Tư vấn luật thừa kế

Để hạn chế những tranh chấp phát sinh, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho khách hàng Công ty luật Thái An cung cấp dịch vụ Tư vấn thừa kế / tư vấn luật thừa kế dưới đây.

Có nhiều căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu tài sản. Một trong số đó là được hưởng thừa kế tài sản. Và từ đó cũng phát sinh tranh chấp. Khác với những tranh chấp khác, tranh chấp thừa kế thường diễn ra giữa những người thân trong gia đình. Thông thường tranh chấp thừa kế do người để lại di sản không lập di chúc hoặc di chúc không rõ ràng, không hợp pháp dẫn đến các bên hiểu khác nhau hoặc không thống nhất được di sản thừa kế, cũng như quyền lợi của mình.

1. Các quy định của pháp luật về thừa kế

  • Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Luật Đất Đai năm 2013
  • Luật Nhà ở năm 2014
  • Luật Công chứng 2014
Tư vấn luật thừa kế
Tư vấn luật thừa kế giúp khách hàng an tâm để lại tài sản cho người còn sống – Minh họa: nguồn internet

2. Thừa kế là gì?

  • Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản (quyền sở hữu, quyền tài sản) từ người chết cho người còn sống.
  • Tài sản để lại được gọi là di sản thừa kế.“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.” – Điều 612 Bộ luật Dân sự. 
  • Di sản thừa kế bao gồm: 
    • Tài sản cá nhân, tư liệu sản xuất, vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà ở, tài sản được tặng cho hoặc thừa kế, trái phiếu, cổ phiếu, tiền tiết kiệm gửi tổ chức tín dụng, các thu nhập khác;
    • Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác (sở hữu chung biệt thự, cửa hàng, tầu thuyền…)
    • Quyền tài sản: đòi tài sản cho vay (đòi nợ), đòi bồi thường thiệt hại theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng, quyền tác giả…
    • Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất…
  • Trong trường hợp di sản để lại là đất đai, nhà ở hoặc các tài sản khác, thì ngoài Bộ luật Dân sự, quan hệ thừa kế tài sản còn được điều chỉnh bởi Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật Hôn nhân và gia đình để xác định phần di sản, quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp tài sản của người chết.
  • Có 02 dạng thừa kế:
    • Thừa kế theo di chúc: Là việc dịch chuyển tài sản từ người chết  cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống thông qua di chúc.
    • Thừa kế theo pháp luật: Là việc dịch chuyển tài sản từ người chết cho người còn sống theo hàng thừa kế và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

a. Tư vấn luật thừa kế về thừa kế theo di chúc

Khái niệm thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo di chúc là hình thức thừa kế mà việc phân chia tài sản thừa kế được thực hiện theo ý chí của người chết được thể hiện trong di chúc.

Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở… Khi còn sống họ có quyền đưa tài sản vào lưu thông hoặc lập di chúc cho người khác hưởng tài sản của mình sau khi chết.

Theo Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật…”.

Theo quy định trên, công dân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người khác. Di chúc của một người được thể hiện qua 2 hình thức là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng.

Khi nào di chúc có hiệu lực?
Để một di chúc có hiệu lực thì phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

  • Người lập di chúc phải trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc mua chuộc;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
  • Hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc thế nào?

  • Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, ngoại trừ 3 trường hợp:
    • Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập chúc;
    • Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc;
    • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong việc nhận thức, làm chủ hành vi;
  • Trường hợp không có người làm chứng trong lúc lập di chúc, di chúc để lại phải tuân theo quy định về nội dung của di chúc tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015;
  • Nếu người lập di chúc không tự mình viết di chúc thì có thể đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất 02 người làm chứng. Người lập di chúc phải tự ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước sự chứng kiến cuả những người làm chứng.
  • Ngoài ra, di chúc có thể được công chứng hoặc chứng thực

b. Tư vấn luật thừa kế về thừa kế theo pháp luật

Khái niệm về thừa kế theo pháp luật:

Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Các trường hợp thừa kế theo pháp luật là gì?

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng khi xảy ra một trong 04 các trường hợp sau đây:

  • Người để lại di sản không có di chúc
  • Di chúc không hợp pháp
  • Không còn người thừa kế hoặc tổ chức, cơ quan được hưởng thừa kế
  • Người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Ai được hưởng thừa kế theo pháp luật?

Theo quy định tại Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015, có 03 hàng thừa kế như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
  • Hàng thừa kế thứ hai, bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
  • Hàng thừa kế thứ ba, bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Nếu so sánh với người thừa kế theo di chúc vừa có thể là cá nhân hoặc tổ chức thì thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân có quan hệ hệ huyết thống hoặc có quan hệ nuôi dưỡng với người để lại tài sản.

Kỷ phần theo thừa kế theo pháp luật thế nào?

  • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  • Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết hoặc không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
  • Những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật không phụ thuộc vào năng lực hành vi dân sự của mình. Các hàng thừa kế đều bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện được trong phạm vi di sản mình được nhận.

>>> Xem thêm: Quy định về Thừa kế theo pháp luật

dịch vụ tư vấn thừa kế
Thủ tục phân chia tài sản thừa kế cần làm đúng theo pháp luật thừa kế – Nguồn ảnh minh họa: Internet

3. Tư vấn luật thừa kế về thời điểm mở thừa kế, địa điểm mở thừa kế

a. Tư vấn luật thừa kế về thời điểm mở thừa kế

Khái niệm mở thời điểm mở thừa kế

  • Thời điểm mở thừa kế là thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế.
  • Theo quy định pháp luật hiện hành thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
  • Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm quyết định tuyên bố người đó chết có hiệu lực

Căn cứ xác định thời điểm mở thừa kế là gì?

    • Thời điểm mở thừa kế được xác định căn cứ giấy chứng tử của người đã chết
    • Trường hợp người bị Tòa án tuyên bố đã chết thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm ghi trong bản án, quyết định đó.

Kể từ thời điểm mở thừa kế thì người hưởng di sản thừa kế có quyền gì?

    • Được quyền khai nhận di sản thừa kế theo di chúc
    • Được quyền thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nếu không có di chúc
    • Được quyền khởi kiện chia di sản thừa kế nếu không thỏa thuận được việc phân chia thừa kế.

Xác định thời điểm mở thừa kế để làm gì? 

Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng, vì:

    • Căn cứ xác định di sản của người chết để lại
    • Xác định người được hưởng thừa kế
    • Xác định thời điểm chia di sản thừa kế
    • Xác định thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế (có còn thời hạn khởi kiện hay không)
    • Xác định quyền quản lý và sử dụng của người quản lý di sản thừa kế
    • Xác định pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp về thừa kế

b. Tư vấn luật thừa kế về địa điểm mở thừa kế

Địa điểm mở thừa kế được xác định thế nào?

Một người trước khi chết có thể ở nhiều nơi khác nhau. Theo Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 địa điểm mở thừa kế được quy định như sau:

  • Nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản
  • Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kết là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản

Xác định địa điểm mở thừa kế để làm gì?

  • Địa điểm mở thừa kế được xác định theo đơn vị hành chính cấp cơ sở (xã, phường. thị trấn)
  • Cần xác định địa điểm mở thừa kế: Vì đây là nơi công bố việc thừa kế, kiểm kê tài sản của người để lại tài sản hoặc thông báo cho cơ quan nhà nước hoặc UBND xã. phường, thị trấn về việc từ chối nhận di sản.
  • Trong trường bợp có tranh chấp thừa kế thì Toà án nhân dân có thẩm quyền, nơi mở thừa kế có thẩm quyền giải quyết.
Tư vấn luật thừa kế
Tư vấn lập di chúc và phân chia di sản thừa kế – Minh họa: nguồn internet

5. Tư vấn luật thừa kế về thủ tục phân chia di sản thừa kế

a. Tư vấn luật thừa kế về phân chia di sản theo di chúc

Việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc được thực hiện theo nguyên tắc thực hiện theo ý chí của người lập di chúc, tôn trọng sự định đoạt, quyết định tài sản của người lập di chúc.

Nguyên tắc chia di sản theo di chúc được quy định tại Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015:

1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Ngoài việc nhận thừa kế theo di chúc, người thừa kế còn được hưởng di sản theo pháp luật.

b. Tư vấn luật thừa kế về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Việc phân chia thừa kế theo pháp luật áp dụng với các phần di sản nào?

  • Tài sản không được định đoạt trong di chúc;
  • Tài sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Tài sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc…

Lưu ý: Khi hưởng thừa kế, pháp luật ưu tiên chia thừa kế theo di chúc. Chỉ trong những trường hợp nêu trên, di sản thừa kế mới được chia theo pháp luật.

Nguyên tắc phân chia di sản theo pháp luật

  • Việc phân chia di sản theo pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật:
  • Phân chia đều nhau, theo thứ tự hàng thừa kế, phân chia cho những những người nằm trong diện thừa kế
  • Cách phân chia di sản thừa kế theo pháp luật:
    • Phân chia theo hiện vật và theo giá trị hiện vật;
    • Trường hợp không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật thế nào?

Việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định theo Luật Công chứng.

Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật có thể thực hiện việc nhận thừa kế thông qua 1 trong 2 Văn bản dưới đây:

  • Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế: Những người thừa kế theo pháp luật có quyền yêu cầu công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Khi lập văn bản này, người thừa kế có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
  • Văn bản khai nhận di sản thừa kế: Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoăc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật, nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó, có quyền yêu cầu công chứng Văn bản khai nhận di sản.
  • Cũng giống thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản với di sản do người chết để lại cho người được hưởng theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Nghĩa vụ trả nợ của người hưởng di sản thừa kế

Thủ tục khai nhận thừa kế đối với bất động sản 

Thủ tục khai nhận thừa kế là thủ tục theo quy định của pháp luật phát sinh sau khi người để lại di sản chết nhằm thực hiện việc phân chia di sản theo nội dung di chúc để lại.

  • Chủ thể tiến hành thủ tục khai nhận thừa kế: Tất cả những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người để lại di sản.
  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục khai nhận thừa kế: Bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản.
  • Bộ hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
    • Giấy chứng tử của người để lại tài sản;
    • Di chúc (nếu có);
    • Giấy tờ tùy thân của các người hưởng thừa kế;
    • Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của các con người để lại tài sản, giấy đăng ký kết hôn với người để lại tài sản, giấy chứng tử của bố mẹ, bố mẹ nuôi của người để lại tài sản, giấy khai sinh của anh chị em …).
  • Trình trự khai nhận thừa kế :
    • Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó.
    • Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 49 Luật Công chứng.
Tư vấn luật thừa kế
Luật sư thừa kế hỗ trợ khách hàng giải quyết Tranh chấp di sản thừa kế – Minh họa: nguồn internet

5. Tư vấn luật thừa kế về giải quyết Tranh chấp di sản thừa kế

a. Khái niệm tranh chấp di sản thừa kế

Tranh chấp thừa kế là bất đồng, mâu thuẫn về lợi ích vật chất giữa các bên trong quan hệ thừa kế. Theo đó, quan hệ thừa kế được hiểu là việc dịch chuyển quyền sở hữu tài sản từ người mất cho những người được thừa kế.

b. Nguyên nhân tranh chấp di sản thừa kế là gì?

Thông thường các nguyên nhân tranh chấp về di sản thừa kế bao gồm:

  • Di chúc không có hiệu lực: Người lập di chúc vào thời điểm lập không minh mẫn hoặc bị ép buộc, dụ dỗ, đe dọa lập di chúc
  • Di chúc vi phạm về hình thức được quy định theo pháp luật.
  • Di chúc vi phạm quy định về điều cấm của pháp luật hoặc vi phạm đạo đức xã hội.
  • Việc chia di sản trong di chúc không đảm bảo quyền lợi của các những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc (đối với con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên nhưng không thể tự lao động nuôi bản thân)
  • Người thừa kế không thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần di sản được hưởng thừa kế.
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc hoặc tổ chức được hưởng di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

>>> Xem thêm: Các vấn đề về thừa kế cần biết

c. Các dạng tranh chấp di sản thừa kế phổ biến

Tranh chấp về chia di sản thừa kế: Loại tranh chấp này phát sinh từ yêu cầu chia di sản thừa kế của các đương sự trong vụ án thừa kế.

  • Tranh chấp hàng thừa kế: Tranh chấp này phát sinh từ yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của một hoặc một số người.
  • Tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế của một hoặc một số người.
  • Tranh chấp về di sản thừa kế
  • Tranh chấp về cách hiểu nội dung di chúc
  • Tranh chấp giữa những người thừa kế về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.
  • Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế

d. Thời hiệu khởi kiện đối với di sản thừa kế

Theo điều 623 Bộ luật dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện đối với di sản thừa kế được quy định như sau:

  • Thời hiệu yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, tính từ thời điểm mở thừa kế;
  • Thời hiệu yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, tính từ thời điểm mở thừa kế;
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, tính từ thời điểm mở thừa kế.

>>> Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với bất động sản

e. Cách giải quyết tranh chấp thừa kế thế nào?

  • Giải quyết tranh chấp thừa kế bằng thương lượng
  • Giải quyết tranh chấp thừa kế bằng hòa giải
  • Giải quyết tranh chấp thừa kế tại Toà án

g. Lưu ý khi giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

Tranh chấp thừa kế là loại tranh chấp dân sự tương đối phức tạp, khó giải quyết và thường kéo dài, nhất là khi tài sản là đất đai, nhà ở… Để giải quyết nó cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Xác định thời điểm mở thừa kế;
  • Xác định thời hiệu khởi kiện các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế;
  • Xác định hàng thừa kế;
  • Xem xét tính hợp pháp của di chúc (nếu có);
  • Xem xét hồ sơ pháp lý của di sản thừa kế (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
  • Xác định nguyên nhân tranh chấp thừa kế
  • Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, điều kiện, hoàn cảnh của các đương sự để phân chia di sản cho phù hợp;
  • Cần trú trọng công tác hòa giải tranh chấp giữa những đồng thừa kế (những người thân ruột thịt)
  • Xác định các căn cứ pháp luật có liên quan giải quyết tranh chấp thừa kế (giải quyết vụ án tranh chấp thừa kế);
  • Xem xét việc từ chối nhận di sản (nếu có);
  • Xem xét thứ tự ưu tiên thanh toán các nghĩa vụ của người để lại tài sản…

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp thừa kế thế nào?

Dịch vụ tư vấn thừa kế
Dịch vụ tư vấn thừa kế tại Công ty luật Thái An được khách hàng tin tưởng sử dụng – Minh họa: nguồn internet

6. Dịch vụ Tư vấn luật thừa kế của Công ty luật Thái An

a. Công ty luật Thái An cung cấp dịch vụ tư vấn luật thừa kế, chia di sản thừa kế và giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế, bao gồm các công việc sau:

  • Luật sư thừa kế tư vấn các quy định pháp luật về thừa kế
  • Tư vấn cách xác định người thừa kế
  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
  • Tư vấn cách xác định di sản thừa kế
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo di chúc một cách rõ ràng, đúng pháp luật
  • Lưu giữ di chúc
  • Tư vấn nội dung, hình thức di chúc chung của vợ chồng
  • Tư vấn hiệu lực của di chúc
  • Tư vấn cách phân chia di sản thừa kế
  • Luật sư giải quyết tranh chấp di sản thừa kế
  • Tư vấn, đại diện cho khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích trong các vụ án tranh chấp di sản thừa kế
  • Tư vấn thừa kế đất đai, tài sản sở hữu trí tuệ, quyền thành viên trong công ty…

>>> Xem thêm: Dịch vụ khởi kiện chia thừa kế 

b. Lý do khách hàng lựa chọn Dịch vụ Tư vấn luật thừa kế tại Công ty luật Thái An

Khách hàng lựa chọn dịch vụ tư vấn luật thừa kế của chúng tôi, bởi lý do sau:

  • Hãng luật được thành lập từ năm 2007 luôn tiên phong tư vấn pháp luật và giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, thừa kế…
  • Với 03 văn phòng tại Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên sẵn sàng hỗ trợ khách hàng
  • Được các luật sư thừa kế tư vấn kịp thời thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí
  • Được cung cấp các biểu mẫu liên quan đến thừa kế
  • Được hướng dẫn lập di chúc đúng pháp luật, đúng ý nguyện của khách hàng, tránh mọi tranh chấp giữa các đồng thừa kế sau này
  • Được tư vấn chi tiết về giữ di chúc, công bố di chúc
  • Được tư vấn miễn phí về thủ tục khai nhận thừa kế, chia di sản thừa kế
  • Được hòa giải một cách thực sự, thấu tình đạt lý khi có tranh chấp thừa kế giữa những người thân ruột thịt trong gia đình, họ tộc
  • Được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi có vụ việc tranh chấp thừa kế
  • Phí dịch vụ cạnh tranh
  • Thông tin khách hàng được bảo mật

>>> Gọi ngay Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí để được hỗ trợ kịp thời!


THÔNG TIN LIÊN QUAN