Việc thành lập chi nhánh là mong muốn của rất nhiều doanh nghiệp nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tiềm lực kinh doanh để thành lập chi nhánh. Cho dù vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn muốn tìm hiểu về hồ sơ thành lập chi nhánh và các thủ tục có liên quan để có thêm hiểu biết pháp luật nên đã gửi câu hỏi về cho Luật Thái An mong được giải đáp. Để trả lời câu hỏi của khách hàng cũng như phổ biến kiến thức pháp luật doanh nghiệp đến bạn đọc, các luật sư của chúng tôi đã có bài viết tư vấn về “Hồ sơ thành lập chi nhánh” dưới đây.
1. Cơ sở pháp lý quy định hồ sơ thành lập chi nhánh
Cơ sở pháp lý quy định hồ sơ thành lập chi nhánh là:
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
2. Chi nhánh doanh nghiệp là gì?
Khi doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh, phát triển thị trường và thương hiệu, thay vì thành lập công ty mới, thì việc thành lập chi nhánh doanh nghiệp là một sự lựa chọn phù hợp, tiết kiệm về chi phí về quản lý, tài chính, nhân lực, mà lại được thừa hưởng thương hiệu sẵn có của doanh nghiệp…
Theo Điều 44, Luật Doanh nghiệp 2020:
“Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”.
===>>> Xem thêm: Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải đặt tên như thế nào?
3. Hồ sơ thành lập chi nhánh của doanh nghiệp Việt Nam bao gồm những gì?
Đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thành lập chi nhánh cần có hồ sơ thành lập chi nhánh bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Thông báo về việc Đăng ký hoạt động chi nhánh (theo mẫu tại Thông tư 01/2021TT-BKHĐT);
- Bản sao quyết định thành lập chi nhánh;
- Bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh
- Đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Biên bản họp của Hội đồng thành viên
- Đối với Công ty TNHH 1 thành viên (Biên bản họp của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty)
- Đối với Công ty Cổ phần: Biên bản họp của Hội đồng quản trị
- Đối với Công ty hợp danh: Biên bản họp của các thành viên hợp danh
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (căn cước công dân/CMND/hộ chiếu) của người đứng đầu chi nhánh.
- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu tại Thông tư 01/2021TT-BKHĐT) đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
===>>> Xem thêm: Chấm dứt Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh

4. Hồ sơ thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài bao gồm những gì?
Đối với thương nhân nước ngoài khi muốn thành lập chi nhánh cần chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh (theo mẫu của Bộ Công thương) do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
- Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
- Quyết định của thương nhân nước ngoài về việc cử/bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
- Bản sao báo cáo tài chính (có kiểm toán) hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp;
- Bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu chi nhánh; hoặc bản sao CMND/căn cước công dân (nếu là công dân Việt Nam);
- Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc hợp đồng thuê địa điểm làm trụ sở chi nhánh;
- Bản sao giấy tờ pháp lý về địa điểm dự kiến đặt trụ sở mới của chi nhánh theo quy định của pháp luật có liên quan.
LƯU Ý:
- Các giấy tờ do tổ chức, cơ quan nước ngoài cấp phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
===>>> Xem thêm: Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
5. Thủ tục thành lập chi nhánh
Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh cho cơ quan có thẩm quyền
- Đối với việc Đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp Việt Nam: Đơn vị nộp hồ sơ thành lập chi nhánh trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh, thành phố nơi dự kiến đặt trụ sở chi nhánh.
- Đối với việc xin cấp Giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài: Thương nhân nước ngoài (Công ty nước ngoài) nộp hồ sơ hồ sơ thành lập chi nhánh trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Sở Công thương tại nơi tỉnh, thành phố dự kiến đặt trụ sở chi nhánh của thương nhân nước ngoài.
Lưu ý: Đối với việc xin cấp Giấy phép thành lập chi nhánh tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (gọi chung là “khu công nghiệp”): Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ hồ sơ thành lập chi nhánh tại nơi dự kiến đặt trụ sở chi nhánh của thương nhân nước ngoài, trong trường hợp việc thành lập chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ thành lập chi nhánh
Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Sở Công thương hoặc Ban quản lý khu công nghiệp kiểm tra hồ sơ thành lập chi nhánh, trường hợp hồ sơ thiếu hay chưa hợp lệ thì yêu cầu bổ sung như sau:
Thời hạn là 03 ngày, kể từ ngày nhận nộp hồ sơ thành lập chi nhánh cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì yêu cầu bổ sung.
Lưu ý: Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ thành lập chi nhánh được quy định là tối đa 01 lần trong quá trình giải quyết hồ sơ.
===>>> Xem thêm: Thay đổi đăng ký thành lập chi nhánh
Bước 3: Ra quyết định cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập chi nhánh
- Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Sở Công thương hoặc Ban quản lý khu công nghiệp ra quyết định cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh cho doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập chi nhánh cho Thương nhân nước ngoài.
- 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh cho doanh nghiệp trong nước
- 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ: Cấp Giấy phép thành lập chi nhánh cho Thương nhân nước ngoài.
- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền từ chối cấp phép thì ra thông báo, trong đó phải ghi rõ lý do.
Bước 4: Thực hiện một số thủ tục khác sau khi thành lập chi nhánh
Sau khi thành lập chi nhánh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, công ty tiến hành các thủ tục sau đây:
- Liên hệ với tổ chức làm biển hiệu chi nhánh và treo biển hiệu chi nhánh tại địa chỉ hoạt động của chi nhánh theo trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
- Liên hệ cơ quan có chức năng khắc dấu tiến hành thủ tục khắc dấu cho chi nhánh
- Liên hệ nhà cung cấp chữ ký số để mua Token (chữ ký số) cho chi nhánh
- Liên hệ nhà cung cấp phần mềm hoá đơn điện tử mua phần mềm hoá đơn điện tử
- Thông báo phát hành hoá đơn điện tử
- Kê khai và nộp thuế môn bài đối với chi nhánh. Hiện nay mức thuế môn bài áp dụng cho chi nhánh là: 1.000.000 đồng/năm.Đối với chi nhánh được thành lập từ công ty mới thành lập năm đầu tiên thì được miễn lệ phí môn bài và hạn tờ khai nộp thuế môn bài đến 31/01 năm sau.
===>>> Xem thêm: Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
Trên đây là tư vấn của Luật Thái An về hồ sơ thành lập chi nhánh. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật của Công ty Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.
5. Dịch vụ thành lập chi nhánh doanh nghiệp của Công ty Luật Thái An
Luật Thái An cung cấp dịch vụ pháp lý trên rất nhiều lĩnh vực, kể cả thành lập chi nhánh doanh nghiệp. Chúng tôi đảm bảo rằng, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng và lựa chọn dịch vụ của chúng tôi là một quyết định đúng đắn. Đến với Luật Thái An, khi sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh, khách hàng sẽ được hưởng các ưu đãi như sau:
===>>> Xem ngay: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói
- Được tư vấn luật miễn phí trước khi thành lập
- Dịch vụ trọn gói, hồ sơ thành lập chi nhánh với thủ tục nhanh gọn
- Phí dịch vụ thấp, không phát sinh chi phí
- Được giảm tới 20% phí dịch vụ cho các công việc tiếp theo
- Các lợi ích khác
Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty Luật Thái An để được hỗ trợ kịp thời!
- Hợp đồng thuê nhà xưởng - 20/07/2023
- Hợp đồng thuê văn phòng – Những điều cần biết - 15/07/2023
- Hợp đồng thuê mặt bằng – Tất cả những điều cần biết - 28/06/2023
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.