Xác định mức lương đóng bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là một loại bảo hiểm quan trọng đối với mọi người dân, nhất là với người lao động thì việc đóng bảo hiểm như một biện pháp đảm bảo cho cuộc sống của họ. Vậy mức lương đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu? Chắc hẳn rất nhiều người muốn tìm hiểu điều này trước khi quyết định có tham gia bảo hiểm xã hội hay không.

Để cho bạn đọc có lựa chọn phù hợp, trong bài viết dưới đây Công ty Luật Thái An bằng kiến thức tích lúy lâu năm, chúng tôi sẽ tư vấn về Xác định mức lương đóng bảo hiểm xã hội.

Câu hỏi của khách hàng về vấn đề Xác định mức lương đóng bảo hiểm xã hội

Chào luật sư. Tôi tên là Phạm Văn Minh, 43 tuổi, hiện cư trú tại Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Tôi có một thắc mắc về vấn đề Xác định mức lương đóng bảo hiểm xã hội. Luật sư giải đáp giúp tôi nhé?

“Tôi hiện mới vào làm nhân viên hành chính tại một công ty tư nhân. Tôi được phân công phụ trách đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Do không có kinh nghiệm, luật sư có thể giải đáp giúp tôi mức lương đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên được xác định như nào không? Tôi xin cảm ơn”

Công ty Luật Thái An trả lời câu hỏi về xác định mức lương đóng bảo hiểm xã hội

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời như dưới đây.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề xác định mức lương đóng bảo hiểm xã hội

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề xác định mức lương đóng bảo hiểm xã hội là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Bảo hiểm xã hội là gì?

Theo Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì:

“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Theo đó:

  • Trong trường hợp người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết làm giảm hoặc mất một phần thu nhập thì quỹ bảo hiểm này sẽ thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động nhằm ổn định cuộc sống cho người lao động và đảm bảo an sinh xã hội.
  • Mức hưởng bảo hiểm xã hội sẽ tùy thuộc vào mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

>>> Xem thêm:  Khi nào phải đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên?

3. Quy định chung về việc xác định mức lương đóng bảo hiểm xã hội

Tại Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức lương căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội như sau:

  • Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
  • Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở. 
Xác định mức lương đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người
Xác định mức lương đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

 

Nội dung hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, nay được sửa đổi bởi Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH như sau:

“2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH).

3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại,

đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.”

Theo đó:

  • Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội có sự khác nhau giữa người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và tiền lương của người lao động thuộc khối doanh nghiệp.
  • Đối với người lao động hưởng chế độ tiền lương nhà nước, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc hoặc cấp quân hàm cùng các khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung và phụ cấp thâm niên nghề nếu có.
  • Đối với người lao động làm việc trong khối doanh nghiệp, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Trong đó, tiền lương là mức lương theo công việc hoặc theo chức danh mà người sử dụng lao động và người lao động đã thỏa thuận.
  • Đương nhiên, mức lương này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ, có thể kể đến như phụ cấp chức danh, chức vụ; phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;…

Phụ cấp này có tính cả các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

>> Xem thêm:  Lương cơ bản là gì và khác gì với lương tối thiểu vùng ?

>> Xem thêm:  Mức lương tối thiểu vùng áp dụng thế nào ?

Ngoài ra:

  • Các khoản bổ sung khác cũng được cộng vào để đóng bảo hiểm xã hội. Các khoản bổ sung này được xác định theo Hợp đồng lao động, có thể là khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể hoặc không xác định được mức tiền cụ thể.
  • Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương. Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
  • Các khoản bổ sung không bao gồm tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.

>>>> Xem thêm:  Phụ cấp và trợ cấp khác nhau thế nào?

4. Chi tiết cách xác định mức lương đóng bảo hiểm xã hội với khối doanh nghiệp

Theo quy định nêu trên, từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2020, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương được xác định giống với quy định cũ tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

a. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội gồm những khoản gì?

 Từ ngày 01/01/2021 trở đi, tiền lương đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:

  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;

  • Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

  • Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

b. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội KHÔNG gồm những khoản gì?

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như:

  • Tiền thưởng theo quy định tại Điều 104, Bộ luật Lao động 2019;

  • Tiền thưởng sáng kiến;

  • Tiền ăn giữa ca;

  • Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;

  • Tiền hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

  • Các khoản tiền hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại Tiết c2, Điểm c, Khoản 5, Điều 3, Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 1/9/2021 do đó khi thực hiện tính lương đóng BHXH bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động cần đặc biệt lưu ý.

>> Xem thêm:  Xử phạt không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

4. Tóm tắt ý kiến tư vấn về vấn đề cách xác định mức lương đóng bảo hiểm xã hội

Với những phân tích ở trên, có thể tóm tắt tư vấn về việc Xác định mức lương đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp của bạn bao gồm:

  • Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, chức danh hoặc mức lương theo hợp đồng lao động;
  • Các khoản phụ cấp, bổ sung theo quy định của pháp luật.
  • Bạn cần lưu ý mức đóng BHXH cho nhân viên không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

Trên đây là phần tư vấn về xác định mức lương đóng bảo hiểm xã hội. Xin lưu ý là sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

5. Dịch vụ tư vấn luật lao động và Dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động của Luật Thái An

Việc sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật lao động sẽ giúp bạn hiểu rõ về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, với người sử dụng lao động. Để có thêm thông tin, hãy đọc bài viết Tư vấn luật lao động.

Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới lao động như chấm dứt hợp đồng lao động, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng người sử dụng lao động thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

Bạn có thể tham khảo bài viết Khởi kiện vụ án tranh chấp lao động của chúng tôi.

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG DỊCH VỤ LUẬT SƯ!

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói