Không ép người lao động dùng lương mua hàng hóa, dịch vụ

Bộ Luật Lao động năm 2019 thay thế cho Bộ Luật Lao động năm 2012 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 đã bổ sung nhiều quy định mới nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho người lao động, một trong số đó là quy định người sử dụng lao động không ép người lao động dùng lương mua hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc đơn vị khác (Khoản 2 Điều 94).

Công ty Luật Thái An với sự tận tâm, kinh nghiệm và trách nhiệm được đặt lên hàng đầu, chúng tôi sẽ tư vấn về vấn đề người sử dụng lao động không ép người lao động dùng lương mua hàng hóa, dịch vụ trong bài viết dưới đây.


Câu hỏi của khách hàng:

Chào Luật sư! Tôi tên là N.P.A, 30 tuổi, hiện đang cư trú tại Hà Nội. Tôi có một thắc mắc như sau mong được luật sư giải đáp giúp cho:

Tôi đang làm việc tại một công ty sản xuất may mặc, tôi ký với công ty hợp đồng lao động xác định thời hạn 02 năm bắt đầu từ tháng 03/2021. Gần đây do hàng hóa sản xuất ra tiêu thụ không hết nên tháng vừa qua công ty đã ép buộc nhân viên mua hàng hóa của công ty thì mới được trả lương.

Xin hỏi việc ép buộc mua hàng của công ty có vi phạm pháp luật hay không? Tôi cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Luật Thái An trả lời câu hỏi:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Về vấn đề không ép người lao động dùng lương mua hàng hóa, dịch vụ của công ty, chúng tôi xin trả lời như dưới đây:

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định người sử dụng lao động không ép người lao động dùng lương mua hàng hóa, dịch vụ

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định người sử dụng lao động không ép người lao động dùng lương mua hàng hóa, dịch vụ là các văn bản pháp luật sau:

không ép người lao động dùng lương mua hàng hóa, dịch vụ
Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động không ép người lao động dùng lương mua hàng hóa, dịch vụ của công ty – Nguồn ảnh minh họa: Internet

2. Người sử dụng lao động không ép người lao động dùng lương mua hàng hóa, dịch vụ của mình/đơn vị khác?

Điều 94 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương như sau:

“1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Như vậy, theo quy định tại Điều 94 thì người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Ngoài ra, người sử dụng lao động không được:

  • Hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động;
  • Ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Hiện nay thực trạng nhiều doanh nghiệp bằng cách này hay cách khác vẫn trực tiếp hoặc gián tiếp ép người lao động dùng lương mua hàng hóa, dịch vụ của công ty. Quy định này sẽ hạn chế tình trạng người sử dụng lao động cố tình trả lương bằng chính sản phẩm của mình hoặc của đối tác khác. Do đó nếu công ty ép buộc nhân viên mua hàng của công ty thì mới được trả lương là vi phạm nguyên tắc trả lương của pháp luật lao động hiện hành.

3. Ép người lao động dùng lương mua hàng hóa, dịch vụ của mình/đơn vị khác – cần làm gì ?

Theo thông tin bạn cung cấp, do gần đây hàng hóa của công ty sản xuất ra không tiêu thụ hết nên công ty của bạn đã yêu cầu nhân viên phải mua hàng hóa của công ty thì mới trả lương. Hành vi trên của công ty bạn đã trái với quy định của pháp luật và vi phạm nguyên tắc trả lương.

Trường hợp bạn không mua hàng hóa theo yêu cầu của công ty và khi đến ngày thanh toán lương mà công ty không trả lương cho bạn, bạn có thể giải quyết như sau:

  • Gửi đơn khiếu nại đến ban lãnh đạo công ty yêu cầu thanh toán lương và các khoản tiền khác liên quan;
  • Trường hợp công ty không giải quyết trả lương cho bạn theo đơn khiếu nại thì bạn có thể gửi đơn tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP. Trường hợp tất cả nhân viên đều không được trả lương và cùng nhau khiếu nại thì ngoài Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các bạn có thể gửi đơn đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

===>>> Xem thêm:

Trường hợp công ty vẫn không thực hiện trách nhiệm trả lương thì bạn có thể thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của luật lao động:

  • Yêu cầu hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động. Thời hạn yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết là 06 tháng kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (Khoản 1 Điều 190 Bộ Luật Lao động 2019);
  • Trường hợp hòa giải không thành hoặc thành nhưng người sử dụng lao động không thực hiện hoặc hết thời hạn giải quyết thì bạn có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

===>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như thế nào?

3. Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi trả lương không đúng hạn

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi trả lương không đúng hạn, không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động như sau:

  • Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  • Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  • Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
  • Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
  • Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải trả đủ tiền lương cộng với một khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định.

===>>> Xem thêm: Công ty chậm trả lương có vi phạm pháp luật không?

Trên đây là phần tư vấn về “Không ép người lao động dùng lương mua hàng hóa, dịch vụ” của Công ty Luật Thái An.

Nếu bạn cần được tư vấn từng trường hợp cụ thể, hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

4. Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động 

Bộ Luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ 01/01/2021 đã bổ sung nhiều quy định liên quan đến quyền lợi của người lao động mà người lao động cần phải biết. Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn lao động của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đăn trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, đảm bảo tuân thủ pháp luật, tránh vi phạm pháp luật có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý đáng tiếc.

===>>> Xem thêm: Tư vấn luật lao động

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Đàm Thị Lộc

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói