Thủ tục bảo hộ quyền tác giả

Ngày nay, cùng với tầm quan trọng của các sản phẩm trí tuệ thì nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ngày càng được nâng cao. Theo đó, các chủ thể ngày càng quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục này được quy định trong pháp luật về sở hữu trí tuệ và do Cục Bản quyền tác giả chịu trách nhiệm xử lý. Cùng tìm hiểu về thủ tục bảo hộ quyền tác giả trong bài viết dưới đây của Công ty Luật Thái An.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh thủ tục bảo hộ quyền tác giả

Cơ sở pháp lý quy định về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả là các văn bản pháp lý sau đây:

  • Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 36/2009/QH12, Luật số 42/2019/QH14  (sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ)
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan;
  •  Thông tư số 211/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng kí quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả.

2. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả

Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Tác phẩm báo chí;
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm sân khấu;
  • Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự;
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Tác phẩm phái sinh được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Tác phẩm được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

3. Thủ tục bảo hộ quyền tác giả là gì và có bắt buộc phải thực hiện thủ tục bảo hộ quyền tác giả không?

Căn cứ Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ quy định như sau:

‘‘Điều 49. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
1. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

2. Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.’’

Theo đó, thủ tục bảo hộ quyền tác giả hay còn gọi là đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.

Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả (thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả) không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, theo Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 thì “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. ”

Như vậy, theo quy định trên thì có thể thấy thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả hay đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả là không bắt buộc bởi cơ chế bảo hộ quyền tác giả được bảo hộ theo cơ chế tự động.

Tuy nhiên việc thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả có ý nghĩa giúp tác giả giảm bớt nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, nên dù quyền tác giả được phát sinh mặc định nhưng sẽ được khẳng định và đảm bảo hơn khi chủ sở hữu thực hiện thủ tục đăng ký.

===>>> Xem thêmThế nào là xâm phạm quyền tác giả ?

4. Điều kiện để đăng ký bảo hộ

Tác phẩm thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả phải được thể hiện dưới hình thức tác phẩm viết và để được đăng ký bảo hộ thì tác phẩm phải đáp ứng các các điều kiện sau:

  • Tác phẩm phải được thể hiện trên một loại vật chất nhất định
  • Tác phẩm phải do chính tác giả trực tiếp sáng tạo ra, không sao chép, hoặc bắt chước tác phẩm khác
  • Chủ thể có tác phẩm được bảo hộ bao gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả

===>>> Xem thêm:Chủ sở hữu quyền tác giả là ai?

5. Trình tự thực hiện thủ tục bảo hộ quyền tác giả

5.1.Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả

Hồ sơ để đăng ký bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ
Hồ sơ để đăng ký bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ – Nguồn: Luật Thái An

Theo Khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ, hồ sơ đăng ký quyền tác giả bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Tờ khai phải tóm tắt nội dung tác phẩm; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; địa điểm, thời gian, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả.

  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
  • Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền (Phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt);
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa (Phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt);
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả (Phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt);
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung (Phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt).

5.2.Thẩm quyền giải quyết thủ tục bảo hộ quyền tác giả

  • Theo Điều 51 Luật Sở hữu trí tuệ quy định Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
  • Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng).

5.3.Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chuẩn bị 1 bộ hồ sơ như hướng dẫn của phần trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng). Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.

Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả theo quy định hiện hành
Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả theo quy định hiện hành – Nguồn: Luật Thái An

Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ và nhận kết quả

  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ.
  • Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

5.4. Phí cấp giấy chứng nhận

Theo Điều 4 Thông tư số 211/2016/TT-BTC, Phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả tùy thuộc vào loại hình tác phẩm được bảo hộ, bao gồm:

  • Tác phẩm viết; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm nhiếp ảnh.: 100.000 đồng
  • Tác phẩm kiến trúc; bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học: 300.000 đồng
  • Tác phẩm tạo hình; tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: 400.000 đồng
  • Tác phẩm điện ảnh; tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa: 500.000 đồng
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính: 600.000 đồng

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề thủ tục bảo hộ quyền tác giả. Những nội dung này dựa trên các quy định pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đăng tải. Từ thời điểm ngày 01/01/2023, Luật số: 07/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16/6/2022 chính thức có hiệu lực dẫn đến việc thay đổi một số nội dung liên quan đến quyền tác giả.

Để được tư vấn kịp thời, chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ. 

===>>> Xem thêm:Nội dung quyền tác giả gồm những gì?

6. Dịch vụ tư vấn quyền sở hữu trí tuệ của Luật Thái An

Như vậy, để tránh những thiệt hại và rủi ro có thể xảy ra đối với tổ chức, cá nhân khi chưa được bảo hộ Quyền tác giả thì các chủ thể cần nghiên cứu và nắm rõ các quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ Quyền tác giả.

Ngày nay, việc sử dụng các dịch vụ tư vấn pháp lý cũng như giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ giúp các cá nhân, tổ chức bảo vệ tốt hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đặc biệt là khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức.

Công ty Luật Thái An chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, đăng ký quyền tác giả, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp, cũng như giải quyết tranh chấp.và tất cả dịch vụ khác liên quan tới sở hữu trí tuệ.

===>>> Xem thêm:A-Z về quyền tác giả và quyền liên quan

===>>> Xem thêm: Quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng của hợp đồng

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói