Nhận diện tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Trong nhóm tội phạm về chức vụ hiện nay có thể thấy tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ đang có chiều hướng gia tăng cả về quy mô lẫn tính chất. Theo đó, Bộ luật hình sự nước ta cũng đã có những quy định cụ thể về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ làm cơ sở pháp lý cho việc xác định tội danh cũng như hình phạt. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết được chi tiết các quy định pháp luật có liên quan đến tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

1. Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là gì?

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ thuộc nhóm các tội phạm về chức vụ, được quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi làm trái với nhiệm vụ được giao của người có chức vụ, quyền hạn, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà  nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

2. Cấu thành tội phạm của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Một người bị coi là phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ khi có các dấu hiệu sau đây. Các dấu hiệu này là các cấu thành tội phạm mà khi có đủ các cấu thành tội phạm này thì mới có thể kết luận người đó phạm tội.

a. Chủ thể của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Người thực hiện hành vi phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ ở đây phải là người có chức vụ, quyền hạn. Theo quy định tại khoản 2 Điều 352 Bộ luật hình sự 2015 thì người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

Ngoài ra người thực hiện hành vi phạm tội phải có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là người đó phải có khả năng nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi của mình và khả năng điều khiển hành vi đó theo những yêu cầu chung của xã hội.

Chính vì vậy, chủ thể của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Tuy nhiên, thực tế chưa có người nào từ 16 – 18 tuổi bị truy tố về tội danh này.

b. Khách thể của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức xã hội, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.

c. Mặt khách quan của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Hành vi phạm tội: Người phạm tội có hành vi sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình một cách trái phép nhằm mục đích mà họ đặt ra trong khi thi hành công vụ. Nếu không sử dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có thì không thực hiện được hành vi để đạt được mục đích của mình.

Hậu quả của tội phạm: Người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn phải gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu không gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân mà nhằm mục đích khác, thì tuỳ trường hợp mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội khác. Hậu quả lại là dấu hiệu bắt buộc. Nếu hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chưa gây thiệt hại thì chưa cấu thành tội phạm này.

d. Mặt chủ quan của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Lỗi của người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là lỗi cố ý. Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

Động cơ vụ lợi là động cơ mưu cầu lợi ích vật chất cho mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm. Động cơ cá nhân khác trong thực tế có thể là động cơ củng cố địa vị, uy tín cá nhân hoặc quyền lực cá nhân mà không mưu cầu lợi ích vật chất. Động cơ phạm tội là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của tội này.

tội tham nhũng
Tội tham nhũng hay đi cùng với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn. – ảnh minh hoạ: internet

3. Trách nhiệm hình sự đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ 

3.1 Hình phạt chính

a. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Người nào phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Gây thiệt hại về tài sản từ 10 triệu VNĐ đến dưới 200 triệu VNĐ
  • Gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

b. Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

Người nào phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  • Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ một cách có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ 02 lần trở lên;
  • Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và gây thiệt hại về tài sản từ 200 triệu VNĐ đến dưới 1 tỷ VNĐ.

c. Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm

Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

3.2 Hình phạt bổ sung

Ngoài hình phạt chính thì người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ còn có thể phải chịu một hoặc một vài hình phạt bổ sung sau đây:

  • Bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm
  • Bị phạt tiền từ 10 triệu VNĐ đến 100 triệu VNĐ

4. Căn cứ để Toà án quyết định hình phạt đối với người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Tòa án căn cứ vào quy định tại Điều 356 nêu trên, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

a. Các tình tiết tăng nặng đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Các tình tiết tăng nặng đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có thể là:

  • Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
  • Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tộ
  • Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
  • và các tình tiết tăng nặng khác được quy định tại Điều 52 Bộ Luật hình sự 2015

b. Các tình tiết giảm nhẹ đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Các tình tiết giảm nhẹ được quy định Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015. Đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, các tình tiết giảm nhẹ có thể là:

  • Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
  • Người phạm tội là phụ nữ có thai;
  • Người phạm tội tự thú;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
  • Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
  • Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
  • Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
  • ….

Những lưu ý quan trọng:

Khi quyết định mức hình phạt đối với bị cáo tội tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Toà án có thể dựa vào Điều 54 Bộ luật hình sự 2015 để áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, đó là:

  • Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015.
  • Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

5. Căn cứ để người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ có thể được miễn trách nhiệm hình sự là gì?

Tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau:

  • Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
  • Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
  • Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

6. Che dấu người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có bị xử lý không?

Nếu một người biết mà che giấu người phạm lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, cùng dấu vết, tang vật của vụ án hoặc cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm. Cụ thể, mức hình phạt che giấu tội ép buộc cưỡng bức sử dụng ma túy là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

Tuy nhiên, nếu người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

7. Không tố giác người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ  thì có bị xử lý không? 

Người nào biết rõ người phạm lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác,thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Trường hợp người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

8. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là bao nhiêu năm?

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ,  thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 15 năm kể từ khi hành vi phạm tội xẩy ra.

Nếu trong thời hạn quy định trên, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn quy định, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

9. Phải làm gì khi phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ?

Quyền yêu cầu Luật sư bào chữa của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được quy định trong Hiến pháp và các Bộ luật tố tụng của Việt Nam.

Chính vì vậy, khi phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật Thái An chúng tôi. Là một trong những Công ty Luật vô cùng uy tín trong việc cung cấp dịch vụ Luật sư bào chữa hình sự ở tất cả các lĩnh vực,sở hữu đội ngũ Luật sư dày dặn kiến thức và kinh nghiệm về pháp luật hình sự Luật Thái chắc chắn sẽ mang đến những giá trị to lớn cho Quý khách hàng.

Đến với Luật Thái An, các Luật sư bào chữa hình sự sẽ:

  • Giúp các bị can, bị cáo, người nhà của họ hiểu được các quy định của pháp luật xoay quanh tội danh mà họ bị truy tố.
  • Đưa ra phương hướng giải quyết, khắc phục một phần hoặc toàn bộ hậu quả đối với hành vi vi phạm phạm luật của thân chủ.
  • Thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm minh oan hoặc giảm nhẹ hình phạt cũng như tìm ra sự thật khách quan của vụ án.
  • Làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình vụ án hình sự được giải quyết
  • Soạn thảo các giấy tờ tài liệu có liên quan đến vụ án và việc giải quyết vụ án hình sự
  • Tham gia tranh tụng tại phiên tòa Sơ thẩm, thậm chí là Phúc thẩm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ một cách tối đa, góp phần giúp Tòa án đưa ra bản án đúng người, đúng tội, tránh oan sai.

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VỀ TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ QUYỀN HẠN

Bui Linh