Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như thế nào ?

Tranh chấp lao động cá nhân là vấn đề xảy ra một cách thường xuyên trên nhiều lĩnh vực gây ra nhiều vấn đề nhức nhối xung quanh. Hầu hết, các cá nhân đều không biết cách giải quyết các tranh chấp sảy ra, thậm chí còn gây ra các hành vi trái pháp luật. Để cung cấp các thông tin pháp luật trên lĩnh vực này, Công ty Luật Thái An với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn các lĩnh vực dân sự, lao động… trong lĩnh vực dưới đây.

1. Cơ sở pháp lý:

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Thế nào là tranh chấp lao động cá nhân ?

Tranh chấp lao động cá nhân là bất đồng, xung đột về quyền và lợi ích giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động, có thể là:

  • tranh chấp lao động liên quan tới hợp đồng lao động
  • tranh chấp lao động liên quan tới việc làm
  • tranh chấp lao động liên quan tới tiền lương, thu nhập
  • tranh chấp lao động liên quan tới điều kiện lao động
  • tranh chấp lao động liên quan tới học nghề và dạy nghề
Tranh chấp lao động cá nhân về tiền lương
Tranh chấp lao động cá nhân về tiền lương – Nguồn ảnh minh họa: Internet

3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Khi một người gặp những xung đột như nêu ở trên, người đó cần biết cách tháo gỡ và phải tìm tới đúng “địa chỉ”, bởi vì chỉ những người và tổ chức có thẩm quyền thì mới có khả năng giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân. Có người làm đơn kiện gửi công an, gửi chính quyền địa phương như ủy ban nhân dân phường nhưng các đơn từ đó sẽ không được giải quyết.

Điều 200 Bộ luật Lao động 2012 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:

“Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

  1. Hòa giải viên lao động.

  2. Tòa án nhân dân.”

a. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hòa giải viên lao động:

Hòa giải viên lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân khi có đơn yêu cầu hòa giải của một trong các bên tranh chấp và theo sự phân công của cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Hoà giải viên lao động do cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cử để hoà giải tranh chấp.

Tuy nhiên, cần lưu ý các trường hợp tranh chấp lao động sẽ không được hòa giải bởi Hòa giải viên lao động, đó là:

  • Sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
  • Tranh chấp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại liên quan tới đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

b. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Tòa án:

Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp lao động cá nhân khi một trong các bên có đơn yêu cầu tòa án giải quyết trong một số trường hợp sau:

  • Tranh chấp lao động cá nhân đã được xử lý bởi hòa giải viên lao động, tuy nhiên việc hòa giải không thành công, hai bên tranh chấp vẫn tiếp tục bất đồng.
  • Tranh chấp lao động cá nhân đã được xử lý bởi hòa giải viên lao động, hai bên tranh chấp đã đi tới thỏa thuận tuy nhiên một trong các bên sau đó không thực hiện thỏa thuân hòa giải đã có.
  • Tranh chấp lao động cá nhân đã được đưa tới hòa giải viên lao động để giải quyết nhưng hết thời hạn rồi mà không giải quyết.
  • Tranh chấp lao động cá nhân không bắt buộc phải thông qua thủ tục của hòa giải viên theo luật định, đó là các tranh chấp:
    • Tranh chấp khi người lao động bị sa thải hoặc tranh chấp khi người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
    • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
    • Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
    • Tranh chấp về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội;
    • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Bạn cũng cần xác định chính xác Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của mình, là tòa án cấp nào: cấp tỉnh hay cấp huyện, là tòa án nơi bị đơn hay nguyên đơn cư trú. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn vui lòng đọc bài viết sau:

===>>> Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Tòa án

6. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:

a. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải viên lao động:

Trước tiên, một trong các bên tranh chấp sẽ gửi đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp tới Phòng Lao dộng-Thương Binh và Xã hội nơi có trụ sở chính của người sử dụng lao động.

Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.

Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng, nếu không thỏa thuận được, hòa giải viên đưa ra phương án hòa giải để hai bên xem xét. Nếu hai bên chấp nhận, hòa giải viên lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án mà hòa giải viên đưa ra hoặc một bên tranh chấp được triệu tập đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành.

b. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động thông qua tòa án nhân dân:

Như đã nêu trên, đối với những tranh chấp không bắt buộc thông qua hòa giải hoặc tranh chấp phải qua hòa giải nhưng không thành hoặc một trong hai bên tranh chấp không thực hiện đúng các thỏa thuận theo biên bản hòa giải hoặc hết thời hạn giải quyết mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thông qua Tòa án được giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng dân sự quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Để hiểu hơn về thủ tục khởi kiện, bạn hãy đọc bài viết

===>>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự.

5. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:

Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

===>>> Xem thêm: Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp lý của Luật Thái An. Bạn sẽ được giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

6. Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động của Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật lao động là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, với người sử dụng lao động. Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Thái An để được tư vấn cụ thể.

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói