Thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài là một trong những thủ tục phức tạp, phức tạp hơn so với thủ tục phá sản doanh nghiệp trong nước. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc giải quyết. Hiểu được điều này, Công ty Luật Thái An với bề dầy nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, đầu tư, dân sự… xin được tư vấn về thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài trong bài viết dưới đây:
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài
Cơ sở pháp lý điều chỉnh thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài là Luật Phá sản 2014.
2. Thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài áp dụng cho đối tượng nào ?
Thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài áp dụng cho các đối tượng sau đây:
- Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người nước ngoài;
- Chủ nợ, con nợ là tổ chức, cá nhân nước ngoài.
3. Những khó khăn khi thực hiện thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài
Việc giải quyết yêu cầu phá sản có yếu tố nước ngoài gặp những khó khăn nhất định:
- Đối với chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài: Trong trường hợp chù đầu tư nước ngoài bị phá sản, liên doanh của họ lập với đối tác Việt Nam lúng túng, không rõ ai sẽ đại diện cho phần vốn nước ngoài tại liên doanh để tham gia vào quá trình giải quyết phá sản.
- Đối với doanh nghiệp liên doanh: Doanh nghiệp liên doanh tự mình đề nghị Toà án mở thủ tục phá sản thì người đại diện theo pháp luật là người nước ngoài có thể đã về nước mà không thông báo. Hiện nay, chưa có cơ chế cấm xuất cảnh nào đối với những người này. Phía Việt Nam trong liên doanh cũng không có quyền yêu cầu họ ở lại.
- Đối với chủ nợ, con nợ: Khi chủ nợ, con nợ là người nước ngoài, nhiều trường hợp công văn của Toà án gửi đi, nhưng chủ nợ, con nợ không nhận được. Nhiều trường hợp họ đã chuyên trụ sở và không thông báo cho doanh nghiệp Việt Nam biết.
Trong trường hợp tỉ lệ nợ nước ngoài khá cao dẫn đến tình trạng khó có thể mở Hội nghị chủ nợ. Bởi vậy, nếu không thể thông báo cho chủ nợ nước ngoài, vụ phá sản có thể sẽ lâm vào tình trạng bế tẳc, không thể đình chỉ, cũng không thể tiếp tục.

4. Những quy định bổ sung khi thực hiện thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài
Luật Phá sản 2014 đã bổ sung các quy định về phá sản có yếu tố nước ngoài như sau:
a. Quy định về người tham gia thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài
Theo quy định hiện hành, người tham gia thủ tục phá sản là người nước ngoài phải thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản của Việt Nam. Như vậy, về cơ bàn, không có sự khác biệt giữa việc người tham gia thù tục phá sản là người Việt Nam hay người nước ngoài sinh sống, làm ăn tại Việt Nam hay ở nước ngoài và có hên quan đến doanh nghiệp, họp tác xã mất khả năng thanh toán.
b. Quy định về ủy thác tư pháp trong thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài
Trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản có yêu tố nước ngoài, Toà án thực hiện uỷ thác tư pháp theo hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tẳc có đi có lại. Thủ tục ủy thác tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, pháp luật về tương trợ tư pháp.
c. Quy định về thi hành quyết định giải quyết phá sản của Tòa án nước ngoài
Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành quyết định giải quyết phá sản của Toà án nước ngoài. Việc công nhận và cho thi hành quyết định giải quyết phá sản của Toà án nước ngoài thực hiện theo quy định của hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam là thành viên và quy định khác của pháp luật về tương trợ tư pháp.
Trên đây là phần tư vấn về thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp và luật đầu tư. Luật sư sẽ luôn đồng hành hỗ trợ. Để tìm hiểu thêm về vấn đề phá sản, hãy tham khảo các bài viết trong chuyên mục:
===>>> Xem thêm: Các vấn đề về phá sản và giải thể
6. Dịch vụ luật sư doanh nghiệp của Luật Thái An
Trong bối cảnh kinh doanh sôi động, doanh nghiệp càng phát triển thì việc kinh doanh và quản trị doanh nghiệp càng khó khăn, phức tạp. Một trong các thách thức đối với tất cả các doanh nghiệp là bảo đảm hoạt động kinh doanh và quản trị doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật.
Làm được điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý như bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cũng như phòng ngừa ranh chấp lao động, tranh chấp nội bộ doanh nghiệp hoặc các kiện tụng từ phía khách hàng, đối tác…
Nếu bạn cần được tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư… hãy tham khảo bài viết Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp của chúng tôi.
7. Lưu ý
- Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
- Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
- Để giải đáp mọi vấn đề pháp lý liên quan hoặc cần ý kiến pháp lý chuyên sâu cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật hoặc gửi Email theo địa chỉ contact@luatthaian.vn. Bạn cũng có thể để lại tin nhắn qua Zalo Công ty Luật Thái An nếu cần sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi.
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.