Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh uy tín của hãng luật

Thay đổi đăng ký kinh doanh là một quá trình cần thiết khi doanh nghiệp muốn cập nhật các thông tin pháp lý hoặc hoạt động kinh doanh của mình. Quá trình này bao gồm việc điều chỉnh các thông tin như tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, thông tin về người đại diện theo pháp luật, hoặc các thông tin khác đã đăng ký.

Việc thay đổi này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục thường bao gồm việc chuẩn bị và nộp hồ sơ, theo dõi và cập nhật thông tin. Việc thay đổi đăng ký kinh doanh kịp thời giúp đảm bảo tính pháp lý và minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp.

ĐỂ SỬ DỤNG DỊCH VỤ THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH, HÃY GỌI (024) 7305 6898 HOẶC ĐỂ LẠI TIN NHẮN ZALO, FACEBOOK

xem thêm: BẢNG GIÁ DỊCH VỤ THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH

1. Thay đổi đăng ký kinh doanh là gì ?

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ, Doanh nghiệp được Phòng đăng ký kinh doanh (thuộc Sở kế hoạch và đầu tư) cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây là văn bản pháp lý “giấy khai sinh” ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh và là căn cứ xác lập năng lực pháp lý của mỗi doanh nghiệp.

Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

  • Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế)
  • Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
  • Thông tin liên hệ của doanh nghiệp (số điện thoại, fax, email, website (nếu có)
  • Họ và tên, quốc tịch, địa chỉ thường trú, thông tin về chứng minh nhân dân/căn cước công dân/.hộ chiếu và chức danh của người đại diện theo pháp luật
  • Vốn điều lệ của doanh nghiệp
  • Ngoài ra, các thông tin cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần), thành viên sáng lập (đối với công ty TNHH…) được lưu tại cơ sở dữ liệu của Cơ quan đăng ký kinh doanh khi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lần đầu
  • Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: có thể tra cứu tại Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn

Như vậy, khi doanh nghiệp thay đổi một hoặc vài nội dung liên quan đến nội dung trên giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc các thông tin khác về doanh nghiệp được xác nhận trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp như đã nêu ở trên thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (gọi tắt là “Thay đổi đăng ký kinh doanh“). 

Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp xẩy ra nhiều lần trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. – ảnh minh hoạ: internet

2. Khi nào cần thay đổi đăng ký kinh doanh / thay đổi giấy phép kinh doanh ?

Sau một thời gian đi vào hoạt động, doanh nghiệp thường phát sinh nhu cầu thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Dưới đây là các trường hợp bắt buộc phải thay đổi đăng ký kinh doanh / thay đổi giấy phép kinh doanh:

  • Thay đổi tên công ty (bao gồm thay đổi tên Tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài, thay đổi tên viết tắt);
  • Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, bao gồm: thay đổi chức danh của người đại diện theo pháp luật; thay đổi chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, thay đổi hộ khẩu thường trú hoặc chỗ ở hiện tại của người đại diện theo pháp luật);
  • Thay đổi thông tin của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, bao gồm: chuyển nhượng chủ sở hữu, thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của chủ sở hữu (nếu là pháp nhân), thay đổi thông tin cá nhân của chủ sở hữu (nếu là cá nhân).
  • Thay đổi vốn điều lệ: tăng vốn điều lệ hoặc giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp, xem thêm:

Tăng vốn công ty cổ phần bằng 3 phương thức chào bán cổ phần

Tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên như thế nào?

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Giảm vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên với 3 trường hợp

Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

  • Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh cho công ty;
  • Thay đổi trụ sở chính của công ty;
  • Thay đổi thông tin số điện thoại, fax, email hoặc website của doanh nghiệp;
  • Thay đổi thành viên góp vốn;
  • Thay đổi cơ cấu vốn của các thành viên công ty;
  • Thay đổi thông tin cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm: Thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; thay đổi tỷ lệ góp vốn của cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; thay đổi thông tin về hộ chiếu của cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
  • Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, bao gồm:
  • Thành lập chi nhánh của doanh nghiệp;
  • Thành lập văn phòng đại diện;
  • Thành lập địa điểm kinh doanh;
  • Tạm dừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
  • Thay đổi các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký thành lập chi nhánh, thành lập văn phòng đại diện, thành lập địa điểm kinh doanh (như người đại diện, địa chỉ, số điện thoại…);
  • Giải thể Doanh nghiệp/ giải thể Công ty;
  • Chấm dứt hoạt động Chi nhánh;
  • Chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện;
  • Chấm dứt địa điểm kinh doanh;
  • Thay đổi thông tin đăng ký thuế: Người phụ trách kế toán; thông tin địa chỉ nhận thông báo thuế; tài khoản ngân hàng, phương pháp tính thuế…
  • Các trường hợp đặc biệt cần thay đổi đăng ký doanh nghiệp:
    • Chia, tách doanh nghiệp;
    • Sáp nhập doanh nghiệp;
    • Hợp nhất doanh nghiệp;
    • Mua bán doanh nghiệp.

>>> Xem thêm:

Sáp nhập doanh nghiệp

Hợp nhất doanh nghiệp như thế nào ?

Chia doanh nghiệp / chia công ty như thế nào ?

Tách doanh nghiệp / tách công ty như thế nào ?

LƯU Ý:

Các trường hợp doanh nghiệp không phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh, bao gồm: 

  • Thay đổi thông tin cổ đông trong công ty cổ phần;
  • Thay đổi cổ đông sáng lập (Trừ trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập do chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định).

Các trường hợp doanh nghiệp không được thực hiện đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh, bao gồm:

  • Doanh nghiệp đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã bị ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp đang trong quá trình giải thể theo quyết định giải thể của doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp đang thực hiện các công việc theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án hoặc Cơ quan công an.
thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh
Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh cần thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền. – ảnh minh hoạ: internet

4. Trình tự, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh / thay đổi giấy phép kinh doanh như thế nào?

Theo quy định của pháp luật, khi có những thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như các trường hợp nêu trên doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thông báo hoặc đăng ký với Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (hoặc nơi có trụ sở Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh nếu việc thay đổi đăng ký kinh doanh có liên quan đến các đơn vị trực thuộc này).

  • Doanh nghiệp cần soạn hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Tùy từng trường hợp thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ có những tài liệu, hồ sơ cần chuẩn bị khác nhau). Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi
  • Nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo hình thức nộp trực tuyến qua Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký kinh doanh
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ:
    • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo 1 lần bằng văn bản để doanh nghiệp chỉnh sửa, bổ sung
    • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xác nhận nội dung thay đổi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới
  • Khi nhận kết quả thay đổi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp cần mang theo giấy biên nhận hồ sơ và thông báo của Phòng đăng ký kinh doanh
  • Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu: Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp thực hiện các công việc khác có liên quan:
    • Khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp khác quận hoặc khác tỉnh: Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục chốt thuế với cơ quan quản lý thuế cũ, sau đó mới thực hiện nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký trụ sở mới của doanh nghiệp
    • Sau khi thay đổi tên doanh nghiệp hoặc thay đổi trụ sở: Doanh nghiệp cần thay đổi con dấu pháp nhân, thay đổi biển công ty, thay đổi thông tin trên chữ ký số điện tử, hóa đơn…
    • Tùy từng trường hợp, doanh nghiệp cần thông báo cho ngân hàng, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan chức năng liên quan, đối tác, khách hàng nếu thay đổi các thông tin, như tên công ty, địa chỉ công ty, người đại diện theo pháp luật…

5. Hậu quả pháp lý nếu không thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh/ thay đổi giấy phép kinh doanh

  • Trường hợp doanh nghiệp không hoàn tất thủ tục thì việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ không có hiệu lực vì không được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
  • Trường hợp doanh nghiệp không thông báo hoặc đăng ký hoặc chậm trễ thực hiện sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
    Cụ thể, Vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh:

    • Quá hạn đăng ký từ 1 – 30 ngày, bị xử phạt hành chính từ 500.000 – 1.000.000 đồng.
    • Quá hạn đăng ký từ 31 – 90 ngày, bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.
    • Quá hạn đăng ký từ 91 ngày trở lên, bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng.
    • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận doanh nghiệp theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm trên.

6. Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh / thay đổi giấy phép kinh doanh gồm những gì?

Công ty luật Thái An cung cấp Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh, bao gồm các công việc sau:

  • Tư vấn luật Miễn Phí các vấn đề liên quan đến yêu cầu của khách hàng trước thực hiện việc thay đổi đăng ký kinh doanh;
  • Hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin, tài liệu liên quan
  • Soạn hồ sơ và soạn thảo thay đổi đăng ký kinh doanh hoàn thiện cho khách hàng
  • Đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh; bổ sung hồ sơ (nếu có)
  • Theo dõi từng quá trình xử lý hồ sơ cho đến khi nhận được kết quả về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
  • Khắc dấu pháp nhân (trong trường hợp phải đổi dấu)
  • Thực hiện thủ tục Thông báo hoặc lấy Giấy xác nhận của Phòng đăng ký kinh doanh về nội dung thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
  • Điều chỉnh lại thông tin về thuế cho khách hàng (nếu cần)
  • Tư vấn những công việc doanh nghiệp cần làm sau khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (nếu có)
  • Hướng dãn khách hàng viết hóa đơn, thay đổi thông tin hóa đơn đã phát hành, xác nhận nghĩa vụ thuế khi thay đổi trụ sở khác quận hoặc tỉnh..

Công ty Luật Thái An có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp Dịch vụ Đăng ký doanh nghiệp, Đăng ký đầu tư. Sử dụng Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh (thuộc nhóm Dịch vụ đăng ký doanh nghiệp) của Luật Thái An sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất cho Quý khách hàng.