Thành lập công ty sản xuất phân bón 100% vốn Việt Nam hoặc 100% vốn nước ngoài

Khu vực kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Việc đăng ký kinh doanh sôi động hay trầm lắng phần nào phản ánh sức khỏe của nền kinh tế vì nó góp phần vào tăng trưởng GDP hàng năm. Vậy làm thể nào để thành lập các doanh nghiệp một cách hợp pháp ? Trong bài viết này, chúng tôi tư vấn về các vấn đề pháp lý khi thành lập công ty, cụ thể là thủ tục thành lập công ty sản xuất phân bón 100% vốn Việt Nam hoặc 100% vốn nước ngoài.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh đối với công ty sản xuất phân bón:

Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập công ty sản xuất phân bón vốn Việt Nam hay nước ngoài là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật đầu tư 2014;
  • Luật doanh nghiệp 2014;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư;
  • Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
  • Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO;
  • Các Hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia (FTAs);
  • Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về quản lý phân bón;

2. Ngành nghề sản xuất phân bón

Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sản xuất phân bón có mã ngành cấp 4 là 2012.

Ngoài ra, để có thể bán buôn phân bón, bạn cần đăng ký mã ngành nghề 4669 – Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu. Nhóm này gồm nhiều loại hàng hóa khác nhau trong đó có phân bón.

Để có thể bán lẻ phân bón, bạn đăng ký mã ngành 4773 – Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh. Nhóm này gồm nhiều loại hàng hóa khác nhau trong đó có phân bón.

3. Lưu ý chung khi thành lập công ty:

a)    Thành lập công ty 100% vốn Việt Nam

Việc đăng ký thành lập công ty 100% vốn Việt Nam thực chất là xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khá đơn giản, bạn cần chuẩn bị cung cấp các thông tin sau:

  • Ngành nghề kinh doanh
  • Vốn điều lệ
  • Địa điểm đặt trụ sở công ty (cần chuẩn bị Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê địa điểm; lưu ý: không được đặt trụ sở công ty tại căn hộ chung cư)
  • Người đại diện theo pháp luật (công ty có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật)

Về ngành nghề kinh doanh thì sẽ dựa vào hệ thống các ngành kinh tế Việt Nam. Các ngành nghề này có thể được chia thành hai loại chính là:

  • Ngành nghề kinh doanh thông thường
  • Ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đối với loại này, các điều kiện có thể về năng lực tài chính, cơ sở vật chất, trình độ quản lý, nhân sự… Nếu bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sau khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh thông thường, bạn phải xin “giấy phép con” chứng minh bạn thỏa mãn các điều kiện đối với  ngành nghề đó.

Thủ tục chi tiết trình bầy bên dưới.

b)    Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Việc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài thì phức tạp hơn, gồm hai bước cơ bản:

  • Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Việc có được cấp phép hay không còn tùy thuộc vào cam kết quốc tế của Việt Nam và pháp luật Việt Nam đối với ngành nghề đầu tư đó.
  • Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thành lập công ty thực hiện dự án đầu tư đã được cấp phép, quá trình này sẽ tương tự như đối với một công ty Việt Nam.

Thủ tục chi tiết trình bầy bên dưới.

4. Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thành lập công ty sản xuất phân bón 100% vốn nước ngoài

a)    Thẩm quyền giải quyết:

Thủ tục này thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.

b)     Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân bón:

Trong khuôn khổ WTO và các hiệp định tự do thương mai, Biểu cam kết của Việt Nam chưa đề cập tới lĩnh vực sản xuất phân bón.

Pháp luật Việt Nam không quy định điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Như vậy là đối với những trường hợp mà điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia không quy định thì việc xin cấp giấy phép đầu tư nước ngoài phải xin ý kiến của các Bộ, ngành liên quan.

c)    Hồ sơ đối với công ty sản xuất phân bón:

Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư; Đề xuất dự án đầu tư
  • Báo cáo tài chính được kiểm toán 02 năm gần nhất của nhà đầu tư hoặc sao kê tài khoản ngân hàng cho thấy nhà đầu tư đã có đủ hoặc nhiều hơn số vốn điều lệ
  • Quyết định đầu tư vào Việt Nam
  • Thư bổ nhiệm người đại diện quản lý vốn
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương
  • Điều lệ công ty mẹ
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với Người đại diện quản lý vốn NĐT
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
  • Các giấy phép khác liên quan tới địa điểm (nếu có)

d)    Thời gian xử lý hồ sơ của công ty sản xuất phân bón:

Thời gian xử lý hồ sơ là 15 ngày làm việc

Lưu ý:

Nếu nhà đầu tư nước ngoài không muốn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài thì có thể chọn một trong các phương án sau:

  • Góp vốn (mua cổ phần, phần vốn góp) vào công ty Việt Nam: Sản xuất phân bón là ngành nghề có điều kiện đối với đầu tư nước ngoài nên phải xin chấp thuận của Sở Kế hoạch đầu tư nơi công ty Việt Nam đặt trụ sở. Chi tiết có tại bài viết Chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài.
  • Liên doanh với công ty Việt Nam: chi tiết có tại bài viết Thành lập công ty liên doanh

5. Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành lập công ty sản xuất phân bón

Thủ tục này cũng thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở. Bạn có thể chọn một trong các loại hình công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần. Thời gian xử lý là 5 ngày làm việc. Để biết rõ về đặc điểm từng loại hình công ty, hồ sơ và thủ tục thành lập, bạn vui lòng tham khảo:

công ty sản xuất phân bón
Điều kiện thành lập công ty sản xuất phân bón không phải ai cũng biết – Nguồn ảnh minh họa: Internet

6. Xin giấy phép con đối với công ty sản xuất phân bón:

a)     Giấy phép con đối với ngành nghề kinh doanh

b)     Giấy phép đối với cơ sở sản xuất/kinh doanh:

  • Đánh giá tác động môi trường: Theo quy định của Luật Môi trường, đối với các dự án sản xuất hóa chất và sản phẩm liên quan tới hóa chất có công suất từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Doanh nghiệp có thể tự thực hiện đánh giá tác động môi trường nếu đủ điều kiện hoặc thuê một tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường. Thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp thuộc về UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp hoạt động.
  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy: Cơ sở sản xuất hóa chất và sản phẩm liên quan tới hóa chất thuộc diện phải xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy.

7. Công bố sản phẩm đối với công ty sản xuất phân bón:

  • Công bố hợp chuẩn: Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Việc công bố hợp chuẩn không phải là bắt buộc.
  • Công bố hợp quy: Doanh nghiệp thực hiện thủ tục để cơ quan chuyên ngành công nhận sản phẩm là phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Đây là thủ tục bắt buộc, tiên quyết để đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.

8. Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với công ty sản xuất phân bón:

Doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm một hoặc vài đối tượng sau:

  • Quyền bảo hộ đối với sáng chế
  • Quyền bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
  • Quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu

Với việc bảo hộ này, doanh nghiệp có thể ngăn cấm các đối thủ cạnh tranh áp dụng các đối tượng trên cho sản phẩm của họ.

9. Đăng ký mã số mã vạch:

Việc đăng ký mã số mã vạch sẽ là cần thiết khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường trong nước và nước ngoài. Khách hàng sẽ dễ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp dễ dàng quản lý sản phẩm…

10. Các vấn đề liên quan tới kế toán, tài chính đối với công ty sản xuất phân bón

a)    Lập hồ sơ khai thuế ban đầu

Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện đăng ký hồ sơ khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ trở chính, đồng thời làm thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn. Để biết thêm chi tiết, mời bạn tham khảo bài viết Thủ tục đăng ký hồ sơ khai thuê ban đầu.

b)    Các loại thuế và phí cơ bản phải nộp

Công ty sản xuất hóa chất phải nộp các loại thuế sau:

  • Lệ phí môn bài:
    • Công ty có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
    • Công ty có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
  • Thuế VAT: phân bón thuộc đối tượng không phải chịu thuế VAT;
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế suất 20% đối với doanh thu của công ty sau khi trừ chi phí hợp lệ
  • Thuế thu nhập cá nhân của nhân viên công ty theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế xuất nhập khẩu: Áp dụng nếu công ty xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.
  • Thuế tài nguyên: Áp dụng nếu công ty có hoạt động khai thác, bao gồm các hoạt động khai thác khoáng sản kim loại và không kim loại, dầu thô, khí đốt, sản phẩm của rừng tự nhiên, hải sản tự nhiên, nước tự nhiên và các loại tài nguyên thiên nhiên khác.
  • Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Áp dụng nếu doanh nghiệp sở hữu đất, được giao đất, cho thuê đất. Chi tiết có tại bài viết Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

11. Dịch vụ thành lập công ty sản xuất phân bón

Luật pháp Việt Nam có những quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Nếu không am hiểu pháp luật đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng có những hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh rủi ro pháp lý. Để được tư vấn một cách đầy đủ, nhà đầu tư nước ngoài nên tham khảo dịch vụ của chúng tôi.

 

Lưu ý

  • Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
  • Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
  • Để giải đáp mọi vấn đề pháp lý liên quan hoặc cần ý kiến pháp lý chuyên sâu cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật hoặc gửi Email theo địa chỉ contact@luatthaian.vn. Bạn cũng có thể để lại tin nhắn qua Zalo Công ty Luật Thái An nếu cần sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

Đối tác pháp lý tin cậy

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói