Xử phạt hành chính về sử dụng đất rừng sai mục đích

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước trực tiếp quản lý. Với vai trò quan trọng của đất rừng đối với môi trường, phòng chống thiên tai bão lũ,… cho nên Nhà nước quy định những chính sách khắt khe trong quản lý đất rừng và xử phạt nghiêm khắc đối với việc sử dụng đất rừng sai mục đích. Bởi vậy, trong bài viết này, Công ty Luật Thái An sẽ làm rõ vấn đề xử phạt hành chính về sử dụng đất rừng sai mục đích theo quy định của pháp luật hiện hành.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề xử phạt hành chính về sử dụng đất rừng sai mục đích

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề xử phạt hành chính về sử dụng đất rừng sai mục đích được quy định trong các văn bản pháp lý sau đây:

  • Luật Đất đai năm 2013;
  • Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
  • Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

2. Thế nào là đất rừng? Đất rừng gồm những loại nào?

Pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể về khái niệm đất rừng mà thuật ngữ này được ghi nhận trong Luật Đất đai năm 2013 để chỉ ba loại đất rừng được xếp vào nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng:

Điều 10. Phân loại đất

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

1.Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

3. Mục đích sử dụng đất là gì và việc sử dụng đất rừng sai mục đích là gì?

Mục đích sử dụng đất rừng là gì?

Mục đích sử dụng đất là cách thức Nhà Nước phân loại đất đai và yêu cầu người quản lý phải tuân thủ các quy định khi giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Người sử dụng đất có trách nhiệm phải sử dụng đúng mục đích đất được giao ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất.

Căn cứ Điều 135, Điều 136, Điều 137 Luật Đất đai năm 2013 quy định mục đích sử dụng cụ thể các loại đất rừng cơ bản như sau:

Điều 135. Đất rừng sản xuất

1.Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 136. Đất rừng phòng hộ

1. Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 137. Đất rừng đặc dụng

1. Nhà nước giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Theo đó, tùy vào từng loại đất rừng mà mục đích sử dụng được pháp luật quy định có sự khác nhau.

Xử phạt hành chính về sử dụng đất rừng sai mục đích nhằm đảm bảo mục đích sử dụng rừng
Xử phạt hành chính về sử dụng đất rừng sai mục đích nhằm đảm bảo mục đích sử dụng rừng – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Căn cứ để xác định mục đích sử dụng đất dựa theo một trong các căn cứ tại Điều 11 Luật đất đai 2013 sau đây:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật đất đai 2013 đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận;
  • Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

===>>> Xem thêm:Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Sử dụng đất rừng sai mục đích là gì?

Sử dụng đất rừng sai mục đích (không đúng mục đích) có thể được hiểu là hành vi mà sử dụng đất thuộc sở hữu của mình vào sử dụng trái với mục đích sử dụng đất đã được ghi trong giấy chứng nhận hoặc quyết định giao, cho thuê đất của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền. Ví dụ như sử dụng đất rừng sản xuất để xây nhà ở, sử dụng đất rừng đặc dụng để trồng cây hàng năm…

 Việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo điểm c khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013:

Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

Như vậy, việc sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật đất đai và sẽ bị xử phạt hành chính về sử dụng đất rừng sai mục đích.

===>>> Xem thêm:Xử phạt đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trái phép

4. Mức xử phạt hành chính về sử dụng đất rừng sai mục đích

Việc sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai năm 2013 sẽ bị xử phạt. Mức xử phạt hành chính về sử dụng đất rừng sai mục đích được quy định chi tiết Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

Về mức phạt chính (phạt tiền)

1.Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên.

02 hình thức xử phạt hành chính về sử dụng đất rừng sai mục đích
02 hình thức xử phạt hành chính về sử dụng đất rừng sai mục đích – Nguồn ảnh minh họa: Internet

2. Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên.

3. Trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang mục đích khác thì hình thức và mức xử phạt được thực hiện bằng 02 lần mức phạt tương ứng với từng trường hợp chuyển mục đích quy định các khoản 1 và 2 Điều này.

Về biện pháp khắc phục hậu quả:

Ngoài mức phạt tiền trong xử phạt hành chính về sử dụng đất rừng sai mục đích nêu trên, người sử dụng đất sử dụng đất rừng sai mục đích còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

“a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.

===>>> Xem thêm:Xử phạt hành chính khi cản trở việc sử dụng đất của người khác

5. Quy trình xử phạt hành chính về sử dụng đất rừng sai mục đích

Quy trình xử phạt hành chính về sử dụng đất rừng sai mục đích được thực hiện theo quy trình được quy định tại Chương III – Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Cụ thể  như sau:

Bước 1: Bằng hiệu lệnh, còi, văn bản, lời nói hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ (Thông thường sẽ là Thanh tra của cơ quan Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND) có thể áp dụng những hình thức này để buộc người vi phạm chấm dứt ngay lập tức hành vi vi phạm của mình theo Điều 55 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Đồng thời, tùy vào từng hành vi vi phạm cụ thể, cán bộ có thẩm quyền được phép:

  • Xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ không cần lập biên bản bằng hình thức Cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức theo Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
  • Xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức lập biên bản theo Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Bước 2: Theo Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức lập biên bản, trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt hành chính về sử dụng đất rừng sai mục đích phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Lưu ý:

  • Trong một số trường hợp như vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp mà cần thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền được gia hạn thời hạn này nhưng không được quá 30 ngày.
  • Quá thời hạn kể trên, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.

Bước 3: Tổ chức cưỡng chế

Theo Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính.

===>>> Xem thêm:Thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

===>>> Xem thêm:Quy định về cưỡng chế thu hồi đất như thế nào?

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề xử phạt hành chính về sử dụng đất rừng sai mục đích. Để được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp lý về đất đai. 

===>>> Xem thêm:Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

===>>> Xem thêm:Xử phạt hành chính về đất đai theo quy định của pháp luật

===>>> Xem thêm: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính mới nhất

5. Dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở của Luật Thái An

Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn đất đai của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn về đất đai của Luật Thái An là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các tình huống liên quan tới đất đai, nhà ở.

Bạn có thể tham khảo bài viết:

===>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn đất đai 

===>>> Xem thêm: Khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai 

===>>> Xem thêm: Tư vấn khiếu nại đất đai 

Nguyễn Thị Huyền

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói