Sáp nhập công ty, doanh nghiệp như thế nào ?

Trong một nền kinh tế sôi động, cùng xu thế hội nhập quốc tế thì việc chia tách, sáp nhập công ty, doanh nghiệp là sự việc không hiếm thấy. Quy trình này cần thực hiện cẩn trọng, tuân thủ các quy định của pháp luật thì mới đảm bảo lợi ích của các bên. Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về sáp nhập công ty, sáp nhập doanh nghiệp trong bài viết dưới đây:

Câu hỏi của khách hàng về vấn đề sáp nhập công ty, sáp nhập doanh nghiệp

Chào Công ty Luật Thái An.

Tôi tên là Phan Văn Thanh, cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi là Chủ tịch HĐQT một công ty cổ phần. Nhìn chung là công ty làm ăn thua lỗ nhiều năm. Gần đây một người bạn mời tôi cùng kinh doanh, bằng cách nhập công ty tôi vào công ty anh ý. Anh ý bảo là làm vậy sẽ có lợi cho tôi vì công ty anh ý làm ăn phát đạt, sẽ giúp cho công ty của tôi làm ăn khấm khá hơn.

Tôi cũng chưa rõ việc này thực ra là thế nào ? Rất mong được luật sư giải đáp.

Công ty Luật Thái An tư vấn về sáp nhập công ty, sáp nhập doanh nghiệp

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Việc người bạn mời anh nhập công ty của anh vào công ty của anh ta thực chất là việc sáp nhập công ty. Chúng tôi xin tư vấn chi tiết về việc này dưới đây:

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh sáp nhập công ty, sáp nhập doanh nghiệp

Cơ sở pháp lý điều chỉnh sáp nhập công ty, doanh nghiệp là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Sáp nhập công ty, sáp nhập doanh nghiệp là gì ?

Sáp nhập công ty, sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, theo đó, một hoặc một số doanh nghiệp có thể được sáp nhập vào một doanh nghiệp khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang doanh nghiệp nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

3. Ý nghĩa của việc sáp nhập công ty, sáp nhập doanh nghiệp là gì ?

Khi sáp nhập công ty, doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị sáp nhập mất đi nhưng vẫn tồn tại doanh nghiệp nhận sáp nhập. Mọi giá trị của doanh nghiệp bị sáp nhập được chuyển giao cho doanh nghiệp nhận sáp nhập và dẫn đến sự lớn mạnh hơn về quy mô và thị phần cho doanh nghiệp đó.

Dấu hiệu “một mất một còn” này cho thấy tính chất “thôn tính” của doanh nghiệp nhận sáp nhập và sự yếu thế của doanh nghiệp bị sáp nhập, cho dù giữa các doanh nghiệp này tồn tại một hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp. Đây là sự khác biệt cơ bản giữa sáp nhập với hợp nhất vì việc hợp nhất doanh nghiệp dựa trên sự thỏa thuận bình đẳng của các công ty, doanh nghiệp hợp nhất.

4. Công ty, doanh nghiệp nào có thể tiến hành sáp nhập ?

Hiện nay Luật Doanh nghiệp năm 2014 chỉ có quy định về sáp nhất công ti TNHH, CTCP, công ti hợp danh. Như vậy doanh nghiệp tư nhân chưa thể tiến hành sáp nhập.

5. Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp

Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định:

“Cấm các trường hợp hợp nhất doanh nghiệp mà theo đó doanh nghiệp hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan và trường hợp doanh nghiệp hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì phải thông báo cho cơ quan quản lí cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp được miễn trừ theo quy định.”

Như vậy, khi hợp nhất doanh nghiệp cần lưu ý đến các quy định của pháp luật cạnh tranh nếu không thì việc hợp nhất có thể sẽ không đạt được:

  • Nếu việc hợp nhất dẫn đến việc doanh nghiệp hợp nhất chiếm trên 50% thị phần trên thị trường liên quan thì việc hợp nhất sẽ không được chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền.
  • Còn nếu thị phần là từ 30% đến 50% thì trước khi tiến hành hợp nhất, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh. Sau khi được cơ quan quản lý cạnh tranh cho ý kiến cho phép thì doanh nghiệp mới tiến hành thủ tục tiếp theo.

4 bước sáp nhập công ty, sáp nhập doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?

4 bước sáp nhập công ty, sáp nhập doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?

6. Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp, sáp nhập công ty như thế nào ?

Việc sáp nhập công ty, doanh nghiệp được tiến hành với các bước cơ bản như sau:

a) Quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp về việc sáp nhập công ty, sáp nhập doanh nghiệp;

b) Lên phương án sáp nhập công ty, sáp nhập doanh nghiệp:

Các bên chuẩn bị Hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp gồm các nội dung chính sau:

  • tên, địa chỉ trụ sở chính cua doanh nghiệp nhận sáp nhập;
  • tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp bị sáp nhập;
  • thủ tục và điều kiện sáp nhập;
  • phương án sử dụng lao động;
  • cách thức, thủ tục, thời hạn và điền kiện chuyển đổi tài sản, chuyên đổi phần vốn góp, cổ phầ’’ phiếu của doanh nghiệp bị sáp nhập thành phần vốn góp hay cổ phiếu của doanh nghiệp nhận sáp nhập;
  • thời hạn sáp nhập

Trên cơ sở đó, các bên cũng chuẩn bị Điều lệ của công ty sáp nhập.

c) Thông qua phương án sáp nhập công ty, sáp nhập doanh nghiệp:

Chủ sở hữu/đồng chủ sở hữu của công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập, điều lệ của công ty sáp nhập.

Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.

d) Tiến hành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp bị sáp nhập

Các bên liên quan làm việc với cơ quan đăng ký kinh doanh để tiến hành đồng thời hai việc sau:

  • cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
  • thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:

  • Hợp đồng sáp nhập công ty, doanh nghiệp
  • Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập.
  • Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập.

7. Hệ quả của việc sáp nhập công ty, sáp nhập doanh nghiệp

Sau khi sáp nhập, công ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt tồn tại. Công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

8. Các vấn đề liên quan tới sáp nhập công ty, sáp nhập doanh nghiệp

Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan tới sáp nhập công ty, doanh nghiệp, bạn hãy đọc các bài viết trong mục BÀI VIẾT LIÊN QUAN dưới đây. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp và luật đầu tư – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

9. Dịch vụ luật sư doanh nghiệp của Luật Thái An

Trong bối cảnh kinh doanh sôi động, doanh nghiệp càng phát triển thì việc kinh doanh và quản trị doanh nghiệp càng khó khăn, phức tạp. Một trong các thách thức đối với tất cả các doanh nghiệp là bảo đảm hoạt động kinh doanh và quản trị doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật. Làm được điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý như bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cũng như phòng ngừa ranh chấp lao động, tranh chấp nội bộ doanh nghiệp hoặc các kiện tụng từ phía khách hàng, đối tác…

Nếu bạn cần được tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư… hãy tham khảo bài viết Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp của chúng tôi.

 HÃY LIÊN HỆ NGAY LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG DỊCH VỤ!


Tác giả bài viết:

Luật sư Lê Văn Thiên

Thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam, thành viên Đoàn Luật sư Hà Nội

Cử nhân Đại học Luật Hà Nội (tháng 6/2000)

Thẻ Luật sư số 1395/LS cấp (tháng 8/2010)

Lĩnh vực hành nghề: Hôn nhân gia đình, Tố tụng, Dân sự

quanly

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói