Thế nào là hợp đồng lao động – từ 2021?

Hợp đồng lao động là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Đây là sự ràng buộc về công việc và trách nhiệm của người lao động đối với doanh nghiệp và ngược lại doanh nghiệp phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động đã được thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng lao động. 

Quy định về hợp đồng lao động hiện nay được ghi nhận trong Bộ Luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ 01/01/2021). Để hiểu rõ hơn quy định này, Công ty Luật Thái An với đội ngũ luật sư tư vấn lao động giàu kinh nghiệm xin chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm tới bạn đọc về vấn đề này trong bài viết dưới đây.


1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về hợp đồng lao động

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về hợp đồng lao động là các văn bản pháp luật sau:

2. Tại sao cần có hợp đồng lao động ?

Để có thể tuyển dụng trực tiếp lao động vào làm việc, giữa người sử dụng lao động và người lao động cần phải có cam kết, thỏa thuận về mặt pháp lý để chính thức xác lập mối quan hệ giữa các bên, thiết lập quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên. Hình thức pháp lý đó chính là hợp đồng lao động.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, để sử dụng lao động, người sử dụng lao động có thể lựa chọn các cách thức khác nhau. Người sử dụng lao động có thể sử dụng lao động thông qua hai phương thức sau:

  • tuyển dụng lao động trực tiếp
  • thuê lại lao động của doanh nghiệp khác.

Việc thuê lại lao động của doanh nghiệp khác chỉ được áp dụng trong những trường hợp pháp luật cho phép với những điều kiện hết sức chặt chẽ nên không phải lúc nào người sử dụng lao động cũng có thể áp dụng được phương thức này.

===>>> Xem thêm: Các quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động

Do đó, phương thức tuyển dụng lao động trực tiếp bao giờ cũng là phương thức tuyển dụng cơ bản được người sử dụng lao động sử dụng chủ yếu bởi phương thức này giúp cho doanh nghiệp có được lực lượng lao động ổn định và bền vững.

3. Đặc điểm của hợp đồng lao động là gì?

a. Hợp đồng lao động là một loại hợp đồng dân sự

Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 tại quy định:

“Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Như vậy, về bản chất, hợp đồng là sự thỏa thuận, giao ước giữa các bên và nội dung của nó phải là những quy định về các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia (về từng lĩnh vực cụ thể). Hợp đồng lao động cũng là một loại hợp đồng (trước đây hợp đồng lao động được xem là hợp đồng dân sự, sau này mới tách ra thành loại hợp đồng lao động riêng), vì vậy nó cũng mang bản chất của hợp đồng nói chung đó là tính khế ước, được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên.

Song khác với hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại, sự thỏa thuận này phải là sự thỏa thuận giữa các chủ thể của quan hệ lao động (người lao động và người sử dụng lao động) và nội dung của nó phải liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động như vấn đề về việc làm, tiền lương, thời gian làm việc, bảo hiểm xã hội…

Thế nào là hợp đồng lao động - từ 2021?
Khái niệm hợp đồng lao động được thay đổi từ 01/01/2021 – Nguồn ảnh minh họa: Internet

b. Hợp đồng lao động là hợp đồng về việc làm

Pháp lệnh hợp đồng lao động được Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 30 tháng 08 năm 1990 là văn bản pháp lí đầu tiên đánh dấu mốc quan trọng về quy định hợp đồng lao động, sau đó quy định này được kế thừa và phát triển qua các văn bản như: Bộ Luật Lao động năm 1994 (được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002 và 2006), Bộ Luật Lao động năm 2012 và hiện tại là Bộ Luật Lao động năm 2019 (quy định tại Điều 13), cụ thể như sau:

“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”

Có thể thấy định nghĩa hợp đồng lao động trong Bộ Luật Lao động năm 2019 về cơ bản quay lại định nghĩa về hợp đồng lao động theo Bộ Luật Lao động năm 1994 (quy định tại Điều 26) nhưng có thêm yếu tố tiền lương.

Định nghĩa này đã nêu được các yếu tố cơ bản nhất của hợp đồng lao động, đó là về bản chất hợp đồng lao động là sự thương lượng, thoả thuận giữa các bên, chủ thể của hợp đồng lao động là người lao động và người sử dụng lao động, nội dung hợp đồng lao động là việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.

Đặc biệt, so với Bộ Luật Lao động năm 2012 thì Bộ Luật Lao động năm 2019 còn quy định:

“Trường hợp hai bên thoả thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lí, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động”.

c. Hợp đồng về việc làm nhưng có tên khác có phải là hợp đồng lao động?

Theo quy định mới này thì việc xác định một hợp đồng là hợp đồng lao động không phụ thuộc vào tên gọi của hợp đồng mà phụ thuộc vào nội dung của nó. Nếu nội dung thỏa thuận của các bên trong hợp đồng có điều khoản của hợp đồng lao động thì vẫn xác định đó là hợp đồng lao động, cụ thể:

  • Nội dung thể hiện việc làm có trả công, tiền lương;
  • Một bên chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của bên còn lại.

Ví dụ: Hợp đồng cộng tác viên trong đó thể hiện nội dung có trả tiền lương, công, đồng thời cộng tác viên chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của bên thuê cộng tác viên thì hợp đồng cộng tác viên này được xác định là hợp đồng lao động.

Quy định nêu trên là cần thiết để giải quyết tình trạng lách các quy định của luật, dùng tên gọi khác để né tránh trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng lao động về tiền lương, trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Quan điểm này cũng phù hợp với quan điểm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và pháp luật các nước về hợp đồng lao động. Theo Tổ chức Lao động quốc tế, hợp đồng lao động được hiểu là: 

“Thoả thuận ràng buộc pháp lí giữa một người sử dụng lao động và một công nhân trong đó xác lập các điều kiện và chế độ làm việc .”

Hệ thống khoa học luật lao động của Pháp cũng quan niệm:

“Hợp đồng lao động là sự thoả thuận theo đó một người cam kết sẽ tiến hành một hoạt động theo sự chỉ đạo của người khác, lệ thuộc vào người đó và được trả công.’’

Còn ở Hàn Quốc, hợp đồng lao động được hiểu là: 

“Hợp đồng có nội dung về việc thoả thuận người lao động cung cấp sức lao động của mình cho người sử dụng lao động, ngược lại người sử dụng lao động trả lương tương xứng với sức lao động của người lao động.”

Như vậy, có thể thấy hợp đồng lao động thực chất là sự thoả thuận giữa hai chủ thể, một bên là người lao động có nhu cầu về việc làm, một bên là người sử dụng lao động có nhu cầu thuê mướn người lao động để mua sức lao động, trong đó, người lao động cam kết tự nguyện làm một công việc cho người sử dụng lao động và đặt mình dưới sự quản lí của người sử dụng lao động và được người sử dụng lao động trả lương.

===>>> Xem thêm: Các loại hợp đồng lao động từ năm 2021 là gì?

3. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực

Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

4. Quy định về giao kết nhiều hợp đồng lao động

Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

===>>> Xem thêm:

Trên đây là phần tư vấn về “Thế nào là hợp đồng lao động – từ 2021?”. Nếu bạn cần được tư vấn từng trường hợp cụ thể, hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

5. Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động

Quan hệ lao động là mối quan hệ rất phổ biến trong xã hội và cũng là mối quan hệ dễ gây ra tranh chấp. Vì vậy, sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật lao động của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, đảm bảo tuân thủ pháp luật, tránh vi phạm pháp luật có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý đáng tiếc.

===>>> Xem thêm: Tư vấn luật lao động

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỀ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói