Bị tai nạn lao động trong giờ giải lao có được bồi thường không ?

Tai nạn lao động là những trường hợp khó có thể tránh khỏi, nhất là khi người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại. Nhiều người lao động thắc mắc liệu bị tai nạn lao động thì có được bồi thường hay không. Để giải đáp câu hỏi này, Công ty Luật Thái An với mục tiêu bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động, chúng tôi sẽ tư vấn về công ty có phải bồi thường tai nạn lao động trong giờ giải lao trong bài viết này.

Câu hỏi của khách hàng: Có phải bồi thường tai nạn lao động trong giờ giải lao hay không?

Chào Luật sư. Tôi tên là D, 29 tuổi. Công ty tôi chuyên sản xuất các mặc hàng may mặc. Vừa qua, trong lúc giải lao anh A đang đi thì đột nhiên cánh quạt rơi xuống đầu khiến anh bị té ngã, làm hàng hai bên đổ xuống liên tục đè lên người anh. Chúng tôi lập tức đưa anh A đến bệnh viện thì bác sỹ kết luận đầu và người anh bị thương nặng.

Về sau chúng tôi có đưa anh đi giám định sức khỏe tại trung tâm y tế thì kết quả anh bị suy giảm lao động 35%. Anh làm việc với công ty được 2 năm có ký hợp đồng lao động và có đóng bảo hiểm xã hội.

Tai nạn này xảy ra trong giờ giải lao, ngoài việc phải chi trả chi phí điều trị, tiền lương thì công ty có phải bồi thường tai nạn lao động cho anh A hay không? Nếu có thì điều kiện, mức bồi thường, thủ tục thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Cảm ơn Luật sư.

Luật Thái An trả lời câu hỏi về bồi thường tai nạn lao động trong giờ giải lao

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Về vấn đề công ty có phải bồi thường tai nạn lao động trong giờ giải lao, chúng tôi xin trả lời như dưới đây:

1. Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý điều chỉnh là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Công ty có phải bồi thường tai nạn lao động trong giờ giải lao?

Căn cứ theo Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

“1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này”.

Dựa vào thông tin Quý công ty cung cấp, chúng tôi nhận thấy:

  • Nơi diễn ra tai nạn là nơi anh A làm việc và thời điểm diễn ra tai nạn là trong giờ giải lao.
  • Theo kết quả giám định hiện anh A bị suy giảm khả năng lao động 35%.
  • Đây là tai nạn không thuộc trường hợp khoản 1 Điều 40 Luật này.

Căn cứ vào quy định của pháp luật nêu trên thì việc anh A bị tai nạn trong giờ giải lao đủ điều kiện để hưởng chế độ tai nạn lao động.

Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, Công ty có trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động cho người lao động bị tai nạn lao động.

Do đó dựa vào quy định đã phân tích trên công ty phải có trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động kể cả trong giờ giải lao cho anh A.

>>> Xem thêm: Gặp tai nạn trên đường đi công tác

>>> Xem thêm: Tai nạn lao động khi không ký hợp đồng lao động

Người lao động được bồi thường tai nạn lao động
Người lao động được bồi thường tai nạn lao động – Nguồn ảnh minh họa: Internet

3. Mức bồi thường tai nạn lao động trong giờ giải lao như thế nào?

Khoản 4 Điều 38 Luật An toàn Vệ sinh Lao động 2015Khoản 3 Điều 3 Thông tư 04/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có quy định về mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động như sau:

“a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này:

Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}

Trong đó:

– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

– 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;

– a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.

Ví dụ 1:

– Ông A bị bệnh nghề nghiệp, giám định sức khỏe lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức bồi thường lần thứ nhất cho ông A tính như sau:

Tbt = 1,5 + {(15 – 10) x 0,4} = 3,5 (tháng tiền lương).

– Định kỳ, ông A giám định sức khỏe lần thứ hai thì mức suy giảm khả năng lao động được xác định là 35% (mức suy giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 20%). Mức bồi thường lần thứ hai cho ông A là:

Tbt = 20 x 0,4 = 8.0 (tháng tiền lương)”.

Trường hợp anh A bị tai nạn lao động, giám định sức khỏe lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 35%. Theo quy định trên thì mức bồi thường phụ thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động, anh A được hưởng ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương và cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức trên. Do đó mức bồi thường lần thứ nhất cho anh A tính như sau:

Tbt = 1,5 + {(35 – 10) x 0,4} = 11,5 (tháng tiền lương).

>>> Xem thêm:  Hưởng chế độ tai nạn lao động

4. Về thủ tục bồi thường tai nạn lao động trong giờ giải lao

Tại Điều 7 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH quy định về việc người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường tai nạn lao động cho người lao động. Hồ sơ bồi thường gồm các tài liệu sau:

  • Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương;
  • Biên bản giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động;
  • Bản sao có giá trị pháp lý biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông của công an giao thông hoặc giấy xác nhận của công an khu vực hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương;
  • Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động;

Tóm lại, theo quy định của pháp luật, ngoài chi phí y tế, tiền lương cho người lao động, công ty còn có trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động cho người lao động, kể cả khi tai nạn xảy ra trong giờ giải lao vì khoảng thời gian này vẫn được xem là thời gian thực hiện công việc.

Hơn nữa bồi thường tai nạn lao động không chỉ là thực hiện quy định của pháp luật mà còn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của công ty đối với người lao động.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề bồi thường tai nạn lao động. Xin lưu ý là sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

5. Dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp lao động của Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn về lao động là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các tình huống liên quan tới lao động. rường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới lao động thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Bạn có thể tham khảo bài viết Khởi kiện vụ án tranh chấp lao động của chúng tôi.

quanly

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói