Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính

Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020 đã khắc phục cơ bản những hạn chế còn tồn đọng trong pháp luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Tuy nhiên, quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính thì không có nhiều thay đổi. Các nhà làm luật vẫn giữ nguyên quan điểm cơ bản về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính nên không bổ sung cũng không bỏ hình thức nào. Để bạn đọc hiểu rõ quy định của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, Luật Thái An đã có bài viết dưới đây:

1. Cơ sở pháp lý quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính

Cơ sở pháp lý quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là các văn bản dưới đây:

2. Thế nào là xử phạt vi phạm hành chính?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012; sửa đổi, bổ sung năm 2020 (Luật xử lý vi phạm hành chính) thì:

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính vẫn bao gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và trục xuất.

===>>> Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

a) Hình thức xử phạt vi phạm hành chính: Cảnh cáo

Có thể nói, trong các hình thức xử phạt vi phạm hành chính thì cảnh cáo là hình thức xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng rất phổ biến. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính này được áp dụng khi người vi phạm hành chính ở mức nhẹ. Khi áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính cảnh cáo chủ yếu sẽ mang tính giáo dục đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.

Khác với đối tượng bị áp toà án tuyên hình phạt cảnh cáo theo thủ tục tổ tụng hình sự, người bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo không được coi là có án tích và không bị ghi vào lí lịch tư pháp.

Theo quy định tại Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì: “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản”. Theo đó, hình thức xử phạt vi phạm hành chính cảnh cáo sẽ có các đặc điểm sau:

  • Cảnh cáo chỉ áp dụng với tính chất là hình thức xử phạt chính mà không áp dụng là hình thức xử phạt bổ sung
  • Hình thức xử phạt vi phạm hành chính cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên và tổ chức thực hiện vi phạm hành chính trong trường hợp người đó vi phạm hành chính không nghiêm trọng; có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Cần lưu ý là khi áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính là cảnh cáo trong trường hợp này thì bắt buộc phải có đầy đủ 3 yếu tố nêu trên. 
  • Hình thức xử phạt vi phạm hành chính cảnh cáo được áp dụng đối với mọi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Điều đặc biệt là khi nhóm đối tượng này vi phạm hành chính, dù vi phạm hành chính do họ thực hiện có nghiêm trọng đến mức độ nào thì cũng đều áp dụng hình thức xử phát cảnh cáo mà không được áp dụng các hình thức xử phạt khác.
  •  Hình thức xử phạt vi phạm hành chính cảnh cáo được quyết định bằng văn bản theo thủ tục xử phạt không lập biên bản (thủ tục đơn giản). Việc xử phạt cảnh cáo dưới hình thức “bằng miệng” sẽ không có giá trị pháp lý và không được coi là xử phạt cảnh cáo.

===>>> Xem thêm: Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

b) Hình thức xử phạt vi phạm hành chính: Phạt tiền

Phạt tiền là một trong những hình thức xử phạt vi phạm hành chính diễn ra hàng ngày trên hầu khắp các lĩnh vực. Đây là một công cụ xử phạt hành chính hiệu quả, dễ dàng áp dụng với mọi đối tượng vi phạm.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, mức phạt tiền khi vi phạm hành chính đã được nâng lên, mức phạt tối thiểu là 50.000 đồng đối với cá nhân và 100.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Đối với một số lĩnh vực như lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hoá; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh thì pháp luật khống chế, mức tối đa áp dụng đối với các vi phạm này căn cứ vào số tiền cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc được lợi từ vi phạm để xác định theo quy định của các luật tương ứng.

các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Phạt tiền là một trong các hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng phổ biến hiện nay – Ảnh minh họa: Internet.

Ngoài ra, đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội. 

Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa :

  • Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;
  • Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.

Cần lưu ý rằng: mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

===>>> Xem thêm: Tình tiết tăng nặng khi xử phạt hành chính

c) Hình thức xử phạt vi phạm hành chính: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính thì:

“Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề”.

Đối với hình thức xử phạt vi phạm hành chính là đình chỉ hoạt động có thời hạn sẽ được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong hai trường hợp sau:

  • Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;
  • Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.

===>>> Xem thêm:  Xử phạt vi phạm hành chính

Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động sẽ từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.

Khác với các hình thức xử phạt vi phạm hành chính như cảnh cáo, phạt tiền, hình thức xử phạt này được áp dụng với tính chất là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung. hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nghiêm trọng.

Theo đó, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt nhằm tước bỏ quyền sở hữu của người vi phạm đối với vật, tiền, hàng hoá, phương tiện và chuyển sang quyền sở hữu nhà nước. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được áp dụng đối với các vi phạm do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Điều đó có nghĩa là, hình thức xử phạt này không thể được áp dụng đối với vi phạm hành chính được thực hiện do lỗi vô ý của cá nhân, tổ chức.

===>>> Xem thêm: Tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt hành chính

e) Hình thức xử phạt vi phạm hành chính: Trục xuất

Theo quy định của pháp luật: Trục xuất là hình thức xử phạt vi phạm hành chính buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là một quy định hoàn toàn hợp lý nhưng Luật xử lý vi phạm hành chính không quy định cụ thể đối tượng người nước ngoài thực hiện vi phạm hành chính trong những lĩnh vực nào, tính chất, mức độ nguy hiểm đến đâu thì bị trục xuất. 

Trục xuất có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.

Trên đây là tư vấn của Luật Thái An về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật  của Công ty Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

4. Dịch vụ khiếu nại hành chính Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn về khiếu nại là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội. Nhằm hỗ trợ các cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, Công ty Luật Thái An cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khiếu nại như sau:

  • Tư vấn về quyền lợi của khách hàng trong vụ việc cụ thể;
  • Kiểm tra căn cứ, điều kiện khiếu nại, tố cáo hành chính;
  • Soạn thảo, hướng dẫn nộp đơn  khiếu nại hành chính;
  • Xác minh, thu thập chứng cứ, đối thoại giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo hành chính;
  • Tư vấn cho khách hàng về trình tự, thủ tục khiếu nại;
  • Đại diện tham gia quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính;
  • Tư vấn khởi kiện khi khách hàng có nhu cầu.

===>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư tranh tụng, khiếu nại, tố cáo

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói