Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh nhưng không muốn phát sinh các thủ tục khai thuế phức tạp như chi nhánh thì lập địa điểm kinh doanh là một lựa chọn. So với văn phòng đại diện không thể thực hiện kinh doanh hay lập chi nhánh thủ tục thành lập và kê khai thuế phức tạp thì địa điểm kinh doanh có nhiều ưu thế hơn.

Hãy cùng Luật Thái An tìm hiểu thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh qua bài viết dưới đây:

1. Cơ sở pháp lý của thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

2. Đặc điểm của thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

2.1 Có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Trước đây theo quy định của Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì công ty không được lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh. Hiện nay, theo quy định của điểm a khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì: “Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh”.

Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh trên phạm vi toàn quốc.

2.2 Có thể thành lập nhiều địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Hiện nay theo quy định của pháp luật, không có giới hạn về số lượng địa điểm kinh doanh mà mỗi công ty được lập.  Theo đó, công ty có thể lập số địa điểm kinh doanh phụ thuộc vào nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.

2.3 Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh thì đóng thuế như thế nào

Địa điểm kinh doanh nếu thành lập trong thời gian doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài thì được miễn giống như doanh nghiệp. Trường hợp không thành lập trong thời gian doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài thì không được miễn năm đầu và phải nộp tiền chậm nhất là ngày 30/01 hằng năm.

Mức lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh là 1.000.000 VNĐ/năm.

Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh- Nguồn ảnh minh hoạ: Internet
Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh? – Nguồn ảnh minh hoạ: Internet

2.4 Ngành nghề kinh doanh của thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề mà công ty đã đăng ký, hiện nay Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề Việt Nam đã có hiệu lực nên khi thành lập mới địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải cập nhật ngành nghề đăng ký kinh doanh quy định theo quyết định mới.

2.5 Về chế độ kế toán của thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc với công ty, không phải nộp thuế GTGT. Địa điểm kinh doanh không có con dấu, do đó trong trường hợp cần ký hợp đồng, xuất hóa đơn, hoặc ghi nhận chi phí bằng hóa đơn thì công ty mẹ sẽ thực hiện thay. Do đó về bản chất địa điểm kinh doanh không được ký kết hợp đồng và không được xuất hóa đơn.

2.6 Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh đặt tên như thế nào

Về tên địa điểm kinh doanh: được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của công ty không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh
Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh? – Nguồn ảnh minh hoạ: Internet

2.7 Ưu điểm của thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh so với chi nhánh, văn phòng đại diện

  • Địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện thì được thực hiện chức năng kinh doanh
  • Thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh của địa điểm kinh doanh dễ dàng nhanh không phải làm thủ tục chốt thuế, trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Không phải khắc con dấu riêng cho địa điểm kinh doanh giống như chi nhánh, văn phòng đại diện.

===>>> Xem thêm: Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải đặt tên như thế nào?

===>>> Xem thêm: Con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện phải như thế nào?

3. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh 

Bước 1: Doanh nghiệp cần xác định các nội dung thông tin trước khi thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh như sau:

  • Tên địa điểm kinh doanh
  • Địa chỉ địa điểm kinh doanh
  • Số điện thoại
  • Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là ai: Giám đốc công ty, và các chức danh quản lý khác có thể kiêm nhiệm là người đứng đầu địa điểm kinh doanh, hay bất cứ người nào có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không vi phạm pháp luật.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh khách tỉnh

Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh theo mẫu Phụ lục II-7 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT. Thông báo lập địa điểm kinh doanh phải có các thông tin sau:
  • Mã số doanh nghiệp;
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
  • Tên địa điểm kinh doanh:
  • Địa chỉ của địa điểm kinh doanh: Tương tự như trụ sở công ty, địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện thì địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh cũng không được là nhà tập thể, nhà chung cư để ở.
  • Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh: Chỉ được kinh doanh theo phạm vi hoạt động của công ty mẹ;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.
Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh- Nguồn ảnh minh hoạ: Internet
Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh? – Nguồn ảnh minh hoạ: Internet

Bước 3: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Sau khi soạn hồ sơ đầy đủ bước tiếp theo sẽ là nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư, nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh và theo dõi cho tới khi ra được kết quả.

Bước 4: Nhận kết quả thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh 

Sau khi hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp nhận kết quả đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh

  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh.
  • Thông báo về

Bước 5: Các công việc doanh nghiệp cần làm sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh khác tỉnh

  • Treo biển hiệu tại địa điểm kinh doanh.
  • Kê khai đóng lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
  • Kê khai, báo cáo thuế tại cơ quan thuế quản lý của địa điểm kinh doanh nếu phát sinh hoạt động kinh doanh.

 

Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh
Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh? – Nguồn ảnh minh hoạ: Internet

Trên đây là thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh, Luật Thái An cung cấp đến Khách hàng dịch vụ chuyên nghiệp, tận tình, nhanh chóng.

Liên hệ ngay với chúng tôi khi có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh.

===>>> Xem thêm: Thay đổi địa chỉ chi nhánh như thế nào?

===>>> Xem thêm: Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh

Đàm Thị Lộc

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói