Thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn / Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Khi ly hôn, quyết định công nhận ly hôn thuận tình hoặc bản án ly hôn đơn phương sẽ ghi rõ ai là người trực tiếp nuôi con và ai là người cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Đó cũng chính là quyền lợi và trách nhiệm ly hôn. Tuy nhiên, những vấn đề này vẫn có thể thay đổi khi điều kiện trực tiếp nuôi con và/hoặc điều kiện cấp dưỡng cho con thay đổi. Khi đó, việc thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn / thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn là cần thiết.

Để hướng dẫn quyền nuôi con khi ly hôn, chúng tôi tư vấn hai trường hợp thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn / thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn như sau:

1. Cha mẹ thỏa thuận thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn / thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Không hiếm trường hợp hợp sau khi ly hôn một thời gian, cha, mẹ thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con, do có những sự thay đổi trong cuộc sống của người cha, người mẹ, trong quá trình khôn lớn của con.

Người cha, người mẹ gửi đơn yêu cầu công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, tới Toà án nhân dân cấp huyện nơi người cha hoặc người mẹ cư trú. Toà án sẽ xem xét, thụ lý đơn yêu cầu và ra quyết định theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý là điều 29, 35, 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

2. Yêu cầu Toà án thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn / thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Trong trường hợp cha mẹ không thể thoả thuận thì việc thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn / thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn là một tranh chấp, thuộc thẩm quyền của Toà án, được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Tức là một bên khởi kiện bên kia tại Toà án có thẩm quyền.

a. Toà án nào giải quyết tranh chấp về thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn / thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn?

Trường hợp cha mẹ không thể thoả thuận được về việc thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn / thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, thì có thể yêu cầu Toà án giải quyết. Cụ thể, đó là Toà án nhân dân cấp huyện nơi người bị kiện (bị đơn) cư trú, căn cứ điều 28, 35, 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. 

b. Điều kiện để thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn / thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Toà án chỉ giải quyết tranh chấp này khi có căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 2, điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014:

Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Để có thể thay đổi quyền nuôi con thì một bên phải chứng minh được người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nữa. Toà án sẽ xem xét các diều kiện để thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn / thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, đó là:

  • Điều kiện vật chất gồm: điều kiện ăn ở, sinh hoạt, học tập, vui chơi… Các điều kiện này được xem xét dựa trên chỗ ở, thu nhập, tài sản của người nuôi dưỡng…
  • Điều kiện về tinh thần: thời gian chăm sóc, giáo dục con; tình cảm cha – con/ mẹ – con trong quá trình nuôi dưỡng; điều kiện cho con vui chơi và hoàn thiện nhân cách; nhân cách đạo đức của người nuôi dưỡng…

Thí dụ, nếu người đang trực tiếp nuôi con có những khó khăn về:

  • thu nhập (không có thu nhập hoặc thu nhập không thường xuyên…)
  • chỗ ở (thay đổi chỗ ở liên tục nên con cũng phải thay đổi trường, bạn bè, hàng xóm…)
  • thời gian (hay phải đi công tác dài ngày nên thường xuyên vắng mặt ở nhà…)
  • thời gian chăm sóc con (không dành thời gian để trò chuyện với con, dậy con học, đưa con đi chơi…)

thì đó là các căn cứ để yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn / thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

Thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
Có thể thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn? – ảnh: Luật Thái An

c. Thủ tục khởi kiện thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn / thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn là vụ án dân sự, gồm có:

  • nguyên đơn: là người khởi kiện

>>> Xem thêm: Thế nào là nguyên đơn ?

  • bị đơn: là người bị nguyên đơn khởi kiện

>>> Xem thêm: Thế nào là bị đơn ?

Hồ sơ khởi kiện yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn gồm những gì?

Hồ sơ khởi kiện yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn gồm có:

  • đơn khởi kiện
  • căn cước công dân của nguyên đơn, bị đơn
  • giấy khai sinh của con
  • bằng chứng về việc bị đơn không có đủ điều kiện trực tiếp chăm sóc con, thí dụ bị đơn đã lập gia đình với người khác, bị đơn không có thu nhập ổn định, bị đơn không có nơi ở đủ điều kiện, bị đơn đi vắng suốt và không có thời gian chăm sóc con…

Các bước khởi kiện thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn là gì?

  • Nộp đơn khởi kiện tại toà án có thẩm quyền
  • Toà án xử lý hồ sơ: Thẩm phán sẽ xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
    • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện và yêu cầu trả lời trong vòng 01 tháng
    • Thụ lý vụ án
    • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền
    • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu không đủ điều kiện
  • Toà án chuẩn bị xét xử:
    • Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.
    • Thẩm phán tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ
    • Yêu cầu bị đơn phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn
    • Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ trường hợp bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt hoặc bị đơn đề nghị không tiến hành hòa giải.
  • Xét xử sơ thẩm:
    • Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
    • Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
      • Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
      • Bị đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
    • Tại phiên toà sơ thẩm, Hội đồng xét xử tiến hành phần hỏi và phần tranh luận công khai. Sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử sẽ nghị án, sau đó sẽ tuyên án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tuyên án, các đương sự được Tòa án cấp trích lục bản án.

Lưu ý: Bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay. Nếu sau 15 ngày mà đương sự không kháng cáo hoặc Viện kiểm sát không kháng nghị thì bản án sẽ có hiệu lực pháp luật.

thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
Các bước khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn – ảnh minh hoạ: Luật Thái An

3. Có nên nhờ luật sư giúp thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn / thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn?

Để đảm bảo rằng quyết định được đưa ra dựa trên lợi ích tốt nhất của trẻ và đồng thời tuân thủ đúng quy định của pháp luật, sự hỗ trợ của một luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực này là không thể thiếu.

Một luật sư giỏi có thể giúp tư vấn pháp lý bằng cách phân tích và đánh giá rõ ràng các yếu tố quyết định ai sẽ trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Điều này bao gồm việc xem xét tình trạng sức khỏe, khả năng tài chính, điều kiện nhà ở, và mối quan hệ giữa trẻ và mỗi phụ huynh.

Luật sư không chỉ giúp định rõ quyền lợi của từng bên mà còn hỗ trợ trong việc nộp đơn xin thay đổi người trực tiếp nuôi con và tham gia vào quá trình xem xét và đánh giá của tòa án. Việc này đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng về pháp luật và kỹ năng đàm phán, thương lượng.

Một điểm khác biệt quan trọng mà luật sư mang lại là khả năng đại diện cho khách hàng của mình trong tòa án. Đôi khi, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn có thể dẫn đến những cuộc tranh chấp kéo dài và căng thẳng. Trong những tình huống như vậy, sự hỗ trợ từ một luật sư chuyên nghiệp có thể giúp giảm bớt áp lực, đồng thời đảm bảo rằng quyền lợi của khách hàng được bảo vệ tốt nhất.

>>> Xem thêm: Dịch vụ pháp lý ly hôn

Tóm lại, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự cân nhắc và quyết định đúng đắn. Để đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra một cách trơn tru và phù hợp với quy định của pháp luật, sự hỗ trợ của một luật sư là vô cùng quan trọng. Họ không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của bạn mà còn tư vấn quyền trẻ em và giúp đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ trong quá trình này.

Nguyễn Văn Thanh