Điều kiện giải thể doanh nghiệp là gì ?

Giải thể được hiểu là  sự chấm dứt tồn tại của một tổ chức. Giải thể trước hết là hoạt động thanh lý tài sản, thanh toán nợ nần, tiến tới chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp để rút khỏi thị trường. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan tới doanh nghiệp giải thể thì pháp luật quy định các điều kiện giải thể. Công ty Luật Thái An xin trình bầy cụ thể dưới đây:

giai the ho kinh doanh 1

1.Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc giải thể doanh nghiệp

Cơ sở pháp lý điều chỉnh là các văn bản pháp luật như sau:

  • Luật Doanh nghiệp năm 2014
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

2. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Căn cứ Khoản 1 Điều 201 Luật doanh nghiệp năm 2014 về các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

“a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

Theo đó, Luật doanh nghiệp năm 2014 ghi nhận, chủ sở hữu doanh nghiệp vì những lý do khác nhau, chẳng hạn như lợi nhuận thấp, thua lỗ kéo dài, có mâu thuẫn nội bộ, không còn phù hợp với mục đích kinh doanh đề ra ban đầu,… và nhiều yếu tố khác mà không muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh thì họ hoàn toàn có quyền quyết định việc giải thể doanh nghiệp. Đây là quyết định hoàn toàn mang tính tự nguyện và chủ động của chủ doanh nghiệp.

Như vậy, chủ sở hữu công ty có thể quyết định giải thể doanh nghiệp hoặc bắt buộc phải thực hiện giải thể trong một số trường hợp mà doanh nghiệp không còn thoả mãn các điều kiện tồn tại theo quy định của pháp luật hoặc kinh doanh vi phạm pháp luật. Xét thấy, theo thông tin bạn cho biết thì việc giải thể công ty nơi bạn làm việc là trường hợp giải thể tự nguyện theo quyết định của chủ sở hữu công ty.

3. Điều kiện giải thể doanh nghiệp

Về nguyên tắc, doanh nghiệp chỉ được rút khỏi thị trường khi xử lý ổn thỏa các nghĩa vụ đã tạo lập ra trong quá trình hoạt động. Do đó, pháp luật luôn coi đây là điều kiện quan trọng nhất để giải thể một doanh nghiệp. Nếu không đáp ứng được điều kiện này, thủ tục phá sản có thể được áp dụng để doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.

Khoản 2 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định như sau:

“2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp”.

Theo quy định trên, nếu muốn giải thể doanh nghiệp thì phải đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

  • Đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty, bao gồm:
    • Các khoản nợ lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
    • Nợ thuế;
    • Các khoản nợ khác.

Lưu ý: Doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo thứ tự nêu trên.

  • Công ty không đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hay Trọng tài.

Yêu cầu đảm bảo phải trả hết nợ được thể hiện khá rõ trong thủ tục giải thể. Khoản 3, khoản 5 Điều 202 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định như sau:

“Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.”

4. Tóm tắt tư vấn

Dù là trường hợp tự nguyện giải thể hay bắt buộc giải thể thì doanh nghiệp cũng phải đáp ứng điều kiện tại khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2014 mới được giải thể, nếu không doanh nghiệp sẽ không thể chấm dứt hoạt động bằng thủ tục giải thể. Trường hợp công ty bạn đang nợ lương người lao động thì công ty sẽ không thể chấm dứt hoạt động bằng thủ tục giải thể. Khi đó, công ty phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến người lao động. Khoản nợ lương của người lao động công ty bạn sẽ được ưu tiên thanh toán trước các khoản nợ khác của công ty.

5. Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Các bước giải thể và hồ sơ giải thể doanh nghiệp được trình bầy cụ thể trong bài viết Thủ tục giải thể doanh nghiệp của chúng tôi.

Nếu bạn cần được tư vấn từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp và luật đầu tư. Luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

quanly

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói