Giải quyết tranh chấp thừa kế

Với đội ngũ luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp thừa kế Công ty Luật Thái An xin giới thiệu bài viết dưới đây.

Trong cuộc sống ai cũng mong muốn các mối quan hệ của mình luôn tốt đẹp, tránh được xích mích, mâu thuẫn tuy nhiên vì nhiều lý do mà trên thực tế tranh chấp vẫn diễn ra đặc biệt là tranh chấp về tài sản.

Theo tổng kết ngành Tòa án thì tranh chấp tài sản đặc biệt tranh chấp thừa kế đang có xu hướng gia tăng. Khi xảy ra tranh chấp thừa kế có nhiều phương hướng để giải quyết tuy nhiên để vừa đảm bảo quyền lợi của mình vừa hài hòa không ảnh đến mối quan hệ thân thuộc điều đó không phải là dễ.

giải quyết tranh chấp thừa kế
Giải quyết tranh chấp thừa kế bằng hoà giải sẽ giúp giữ được mối quan hệ gia đình thân thiện.

1. Tranh chấp thừa kế là gì?

Tranh chấp được hiểu là việc xảy ra những bất đồng, trái ngược, mâu thuẫn về lợi ích vật chất giữa các bên.

Hiện nay theo quy định pháp luật không có quy định nào định nghĩa về tranh chấp thừa kế. Theo khoa học pháp lý thì tranh chấp thừa kế là việc mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quan hệ thừa kế. Trong đó quan hệ thừa kế được hiểu là việc dịch chuyển quyền sở hữu tài sản từ người mất cho những người được thừa kế.

Trên thực tiễn thi hành pháp luật thì các tranh chấp thừa kế thường có các nội dung sau:

  • Tranh chấp hàng thừa kế
  • Tranh chấp về di sản thừa kế
  • Tranh chấp cách hiểu về nội dung di chúc
  • Tranh chấp về việc xác định chủ thể thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản
  • Tranh chấp việc phân chia di sản thừa kế

a. Tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc

Tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc là một loại tranh chấp dân sự phổ biến, phức tạp. Nguyên nhân của các tranh chấp này thường do hạn chế của pháp luật nước ta trước đây về các thủ tục đăng ký, quản lý tài sản, thủ tục giao, cấp đất; việc thực hiện không đúng trình tự, thủ tục trong kê khai, đăng ký của người dân, trong giao, cấp đất của cơ quan có thẩm quyền; việc giải toả, đền bù….., dẫn đến việc xác định nguồn gốc của tài sản khi giải quyết tranh chấp trở nên phức tạp, khó khăn hơn. Chính vì vậy, khi giải quyết những tranh chấp này cần phải tìm hiểu thật kỹ các quy định của pháp luật, đối chiếu với các giấy tờ hiện có, để có thể xác định được nguồn gốc tài sản.
Bên cạnh đó, khi giải quyết các tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc cũng cần phải đặc biệt quan tâm đến việc xác định đúng những người nào có quyền hưởng tài sản thừa kế. Bởi khi tranh chấp tài sản không có di chúc rất dễ phá vỡ tình cảm gia đình, họ tộc, vì vậy cần phải giải quyết tranh chấp một cách khách quan, thấu tình, đạt lý.

b. Tranh chấp tài sản thừa kế có di chúc

 Tranh chấp tài sản thừa kế có di chúc thường là do tài sản thực tế khi chia không trùng khớp với di sản để lại, có sự hao mòn nhất định, cùng sự thất lạc các giấy tờ. Việc xác định, đánh giá đúng đắn được các tài sản cũng như các mối quan hệ có liên quan đến tài sản hay việc phân định tài sản tranh chấp nêu trên là một vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm. Nếu xác định và đánh giá đúng thì việc giải quyết tranh chấp mới có thể đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của những người thừa kế.

2. Phương thức giải quyết tranh chấp thừa kế

Tranh chấp thừa kế là dạng tranh chấp đặc biệt bởi vì những chủ thể tranh chấp thừa kế thường có mối quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng, hôn nhân chính vì vậy để giải quyết tranh chấp mà vẫn giữ được mối quan hệ là điều không dễ dàng. Để giải quyết tranh chấp thừa kế các chủ thể có thể lựa chọn các phương thức sau:

a. Giải quyết tranh chấp thừa kế bằng thương lượng, hòa giải

Thương lượng là phương thức giải quyết  tranh chấp bằng việc hai bên mâu thuẫn gặp gỡ, trao đổi để tìm phương án giải quyết về mâu thuẫn liên quan đến thừa kế

  • Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp bằng việc mời một bên thứ ba (cá nhân, tổ chức) làm trung gian để phân tích, nêu quan điểm, gợi mở phương hướng giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế của hai bên.
  • Phương thức giải quyết tranh chấp này mang tính mềm dẻo, linh hoạt, tiết kiệm chi phí cho các bên tuy nhiên kết quả giải quyết tranh chấp mang không tính chất bắt buộc cho các bên.

b. Giải quyết tranh chấp thừa kế tại Toà án

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế

Để được Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp thừa kế thì nguyên đơn cần xác định đúng thẩm quyền của Tòa án. Theo đó tranh chấp thừa kế sẽ được giải quyết tại một trong những Tòa án nhân dân sau:

  • Tranh chấp thừa kế liên quan đến bất động sản sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp huyện có bất động sản
  • Thừa kế không liên đến bất động sản sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú trừ trường hợp liên quan đến thừa kế có yếu tố nước ngoài

Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế

Nguyên đơn cần chuẩn bị một bộ hồ khởi kiện tranh chấp thừa kế gồm những hồ sơ, tài liệu sau:

  • Đơn khởi kiện gồm những nội dung được quy định tại Điều 189 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân
  • Bản sao sổ hộ khẩu
  • Bản sao giấy đăng ký kết hôn
  • Bản sao di chúc (nếu việc thừa kế liên quan đến di chúc)
  • Các chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là hợp pháp

Trình tự giải quyết tranh chấp thừa kế

  • Bước 1: Nguyên đơn nộp một bộ hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Nguyên đơn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ khởi kiện thông qua đường bưu điện.
  • Bước 2: Tòa án yêu cầu nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí và tiến hành thụ lý giải quyết
  • Bước 3: Tòa án sẽ tiến hành giải quyết vụ việc theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Trong đó Tòa án sẽ tiến hành hòa giải cho các bên, yêu cầu các bên cung cấp công khai chứng cứ liên quan đến vụ việc…

Ưu nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thừa kế tại Tòa án

Việc giải quyết tranh chấp thừa kế tại Toà án sẽ thực hiện theo thủ tục tố tụng quy định tại Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 với các ưu điểm và nhược điểm sau:

Về ưu điểm:
  • Đây là phương thức giải quyết có trình tự thủ tục theo quy định pháp luật
  • Bản án, quyết định của Tòa án có giá trị ràng buộc các bên phải thực hiện, nếu không thực hiện sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi
  • Chủ thể giải quyết là những người có kinh nghiệm, có hiểu biết pháp luật đảm bảo được sự công bằng và hợp lý trong việc giải quyết tranh chấp
Về nhược điểm:
  • Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án có lẽ là phương thức giải quyết tranh chấp cuối cùng vì việc kiện tụng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ, uy tín, danh dự các bên
  • Thời gian giải quyết tranh chấp khá kéo dài, chi phí giải quyết tranh chấp lớn

3. Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế của Công ty Luật Thái An

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến tranh chấp thừa kế
  • Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp
  • Tư vấn phương hướng bảo vệ quyền lợi cho khách hàng
  • Tiến hành hòa giải tranh chấp thừa kế
  • Tư vấn xác định thẩm quyền Tòa án giải quyết tranh chấp thừa kế
  • Tư vấn hồ sơ khởi kiện tranh chấp thừa kế
  • Tư vấn thời hạn giải quyết tranh chấp thừa kế
  • Tư vấn tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài
  • Đại diện khách hàng bảo vệ quyền lợi trong vụ việc tranh chấp thừa kế

4. Lý do bạn nên lựa chọn dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế của Công ty Luật Thái An

  • Được tư vấn miễn phí các quy định pháp luật liên quan đến thừa kế nói chung và giải quyết tranh chấp thừa kế nói riêng
  • Nhân sự thực hiện bảo vệ quyền lợi cho khách hàng là các luật sư có kinh nghiệm, năng lực trong lĩnh vực thừa kế
  • Quyền lợi của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu, loại bỏ những rủi ro pháp lý khách hàng gặp phải
  • Được tư vấn lựa chọn phương hướng giải quyết tranh chấp tối ưu vừa đảm bảo quyền lợi vật chất, vừa giữ được mối quan hệ gia đình.
  • Các văn bản, tài liệu, thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối
  • Phí dịch vụ hợp lý tương xứng với giá trị khách hàng được nhận lại

3 CÁCH LIÊN HỆ VỚI LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ BÁO PHÍ DỊCH VỤ:

 —>>> Gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT

 —>>> Yêu cầu dịch vụ qua chat zalo trên website https://luatthaian.vn/

 —>>> Gửi thư điện tử theo địa chỉ contact@luatthaian.vn