được;
  • Địa điểm đào tạo;
  • Thời gian hoàn thành khóa học;
  • Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;
  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
  • Thanh lý hợp đồng;
  • Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo ngoài những nội dung trên còn có các nội dung sau đây:

  • Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;
  • Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong;
  • Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.

===>>> Xem thêm: Khi nào phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động?

Hợp đồng đào tạo
Hợp đồng đào tạo, hợp đồng đào tạo nghề cần soạn dựa trên Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Bộ luật lao động năm 2019 – Ảnh minh họa: Internet.

Đối với Hợp đồng đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp ngoài các nội dung cơ bản thì phải có thỏa thuận thời gian bắt đầu được trả công và mức tiền công trả cho người học theo từng thời gian.

Đối với Hợp đồng đào tạo nghề thì theo khoản 2 Điều 62 Bộ luật lao động năm 2019 quy định nội dung chủ yếu như sau:

  • Nghề đào tạo;
  • Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
  • Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
  • Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, vật liệu, thiết bị thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học;
  • Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
  • Trách nhiệm của người lao động.

===>>> Xem thêm: Quy định năm 2021 về Hợp đồng đào tạo nghề như thế nào?

5. Dịch vụ tư vấn soạn thảo Hợp đồng đào tạo của Luật Thái An

a) Các loại Hợp đồng đào tạo do Luật Thái An soạn thảo

Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm tư vấn và soạn thảo các loại Hợp đồng đào tạo sau đây:

  • Hợp đồng đào tạo thẩm mỹ, tin học,
  • Hợp đồng đào tạo lái xe ô tô
  • Hợp đồng đào tạo ca sỹ
  • Hợp đồng đào tạo kế toán
  • Hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề

b) Giá dịch vụ soạn thảo Hợp đồng 

Bạn vui lòng tham khảo bảng giá dịch vụ tại LINK NÀY

c) Quy trình cung cấp dịch vụ soạn thảo mẫu Hợp đồng đào tạo

Bạn vui lòng tham khảo quy trình cung cấp dịch vụ tại LINK NÀY

d) Thời gian cung cấp dịch vụ soạn thảo Hợp đồng đào tạo

Thời gian soạn thảo hợp đồng là 2 – 3 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin.

Quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng đào tạo là một khoản đầu tư thông minh so với chi phí phải bỏ ra khi có rủi ro pháp lý.

Ngoài dịch vụ soạn thảo hợp đồng, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các dịch vụ khác như rà soát hợp đồngtư vấn đàm phán thương lượng, thực hiện, thanh lý và tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Nguyễn Văn Thanh