Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Nhằm giúp các cá nhân, tổ chức hiểu rõ về quy định pháp luật về trình tự thủ tục khai nhận di sản thừa kế Công ty Luật Thái An xin giới thiệu bài viết sau đây.

Quyền hưởng thừa kế là quyền tài sản của mỗi công dân, quyền đó thể hiện ở việc họ có thể lựa chọn nhận, không nhận di sản thừa kế hay tặng cho phần tài sản của mình cho người khác. Người được hưởng thừa kế phải làm thủ tục khai nhận thừa kế để đảm bảo lợi ích của mình cũng như tôn trọng quyền của người khác.

1. Căn cứ pháp luật quy định thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Căn cứ pháp luật quy định thủ tục khai nhận di sản thừa kế là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của những người được chỉ định trong di chúc hoặc những người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật tại thời điểm mở thừa kế.

Để được hưởng thừa kế từ người chết cho những người thừa kế thì người thừa kế cần tiến hành một trong hai thủ tục sau đây:

  • Thủ tục khai nhận thừa kế; hoặc
  • Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản

Cần lưu ý:

  • Không thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế khi chỉ có duy nhất một người được hưởng di sản thừa kế
  • Không thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế khi những người cùng hưởng di sản thừa kế thỏa thuận không phân chia di sản thừa kế
  • Không thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế khi thừa kế theo pháp luật
  • Không thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế khi thừa kế theo di chúc nhưng trong di chúc không xác định phần di sản được hưởng của từng người

3. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật

Thủ tục khai nhận thừa kế theo pháp luật gồm những bước sau:

Bước 1: Xác định những người thừa kế theo pháp luật

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Bước 2: Những người hưởng di sản có quyền lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Bước 3: Những người hưởng di sản có quyền đến Phòng/ Văn phòng công chứng yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

4. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Bước 1: Xác định di chúc có hiệu lực pháp luật hay không?

Bước 2: Những người hưởng di sản có quyền đến Phòng/ Văn phòng công chứng yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

5. Khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng

a. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm các bước sau:

Bước 1: Những người hưởng di sản đến văn phòng công chứng tiến hành thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận thừa kế

Bước 2: Cán bộ văn phòng công chứng sẽ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ sẽ tiền hành thụ lý việc thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận thừa kế

Bước 3: Công chứng viên kiểm tra, xác minh quyền sử dụng đất có thuộc sở hữu của người để lại di sản hay không. Đồng thời cần xác định quan hệ của những người yêu cầu công chứng có đúng là người được hưởng di sản hay không.

Bước 4: Niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại nơi cư trú cuối cùng người để lại di sán nếu không xác định được thì niêm yết tại nơi tạm trú. Nội dung của văn bản niêm yết: họ, tên của người để lại di sản; họ tên những người khai nhận thừa kế, thỏa thuận phân chia di sản, danh mục di sản…

Bước 5: Công chứng sẽ tiến hành thủ tục công chứng văn bản phân chia di sản, văn bản khai nhận thừa kế

Bước 6: Người hưởng di sản tiến hành các thủ tục để chuyển nhượng quyền sở hữu tại cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ tài sản thừa kế quyền sử dụng đất thì cần tiến hành thủ tục đăng ký tại cơ quan quản lý đất đai.

thủ tục khai nhận di sản thừa kế
6 Bước khai nhận di sản thừa kế có thể bạn chưa biết – Nguồn ảnh minh họa: Internet

b. Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng

Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế bao gồm:

  • Phiếu yêu cầu công chứng
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân, huyết thống, nuôi dưỡng của người khai nhận thừa kế: Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận xe, sổ tiết kiệm….
  • Bản sao Di chúc (nếu thừa kế di chúc)

c. Lệ phí công chứng khai nhận di sản thừa kế

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 157/2016/TT-BTC thì: Mức thu phí công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản: Tính trên giá trị di sản.

TT

Giá trị tài sản 

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1 Dưới 50 triệu đồng 50 nghìn
2 Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 100 nghìn
3 Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 0,1% giá trị tài sản
4 Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản vượt quá 01 tỷ đồng
5 Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản vượt quá 03 tỷ đồng
6 Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản vượt quá 05 tỷ đồng
7 Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản vượt quá 10 tỷ đồng.
8 Trên 100 tỷ đồng 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

6. Khai nhận di sản thừa kế tại UBND xã được không ?

Pháp luật hiện hành chưa có quy định về việc khai nhận di sản thừa kế tại UBND xã mà chỉ có quy định về trình tự thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Phòng/ Văn phòng công chứng. Do đó, nếu có nhu cầu muốn khai nhận di sản thừa kế hãy liên hệ với Phòng/ Văn phòng công chứng có thẩm quyền hoặc liên hệ với Công ty Luật Thái An chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.

7. Uỷ quyền khai nhận di sản thừa kế được không ?

Việc ủy quyền khai nhận di sản thừa kế chưa được pháp luật quy định cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 thì cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Như vậy, có thể ủy quyền khai nhận di sản thừa kế và nội dung ủy quyền không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

8. Thời hạn khai nhận di sản thừa kế

Bản chất của khai nhận di sản thừa kế là nhằm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của những người được hưởng thừa kế. Do đó, thời hạn khai nhận di sản thừa kế chính là thời hiệu thừa kế. Theo đó, tại Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 quy đinh: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, thời hạn khai nhận di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết).

9. Dịch vụ tư vấn khai nhận di sản thừa kế của Công ty Luật Thái An

Công ty luật Thái An sẽ hỗ trợ khách hàng những công việc sau đây:

  • Tư vấn các quy định pháp luật thừa kế
  • Tư vấn xác định di sản thừa kể
  • Tư vấn cách xác định các chủ thể có quyền hưởng thừa kế
  • Tư vấn trường hợp hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc
  • Tư vấn quyền của người hưởng thừa kế
  • Tư vấn thủ tục khai nhận thừa kế
  • Tư vấn hồ sơ khai nhận thừa kế
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế
  • Tư vấn hòa giải, giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế
  • Đại diện khách hàng bảo vệ quyền lợi ích trong các vụ việc thừa kế

 


Trên đây là bài viết khai nhận thừa kế của công ty Luật Thái An.

Hãy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ để được hỗ trợ kịp thời !

THÔNG TIN LIÊN QUAN