Phụ lục hợp đồng lao động là một phần quan trọng và thường xuyên được sử dụng trong quản lý nhân sự, đặc biệt là khi có sự điều chỉnh hoặc bổ sung vào nội dung chính của hợp đồng lao động. Phụ lục được xem là một công cụ linh hoạt, phụ lục giúp đảm bảo tính chính xác và linh hoạt trong việc thay đổi điều khoản lao động mà không cần phải ký kết một hợp đồng mới.
Qua phụ lục hợp đồng lao động, cả nhà tuyển dụng và người lao động có thể thực hiện sự điều chỉnh về mức lương, thời gian làm việc, quyền lợi và nghĩa vụ khác một cách minh bạch và hợp pháp. Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt, phản ánh sự đồng thuận giữa các bên và đồng thời bảo vệ quyền lợi của cả nhân viên và doanh nghiệp. Bài viết tư vấn của chúng tôi sẽ trình bày về vấn đề này.
Căn cứ vào điều 22 bộ luật lao động 2019 thì phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Theo đó, phụ lục hợp đồng cũng là phần của hợp đồng và có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng. Đây là một bộ phận của hợp đồng và thường được sử dụng cho mục đích trong quá trình làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động có những thỏa thuận mới đối với công việc đang làm. Nội dung của phụ lục hợp đồng lao động không được trái với nội dung của hợp đồng lao động.
Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Dưới đây là mẫu Phụ lục Hợp đồng lao động mới nhất, bạn có thể tham khảo và sử dụng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Số:…….
Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Hợp đồng lao động số…. ngày……
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên.
Phụ lục Hợp đồng lao động này (“ Phụ lục”) được lập ngày ……. Tháng…… năm ……, tại …………………..bởi các bên sau đây:
Bên A: Người sử dụng lao động
Đơn vị
:
Đại diện
: Ông Quốc tịch: Việt Nam
Chức vụ
:
Mã số thuế
:
Địa chỉ trụ sở chính
:
Số điện thoại
:
Bên B: Người lao động
Ông/bà:
: Quốc tịch:
Sinh ngày
: Giới tính:
Số CMND / CCCD/Hộ chiếu
: …………………….. Cấp ngày:…………..
Tại:…………………………………
:
Địa chỉ thường trú
:
Chỗ ở hiện nay
:
Số điện thoại
:
Sau khi đàm phán, thương lượng hai Bên thống nhất ký kết Phụ lục Hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Hợp đồng lao động số ký ngày 03/01/2021 giữa ……………………….và …………………..với các điều khoản và điều kiện sau:
ĐIỀU 1: NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
Ghi nội dung chi tiết về việc sửa đổi, bổ sung điều, khoản nào của hợp đồng lao động
ĐIỀU 2: ĐIỀU KHOẢN KHÁC.
2.1 Phụ lục Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2.2 Phụ lục Hợp đồng này là một phần nội dung không thể tách rời của Hợp đồng lao động số ……………….ký ngày ……………………….
2.3 Các điều khoản khác tại Hợp đồng lao động số ……………….ký ngày ……………………….vẫn giữ nguyên hiệu lực áp dụng và thi hành.
2.4 Phụ lục Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản làm căn cứ thực hiện.
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NGƯỜI LAO ĐỘNG
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
4. Khi nào ký kết phụ lục hợp đồng lao động ? Thời gian báo trước là bao lâu ?
Căn cứ theo Điều 33 bộ luật lao động 2019:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
5. Phụ lục hợp đồng quy định khác hợp đồng lao động thì sao ?
Cũng theo điều 22 bộ luật lao động 2019 thì phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động. Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Như vậy, phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Lưu ý quan trọng:
Đối với điều khoản quy định về thời hạn của hợp đồng thì không được sửa đổi. Bắt buộc trong trường hợp này người lao động và người sử dụng lao động muốn kéo dài thời gian lao động hơn so với hợp đồng gốc đã ký trước đó thì chỉ có thể giao kết với nhau một hợp đồng có thời hạn khác.
Nếu người sử dụng lao động sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động thì sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
6. Phụ lục hợp đồng lao động quy định trái với hợp đồng thì sao ?
Căn cứ theo điều 403 bộ luật dân sự 2015:
Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Vì phụ lục hợp đồng lao động là một phần của hợp đồng lao động nên nếu nội dung của phụ lục hợp đồng lao động trái với hợp đồng lao động thì phụ lục hợp đồng lao động sẽ không có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Lưu ý: Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động bị vô hiệu thì hợp đồng lao động vẫn có hiệu lực, tuy nhiên nếu hợp đồng lao động bị vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần thì phụ lục hợp đồng lao động cũng sẽ bị vô hiệu tương ứng với điều khoản bị vô hiệu trong hợp đồng lao động.
KẾT LUẬN
Phụ lục hợp đồng lao động là một phần quan trọng giúp bổ sung, điều chỉnh, hoặc mở rộng các điều khoản trong hợp đồng lao động cơ bản. Khi kết luận về phụ lục hợp đồng lao động cần có một số điểm cần được xem xét.
Trước hết, phụ lục hợp đồng là công cụ linh hoạt, giúp thích nghi với những thay đổi trong quy định, chính sách hoặc điều kiện làm việc mà không cần phải thay đổi toàn bộ hợp đồng. Điều này làm giảm bớt sự phức tạp trong quản lý lao động và tạo thuận lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động.
Thứ hai, phụ lục giúp mô tả rõ ràng và chi tiết những điều khoản mới hoặc thay đổi, tạo nền tảng để việc thực hiện và đánh giá được diễn ra một cách minh bạch và công bằng. Điều này giúp ngăn chặn hiểu lầm và tranh cãi trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động. Như vậy phụ lục hợp đồng lao động là một công cụ linh hoạt và hữu ích để thích nghi nhanh chóng sự biến động trong môi trường lao động, đồng thời đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong quan hệ lao động.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về “Phụ lục hợp đồng lao động”. xin lưu ý là thời điểm đăng bài này, các quy định của pháp luật có thể đã thay đổi. Hãy gọi tới tổng đài tư vấn luật lao động để được hỗ trợ kịp thời.
Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình * Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình
Bài viết mới nhất của Nguyễn Văn Thanh (Xem tất cả)
ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT THÁI AN BỀ DẦY TRÊN 15 NĂM KINH NHIỆM TƯ VẤN LUẬT UY TÍN VÀ CHẤT LƯỢNG TẠI VIỆT NAM
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.
Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
Để đượcCung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)