Xử lý kỷ luật khi người lao động vắng mặt như thế nào?

Kỷ luật lao động là một trong những quy định không thể thiếu nhằm mục đích đảm bảo cho quá trình lao động hiệu quả và sự vận hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi.

Việc xử lý kỷ luật người lao động có ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích của người lao động, do đó, xử lý kỷ luật người lao động phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.

Một trong những vấn đề mà người sử dụng lao động quan tâm khi xử lý kỷ luật đó là việc xử lý kỷ luật khi người lao động vắng mặt như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Công ty Luật Thái An với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật lao động, xin chia sẻ một số kiến thức về vấn đề đang được đông đảo bạn đọc quan tâm trong bài viết dưới đây.

Câu hỏi của khách hàng:

Chào luật sư. Tôi đang quản lý nhân sự tại một công ty X. Tôi có một thắc mắc như sau mong được luật sư giải đáp giúp cho:

Một công nhân tại công ty tôi bị xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, công ty tôi gửi 03 lần thông báo xử lý kỷ luật cho người này nhưng họ vẫn không có mặt. Vậy trong trường hợp này công ty có thể tiến hành họp xử lý kỷ luật được không? Xin luật sư tư vấn giúp tôi.

Luật Thái An trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Về vấn đề xử lý kỷ luật khi người lao động vắng mặt, chúng tôi xin trả lời như dưới đây:

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề xử lý kỷ luật người lao động

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề xử lý kỷ luật người lao động là các văn bản pháp luật sau đây:

Xử lý kỷ luật người lao động khi người lao động vắng mặt như thế nào?
Xử lý kỷ luật người lao động khi người lao động vắng mặt như thế nào? – Nguồn ảnh minh hoạ: Internet

2. Thế nào là kỷ luật lao động?

Điều 117 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

“Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

===>>> Xem thêm: Căn cứ kỷ luật người lao động

3. Xử lý kỷ luật người lao động khi người lao động vắng mặt được không ?

Theo Điểm c Khoản 1 Điều 122 Bộ luật lao động 2019 thì một trong những nguyên tắc khi xử lý kỷ luật người lao động đó là  người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư bào chữa hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa. Nếu người dưới 15 tuổi thì cần có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.

Vì vậy, theo nguyên tắc, người lao động cần có mặt trong cuộc họp xử lý kỷ luật. Tuy nhiên có những trường hợp vì nhiều lý do mà người lao động không thể có mặt tại cuộc họp. Theo Khoản 2 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trình tự tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:

“Ít nhất trước 05 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động.” 

Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần tham dự cuộc họp phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động.

Trường hợp một trong các thành phần tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm hợp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;

Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

Do vậy, trong trường hợp người lao động không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật người lao động, trừ một số trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động được quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019.

===>>> Xem thêm: Trình tự xử lý kỷ luật lao động

4. Các trường hợp không được xử lý kỷ luật người lao động

Khoản 4, Khoản 5, Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định các trường hợp không được xử lý kỷ luật đối với người lao động như sau:

“4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d) Lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.”

 

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề xử lý kỷ luật người lao động khi người lao động vắng mặt. Để được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật lao động – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này. 

Để tìm hiểu thêm về vấn đề kỷ luật, sa thải người lao động, hãy đọc các bài viết cùng chủ đề:

===>>> Xem thêm: Kỷ luật, sa thải người lao động


Tác giả bài viết:

Luật sư Đàm Thị Lộc

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói