Hợp đồng logistics: Những quy định và cách soạn thảo

Khi giao thương tăng thì hoạt động logistics cũng tăng vọt. Đây là một khâu quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hóa. Hợp đồng logistics chính là cơ sở pháp lý để bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ hợp tác với nhau. Công ty Luật Thái An với nhiều kinh nghiệm tư vấn, soạn thảo hợp đồng, sẽ chia sẻ về kiến thức và kinh nghiệm về soạn thảo hợp đồng logistics dưới đây:

1. Thế nào là hợp đồng logistics

Hợp đồng logistics (còn gọi là hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics) là sự thỏa thuận, theo đó một bên (bên làm dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc một số dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thông hàng hóa, còn bên kia (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán thù lao dịch vụ.

Logistics là từ tiếng Anh, dịch ra tiếng việt nghĩa là hậu cần. Đây là hoạt động chuyên chở, lưu giữ và cung cấp hàng hóa. Trong sản xuất kinh doanh, đây là việc quản lý và điều chỉnh luồng di chuyển của hàng hóa, năng lượng, thông tin và những nguồn lực khác như sản phẩm, dịch vụ và con người, từ nguồn lực của sản xuất cho đến thị trường. Nó thể hiện sự hợp nhất của các yếu tố khác nhau là:

  • thông tin liên lạc
  • vận tải
  • tồn kho, lưu kho
  • giao nhận nguyên vật liệu
  • bao bì đóng gói.

2. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp đồng logistics (hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics)

Cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp đồng logistics (hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics) là:

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Luật thương mại 2005
  • Nghị định số 140/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/9/2007 quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đôi với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
Hợp đồng dịch vụ logistic
hợp đồng logistics (hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics) là cơ sở để bên cung ứng dịch vụ tổ chức thực hiện một hoặc một số dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thông hàng hóa cho khách hàng. /Ảnh nguồn internet

3. Chủ thể của hợp đồng logistics

Chủ thể tham gia hợp đồng logistics gồm thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng. Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật (phương tiện, thiết bị, công cụ, nhân sự…)

>>> Xem thêm: Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics

4. Các điều khoản cơ bản của hợp đồng logistics (hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics) là gì?

Các điều khoản cơ bản của hợp đồng logistics (hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics) là:

  • Phạm vi công việc
  • Phí dịch vụ và phương thức thanh toán
  • Thời gian và địa điểm thực hiện dịch
  • Giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm
  • Quyền và nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ
  • Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ

Chúng tôi sẽ phân tích cụ thể sau đây:

a. Phạm vi công việc trong hợp đồng logistics (hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics):

Hai bên thỏa thuận với nhau về nội dung của hợp đồng logistics đối với việc thực hiện dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thông hàng hóa.

b. Phí dịch vụ và phương thức thanh toán trong hợp đồng logistics (hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics):

  • Mức phí thù lao dịch vụ do các bên thỏa thuận, có thể được xác định theo số tiền tuyệt đối hoặc theo tỷ lệ trên giá trị hàng hoá.
  • Ngoài tiền thù lao, người làm dịch vụ logistics có thể yêu cầu khách hàng thanh toán các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc thực hiện dịch vụ nếu điều này được các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán tiền thù lao, người làm dịch vụ có quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá theo một số điều kiện nhất định quy định trong hợp đồng.
  • Hai bên thỏa thuận với nhau về phương thức thanh toán, các lần thanh toán, thanh toán được thực việc trực tiếp hay chuyển khoản ngân hàng, thời hạn của mỗi lần thanh toán hợp đồng logistics. Dịch vụ logistics thường có yếu tố quốc tế, vì vậy bên cạnh hình thức thanh toán bằng tiền mặt, chứng thư tín dụng, các bên có thể sử dụng các hình thức khác như trả tiền nhận chứng từ, nhờ thu.

>>> Xem thêm: Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng

hợp đồng logistics
Không phải ai cũng biết về các quy định của pháp luật khi ký kết hợp đồng logistics – Ảnh minh họa: Internet.

c. Thời gian và địa điểm thực hiện dịch vụ trong hợp đồng logistics (hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics):

  • Hai bên thỏa thuận về thời gian, địa điểm thực hiện dịch vụ, cần ghi rõ thông tin về địa chỉ, số lượng sản phẩm, loại sản phẩm sẽ được giao nhận đối với mỗi lần giao nhận sản phẩm.
  • Đối với chi phí liên quan như chi phí xếp dỡ, chi phí kiểm đếm,… thì các bên trong hợp đồng thỏa thuận với nhau về bên phải chịu chi phí.
  • Lưu ý là việc thực hiện giao nhận hàng hóa qua đường biển, đường bộ hay đường hàng không sẽ ảnh hưởng tới thỏa thuận của các bên về điều khoản này, do đó hợp đồng cần cần có điều khoản phù hợp để dự liệu việc này.

>>> Xem thêm: Chuyển rủi ro trong hợp đồng

d. Giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng logistics:

Các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng logistics

Hai bên thỏa thuận với nhau về giới hạn trách nhiệm của mỗi bên đối với tổn thất của hàng hóa và các trường hợp miễn trách nhiệm. Ví dụ như về các trường hợp miễn trách nhiệm: Bên dịch vụ giao nhận hàng hoá được miễn trách nhiệm hợp đồng trong các trường hợp sau đây:

  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không có lỗi trong tổn thất hàng hóa gây ra do lỗi của khách hàng
  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics vi phạm hợp đồng vì lý do khách quan:
    • sự kiện bất khả kháng (thiên tai, bão lũ, địch họa….)
    • những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải
  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo khiếu nại trong thời hạn 14 ngày kể từ khi giao hàng. Sau khi bị khiếu nại, thương nhân không nhận được thông báo về việc bị kiện tại trọng tài hay tòa án trong thời hạn 9 tháng kể từ ngày giao hàng.

>>> Xem thêm: Miễn trừ trách nhiệm là gì ?

Giới hạn trách nhiệm trong hợp đồng logistics

Theo tập quán thương mại quốc tế và kinh doanh dịch vụ logistics, giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh logistics không vượt quá giá trị tổn thất của hàng hóa, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tuy nhiên, giới hạn trách nhiệm trên không được áp dụng nếu chứng minh được thương nhân cung cấp dịch vụ cố tình gây ra hoặc cố tình không hành động để gây ra hư hỏng, mất mát.

Hợp đồng logistics
Những nội dung được ghi nhận trong hợp đồng logistics mà bạn ký kết cần được luật sư kiểm định kỹ càng – Ảnh minh họa: Internet.

đ. Quyền và nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ trong hợp đồng logistics (hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics):

Quyền:

  • Được hưởng thù lao dịch vụ:
  • Được quyền từ chối thực hiện những hướng dẫn không phù hợp với điều kiện của hợp đồng dịch vụ đã ký kết với khách hàng hoặc những hướng dẫn trái pháp luật.
  • Quyền định đoạt hàng hoá cầm giữ của bên dịch vụ logistics trong trường hợp khách hàng vẫn không thanh toán nợ cho bên dịch vụ. Việc định đoạt hàng hoá cầm giữ phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

Nghĩa vụ:

  • Chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu theo đúng thỏa thuận của hợp đồng.
  • Bên dịch vụ phải đảm bảo sự an toàn cho Hàng hóa, mọi hư hỏng, thất thoát hàng hóa và việc bảo đảm lịch trình sẽ do bên dịch vụ chịu trách nhiệm.
  • Thực hiện các Công việc theo đúng thỏa thuận với khách hàng như đóng gói, ghi ký mã hiệu, giao hoặc nhận hàng hoá theo đúng những điều kiện đã thỏa thuận với khách hàng.
  • Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Thường xuyên báo cho bên khách hàng biết về tiến độ thực hiện công việc và phối hợp để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện công việc.

Lưu ý: đối với bên dịch vụ thực hiện quyền cầm giữ hàng hóa có các nghĩa vụ sau:

  • Bảo quản, giữ gìn hàng hóa.
  • Không được sử dụng hàng hóa nếu không được bên khách hàng đồng ý.
  • Trả lại hàng hóa khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hóa không còn.
  • Bồi thường thiệt hại cho bên khách hàng nếu làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa cầm giữ.

e. Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng trong hợp đồng logistics:

Quyền:

  • Yêu cầu bên môi giới thực hiện công việc theo đúng thỏa thuận.
  • Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng.

Nghĩa vụ:

  • Cung cấp đầy đủ thông tin, chi tiết và chính xác về hàng hoá cho bên dịch vụ.
  • Chịu trách nhiệm pháp lý trước cơ quan chức năng về tính hợp pháp của hàng hóa và chịu trách nhiệm làm các thủ tục pháp lý cho hàng hóa vận chuyển của mình
  • Giao hàng theo đúng kế hoạch đã báo trước, cung cấp các bộ chứng từ liên quan đến lô hàng một cách đầy đủ và hợp lệ.
  • Cung cấp đầy đủ, cụ thể, rõ ràng các chỉ dẫn cho bên dịch vụ.
  • Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo đúng hợp đồng trừ trường hợp bên dịch vụ đảm nhận công việc này.
  • Thanh toán tiền công và các chi phí hợp lý khác liên quan

5. Các điều khoản thông thường của hợp đồng logistics (hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics)

Các điều khoản thông thường của hợp đồng logistics (hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics) là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng logistics, các bên không thoả thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thoả thuận và được thực hiện như pháp luật quy định.

Các điều khoản thông thường của hợp đồng logistics (hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics) có thể là:

  • Điều khoản về kiểm tra, nghiệm thu, bàn giao
  • Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng
  • Điều khoản chấm dứt hợp đồng
  • Điều khoản về giải quyết tranh chấp
  • Điều khoản về hiệu lực hợp đồng
  • Điều khoản phạt vi phạm: các bên có thể cân nhắc thỏa thuận các chế tài khi vi phạm hợp đồng logistics. Bạn có thể đọc bài viết Các chế tài thương mại của chúng tôi.
Hợp đồng logistics
Nếu còn thắc mắc về hình thức và nội dung hợp đồng logistics thì bạn hãy đọc bài viết dưới đây – Ảnh minh họa: Internet.

6. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng logistics (hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics) của Luật Thái An

Bạn có thể thấy là có khá nhiều mẫu hợp đồng logistics trên Internet nhưng đừng vội sử dụng do hợp đồng đó được soạn để bảo vệ quyền lợi của bên cung cấp dịch vụ hoặc bên sử dụng dịch vụ. Mặt khác, mẫu hợp đồng logistics (hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics) phù hợp trong tình huống này nhưng không phù hợp trong tình huống khác. Lời khuyên của chúng tôi là nên sử dụng dịch vụ soạn thảo hợp đồng logistics chuyên nghiệp của luật sư:

a) Giá dịch vụ soạn thảo hợp đồng logistics (hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics)

Bạn vui lòng tham khảo bảng giá dịch vụ tại LINK NÀY

b) Quy trình cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng logistics (hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics)

Bạn vui lòng tham khảo quy trình cung cấp dịch vụ tại LINK NÀY

c) Thời gian cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng logistics (hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics)

Thời gian soạn thảo hợp đồng logistics (hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics) là 2 – 3 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

Đối tác pháp lý tin cậy.

Nguyễn Văn Thanh