Bồi thường tai nạn lao động là nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp liên quan tới nghĩa vụ bảo đảm an toàn lao động của mình. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi sảy ra tai nạn, Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về bồi thường tai nạn lao động khi không ký hợp đồng lao động.
Câu hỏi của khách hàng về vấn đề bồi thường tai nạn lao động khi không ký hợp đồng lao động
Chào luật sư. Tôi tên là Thu Minh, 33 tuổi, hiện đang cư trú tại thành phố Vinh. Tôi có một thắc mắc về vấn đề bồi thường tai nạn lao động khi không ký hợp đồng lao động như sau, mong được luật sư giải đáp:
Công ty tôi thuê nhân công làm việc tại công trường, nhưng không ký hợp đồng lao động. Trong thời gian làm việc một người lao động đã bị điện giật dẫn đến tử vong. Xin hỏi: Công ty chúng tôi có phải bồi thường, trợ cấp cho người lao động đó không? Trường hợp công ty có mua bảo hiểm 24h cho người lao động thì có phải bồi thường nữa không.?
Công ty Luật Thái An tư vấn về bồi thường tai nạn lao động khi không ký hợp đồng lao động như sau.
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh
Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề bồi thường tai nạn lao động khi không ký hợp đồng lao động là các văn bản pháp luật sau đây:
2. Đối tượng áp dụng các chế độ tai nạn lao động là gì?
Theo Điều 2 Luật an toàn vệ sinh lao động thì đối tượng được áp dụng chế độ khi xảy ra tai nạn lao động như sau:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
- Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Người sử dụng lao động.
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Lưu ý: Những người thử việc, học nghề, tập nghề, cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang, người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam gọi chung là “người lao động”.
Như vậy, dù không ký hợp đồng lao động thì người lao động trong trường hợp này, khi xảy ra tai nạn lao động họ cũng được hưởng chế độ bồi thường, hỗ trợ từ người sử dụng lao động của mình.

4. Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động của công ty như thế nào?
Người sử dụng lao động khi xảy tai nạn lao động có trách nhiệm thanh toán các khoản bồi thường, trợ cấp quy định tại Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động như sau:
Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động khi người lao động không có lỗi:
Khoản 4 Điều 38 Luật An toàn Vệ sinh Lao động 2015 và Khoản 3 Điều 3 Thông tư 04/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có quy định về mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động như sau:
“a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này:
Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}
Trong đó:
– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
– 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
– a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.
Ví dụ 1:
– Ông A bị bệnh nghề nghiệp, giám định sức khỏe lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức bồi thường lần thứ nhất cho ông A tính như sau:
Tbt = 1,5 + {(15 – 10) x 0,4} = 3,5 (tháng tiền lương).
– Định kỳ, ông A giám định sức khỏe lần thứ hai thì mức suy giảm khả năng lao động được xác định là 35% (mức suy giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 20%). Mức bồi thường lần thứ hai cho ông A là:
Tbt = 20 x 0,4 = 8.0 (tháng tiền lương)”.
Tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác phù hợp theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động:
- Người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký về bảo hiểm đó.
- Nếu khoản tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm chi trả cho người lao động bị tai nạn lao động thấp hơn mức bồi thường đã nêu ở trên, thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu. (khoản 3 Điều 39 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015).
Người sử dụng lao động còn có trách nhiệm trả trợ cấp cho thân nhân của người lao động bị tai nạn căn cứ Điều 53 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015. Theo đó, thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…
Lưu ý:
Người lao động sẽ không được bồi thường nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
- Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
- Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật (Điều 40 Luật an toàn vệ sinh lao động).
>> Xem thêm: Gặp tai nạn lao động trong giờ giải lao
>> Xem thêm: Gặp tai nạn trên đường đi công tác
Trên đây là phần tư vấn về bồi thường tai nạn lao động khi không ký hợp đồng lao động. Xin lưu ý là sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!
5. Dịch vụ tư vấn luật lao động và dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động của Luật Thái An
Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật lao động là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, với người sử dụng lao động. Để có thêm thông tin, hãy đọc bài viết Tư vấn luật lao động của chúng tôi.
Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới lao động như chấm dứt hợp đồng lao động, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng người sử dụng lao động thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Bạn có thể tham khảo bài viết Khởi kiện vụ án tranh chấp lao động.
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!
- Cắt giảm lao động trong trường hợp bất khả kháng - 11/04/2020
- Điều kiện xây dựng nhà ở thương mại - 11/04/2020
- Hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì làm gì? - 10/04/2020
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.