Mua bán công ty/doanh nghiệp

Chưa bao giờ ở Việt Nam, việc mua bán công ty/doanh nghiệp lại nở rộ như hiện nay. Việc này xẩy ra với tất cả loại hình doanh nghiệp: trong nước, nước ngoài, liên doanh, công ty cổ phần, công ty TNHH v.v…. Trong bài viết sau, Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về vấn đề mua bán công ty/doanh nghiệp.

Một số người lầm tưởng rằng doanh nghiệp nào cũng có thể mua bán được, nhưng thực ra việc mua bán đó phải thực hiện theo những quy định nghiêm ngặt của pháp luật với từng loại hình doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần, việc mua bán công ty/doanh nghiệp thực hiện thông qua chuyển nhượng cổ phần, với công ty TNHH – thông qua chuyển nhượng phần vốn góp.

Chỉ đối với công ty tư nhân thì mới có thể mua bán toàn bộ doanh nghiệp cùng lúc.

1. Mua bán công ty/doanh nghiệp có phải là sáp nhập công ty/doanh nghiệp ?

Dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam, mua bán doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp có sự khác biệt về bản chất: 

Trong trường hợp mua bán công ty thì công ty A mua lại hoặc “thôn tính” công ty B, khi đó công ty B không còn tồn tại và công ty A tiếp quản toàn bộ hoạt động của công ty B. Còn trong trường hợp sáp nhập, hai hay nhiều doanh nghiệp, thông thường giống nhau về quy mô, kết hợp lại với nhau để trở thành một công ty mới.

Tìm hiểu quy định về việc mua bán công ty/doanh nghiệp
Tìm hiểu quy định về việc mua bán công ty/doanh nghiệp

Một thương vụ mua bán sáp nhập công ty là phức tạp vì trên phương diện pháp lý, nó chịu sự điều chỉnh của bốn lĩnh vực pháp luật khác nhau là luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật chứng khoán và luật dân sự.

Cơ sở  pháp lý điều chỉnh vấn đề mua bán công ty/doanh nghiệp là Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật đầu tư năm 2020, Luật Chứng khoán năm 2019, Bộ luật dân sự năm 2015….

2. Thủ tục mua bán công ty/doanh nghiệp:

Việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp thực hiện theo 3 bước chính sau:

Xem xét đánh giá doanh nghiệp mục tiêu: 

Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với bên mua, họ sẽ phải xem xét, đánh giá doanh nghiệp được mua lại bao gồm: tình hình tài chính (lỗ, lãi, phải thu, phải chi, nợ ….), đội ngũ nhân viên, khách hàng, dây chuyền sản xuất, kênh phân phối, cơ sở vật chất, đối thủ cạnh tranh, thương hiệu công ty v.v…

Định giá và đàm phán giá:

Sau khi tìm hiểu và quyết định mua lại doanh nghiệp, bên mua sẽ định giá doanh nghiệp mục tiêu và bước vào đàm phán:

  • Lựa chọn phương thức thực hiện thương vụ mua bán doanh nghiệp
  • Xác định nguồn tài chính cho thương vụ M&A
  • Đàm phán giá
  • Tiến hành thương lượng cụ thể từng điều khoản họp đồng mua bán doanh nghiệp

Hoàn tất hoạt động mua bán doanh nghiệp

Đây là giai đoạn kết thúc thương vụ mua bán khi hai bên thực hiện hoàn tất chuyển quyền sở hữu và giải quyết các vấn đề tồn đọng.

3. Thủ tục mua bán công ty/doanh nghiệp:

a. Thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân:

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp chỉ do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do đó theo quy định của Luật doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp của mình cho người khác.

Hồ sơ mua bán doanh nghiệp tư nhân cần bao gồm những tài liệu sau:

  • Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân.
  • Hợp đồng mua bán doanh nghiệp và các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng doanh nghiệp.
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Tiến trình mua bán doanh nghiệp tư nhân

  • Soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Lưu ý: Các tài liệu chứng minh việc mua bán doanh nghiệp đã hoàn thành (giấy biên nhận tiền mua bán doanh nghiệp, Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán doanh nghiệp) là những tài liệu quan trọng để đưa vào hồ sơ mua bán doanh nghiệp.
  • Đăng ký sang tên doanh nghiệp cho người mua. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

b. Thủ tục mua bán công ty cổ phần:

Việc mua bán công ty cổ phần được thực hiện bằng cách chuyển nhượng cổ phần, cụ thể là:

  • Các bên ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
  • Lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần.
  • Tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng cổ phần.
  • Chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.
  • Đăng ký thay đổi cổ đông theo quy định.
Dịch vụ mua bán công ty/doanh nghiệp của Luật Thái An
Dịch vụ mua bán công ty/doanh nghiệp hiện khá phổ biến – ảnh: sưu tầm

c. Thủ tục mua bán công ty TNHH:

Việc mua bán doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn được tiến hành thông qua việc chuyển nhượng góp vốn trong công ty. Khi tiến hành mua bán công ty TNHH, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Thành viên bán vốn góp phải chào bán phần vốn góp của mình cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
  • Thành viên bán vốn góp chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định thay đổi Công ty gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh.

4. Dịch vụ tư vấn mua bán công ty/doanh nghiệp của Luật Thái An:

Công ty Luật Thái An tự hào có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về pháp lý doanh nghiệp. Hiện nay chúng tôi đang cung cấp dịch vụ tư vấn mua bán công ty/doanh nghiệp với nhiều ưu điểm là trọn gói, nhanh chóng, chi phí hợp lý.

Trong quá trình mua bán doanh nghiệp có rất nhiều vấn đề phát sinh. Đội ngũ luật sư giầu kinh nghiệm của Luật Thái An sẽ giúp bạn trong suốt quá trình mua bán, chuyển nhượng để đảm bảo thương vụ diễn ra thuận lợi, đúng pháp luật, lại vừa đảm bảo quyền lợi của các bên, phòng tránh rủi ro pháp lý. 

Đối với khách hàng doanh nghiệp thì đây là một trong các hạng mục công việc trong gói dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên của chúng tôi, hay còn gọi là gói dịch vụ luật sư nội bộ doanh nghiệp, dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp. Với chi phí vừa phải, bạn sẽ có được tư vấn và dịch vụ pháp lý hiệu quả nhất!

a. Tư vấn các quy định của pháp luật:

Chúng tôi tư vấn cho khách hàng các vấn đề sau:

  • Thủ tục họp Đại hội đồng cổ đông (Hội đồng thành viên) của từng công ty để thông qua nội dung mua bán doanh nghiệp
  • Hợp đồng mua bán doanh nghiệp
  • Thủ tục và điều kiện mua bán doanh nghiệp;
  • Phương án sử dụng lao động;
  • Thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị mua thành vốn góp, cổ phần, trái phiếu của Công ty nhận mua
  • Thời hạn thực hiện mua bán công ty;
  • Xây dựng điều lệ công ty nhận mua.

b. Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ mua bán công ty/doanh nghiệp:

Chúng tôi soạn thảo hồ sơ mua bán công ty gồm:

  • Hợp đồng mua bán công ty;
  • Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng nói trên;
  • Các tài liệu khác liên quan

c. Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục:

Chúng tôi đại diện cho khách hàng thực hiện các việc sau:

  • Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
  • Theo dõi việc xử lý hồ sơ, bổ sung hồ sơ (nếu có)
  • Nhận kết quả
  • Nộp phí, lệ phí liên quan
  • Đăng công bố về việc mua bán doanh nghiệp

Nếu khách hàng còn thắc mắc về thủ tục, quy trình dịch vụ mua bán công ty/doanh nghiệp —>>> Hãy liên hệ TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ KỊP THỜI !

 


THÔNG TIN LIÊN QUAN