Vợ đẻ chồng có quyền lợi gì? Thủ tục hưởng thế nào?

Chế độ thai sản là một chế độ về quyền và nghĩa vụ trong thời kì thai sản mà người lao động được hưởng. Ngoài ra, pháp luật  quy định chế độ thai sản của chồng của thai phụ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết điều này dẫn tới quyền và lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ. Để làm rõ vấn đề này, Công ty Luật Thái An với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật trong kinh doanh, đầu tư, dân sự…. xin được tư vấn trong bài viết dưới đây:

Câu hỏi của khách hàng:

Chào luật sư. tôi tên là Mạnh, hiện đang làm việc tại Cần Thơ. Tôi làm việc ở một công ty quảng cáo nên đang đóng bảo hiểm xã hội được khoảng 02 năm. Sắp tới vào tháng 5/2020 vợ tôi dự sinh em bé (sinh một con), thời gian đó tôi vẫn làm việc và đóng bảo hiểm ở công ty bình thường. Vợ tôi chỉ ở nhà nội trợ nên không tham gia bảo hiểm xã hội ở đâu cả.

Vậy khi vợ tôi đẻ thì tôi được hưởng chế độ gì không? Nếu được thì thủ tục giải quyết thế nào? Tôi xin cảm ơn.

Luật Thái An trả lời:

 Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời như dưới đây:

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh chế độ thai sản của chồng:

Cơ sở pháp lý điều chỉnh chế độ thai sản của chồng là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Vợ đẻ, chồng có được hưởng chế độ thai sản của chồng không?

Căn cứ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.”.

Theo đó, trong trường hợp bạn đang đóng bảo hiểm xã hội mà vợ bạn sinh con thì bạn được hưởng chế độ thai sản (trường hợp chồng đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con).

Quyền hưởng chế độ thai sản của chồng
Quyền hưởng chế độ thai sản của chồng – Nguồn ảnh minh họa: Internet

3. Quyền lợi khi hưởng chế độ thai sản của chồng có vợ sinh con

a. Thời gian hưởng chế độ thai sản của chồng khi vợ sinh con:

Căn cứ khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Theo đó, trường hợp bạn đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con (sinh một) thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với thời gian 05 ngày khi vợ sinh thường hoặc 07 ngày làm việc khi vợ bạn sinh phẫu thuật. Thời gian nghỉ việc này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ bạn sinh con.

b. Mức hưởng chế độ thai sản của chồng khi vợ sinh con

Khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản:

“1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;”

Theo đó, khi vợ bạn sinh con thì bạn hưởng với mức tính bằng: Lương bình quân 6 tháng trước khi vợ sinh : 24 x số ngày nghỉ.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014 (về trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi) và Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì người cha sẽ được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Do vợ bạn không tham gia bảo hiểm xã hội mà bạn có đóng bảo hiểm được hơn 2 năm cho đến lúc vợ bạn sinh nên bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần với mức 1.490.000x 2= 2.980.000 (khi vợ bạn sinh vào tháng 5/2020).

4. Thủ tục hưởng chế độ thai sản của chồng có vợ sinh con.

a. Hồ sơ:

Về hồ sơ, theo điểm 2.2 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho bạn gồm:

  • Bản sao giấy chứng sinh;
  • Hoặc bản sao giấy khai sinh;
  • Hoặc trích lục khai sinh.

Trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện thì bạn cần có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện việc vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì bạn có thể thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của vợ bạn thể hiện con chết.

b. Trình tự thực hiện để hưởng chế độ tài sản của chồng

Về trình tự thực hiện, căn cứ Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thủ tục làm chế độ thai sản cho chồng như sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, bạn cần nộp hồ sơ nêu trên cho người sử dụng lao động.

Bước 2. Người sử dụng tổng hợp hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ bạn, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 3. Cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan bảo hiểm sẽ giải quyết và chi trả chế độ trong thời hạn:

  • Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp do người sử dụng lao động đề nghị.
  • Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi để trả lời câu hỏi “Vợ đẻ chồng có quyền lợi gì? Thủ tục hưởng thế nào?”. Nếu bạn cần được tư vấn từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật bảo hiểm xã hội – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

quanly

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói