Công ty sản xuất hóa chất là một mô hình kinh doanh có đóng góp rất lớn vào tăng trưởng nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên, để thành lập công ty sản xuất hóa chất thì doanh nghiệp đó phải đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định. Để tìm hiểu vấn đề này, trong bài viết này Công ty Luật Thái An chúng tôi tư vấn về các vấn đề pháp lý khi thành lập công ty, cụ thể là thủ tục thành lập công ty sản xuất hóa chất 100% vốn Việt Nam hoặc 100% vốn nước ngoài.
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh thành lập công ty sản xuất hóa chất
Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập công ty sản xuất hóa chất vốn Việt Nam hay nước ngoài là các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật đầu tư 2014;
- Luật doanh nghiệp 2014;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư;
- Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
- Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO;
- Các Hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia (FTAs);
2. Ngành nghề sản xuất hóa chất
Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sản xuất hóa chất cơ bản là sản xuất hóa chất sử dụng các quy trình cơ bản như phản ứng chưng cất và nhiệt cracking. Sản lượng của các quy trình này thường được tạo ra bởi các nguyên tố hóa học khác nhau hoặc bởi các hợp chất hóa học được xác định rõ tính chất hóa học riêng biệt. Cụ thể là:
- Sản xuất ga y học và công nghiệp vô cơ dạng lỏng hoặc nén:
- Ga cơ bản
- Không khí nén hoặc lỏng
- Khí làm lạnh
- Ga công nghiệp hỗn hợp
- Ga trơ như các bon đi ôxít
- Ga phân lập
- Sản xuất thuốc nhuộm, chất nhuộm từ bất kì nguồn nào dưới dạng cơ bản hoặc chất cô đặc:
- Sản xuất các nguyên tố hoá học
- Sản xuất axít vô cơ trừ axít nitơríc
- Sản xuất chất kiềm, dung dịch kiềm và các chất bazơ vô cơ khác trừ amoniac
- Sản xuất hợp chất hữu cơ khác.
- Sản xuất hoá chất hữu cơ cơ bản:
- Axylic hidrocacbon, bão hoà hoặc chưa bão hoà
- Xylic hidrocacbon, bão hoà hoặc chưa bão hoà
- Rượu axylic và xylic
- Axit cacbonxylic đơn hoặc đa phân tử, bao gồm axit axetic
- Các hợp chất chức chứa oxy khác bao gồm andehyt, xeton, quặng quino và hợp chất ôxi đa chức hoặc lưỡng chức
- Glyxerin tổng hợp
- Hợp chất hữu cơ chức ni tơ, bao gồm amin
- Sự lên men đường, ngũ cốc hoặc những thứ tương tự để sản xuất ra rượu cồn và este
- Các hợp chất hữu cơ khác, bao gồm sản phẩm chưng cất từ gỗ (ví dụ than củi)
- Sản xuất nước chưng cất;
- Sản xuất các sản phẩm thơm tổng hợp;
- Nung quặng sun-pít-sắt;
- Sản xuất các sản phẩm cùng loại sử dụng như chất làm sáng huỳnh quang;
- Làm giàu quặng uranium và thorium.
Mã ngành cấp 4 đối với sản xuất hóa chất cơ bản là 2011.
3. Lưu ý chung khi thành lập công ty:
a) Thành lập công ty 100% vốn Việt Nam
Việc đăng ký thành lập công ty 100% vốn Việt Nam thực chất là xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khá đơn giản, bạn cần chuẩn bị cung cấp các thông tin sau:
- Ngành nghề kinh doanh
===>>> Xem thêm: Bổ sung ngành nghề kinh doanh
- Vốn điều lệ
===>>> Xem thêm: Thay đổi vốn điều lệ công ty
- Địa điểm đặt trụ sở công ty (cần chuẩn bị Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê địa điểm; lưu ý: không được đặt trụ sở công ty tại căn hộ chung cư)
===>>> Xem thêm: Thay đổi trụ sở công ty
- Người đại diện theo pháp luật
===>>> Xem thêm: Thay đổi người đại diện theo pháp luật
Về ngành nghề kinh doanh thì sẽ dựa vào hệ thống các ngành kinh tế Việt Nam. Các ngành nghề này có thể được chia thành hai loại chính là:
- Ngành nghề kinh doanh thông thường
- Ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đối với loại này, các điều kiện có thể về năng lực tài chính, cơ sở vật chất, trình độ quản lý, nhân sự… Nếu bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sau khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh thông thường, bạn phải xin “giấy phép con” chứng minh bạn thỏa mãn các điều kiện đối với ngành nghề đó.
Thủ tục chi tiết trình bầy bên dưới.
b) Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
Việc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài thì phức tạp hơn, gồm hai bước cơ bản:
- Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Việc có được cấp phép hay không còn tùy thuộc vào cam kết quốc tế của Việt Nam và pháp luật Việt Nam đối với ngành nghề đầu tư đó.
- Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thành lập công ty thực hiện dự án đầu tư đã được cấp phép, quá trình này sẽ tương tự như đối với một công ty Việt Nam.
Thủ tục chi tiết trình bầy bên dưới.
4. Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thành lập công ty sản xuất hóa chất 100% vốn nước ngoài
a) Thẩm quyền giải quyết:
Thủ tục này thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.
b) Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất hóa chất của công ty sản xuất hóa chất
Trong khuôn khổ WTO, Biểu cam kết của Việt Nam chưa đề cập tới lĩnh vực sản xuất hóa chất.
Trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác đầu tư ASEAN thì quy định không cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài thuộc quốc gia là thành viên ASEAN để đầu tư kinh doanh các dịch vụ sau:
- Dịch vụ liên quan tới sản xuất caustic soda NaOH (lỏng)
- Dịch vụ phân phối axit-sunphuric sử dụng trong sản xuất sản phẩm khác.
Yêu cầu về chất lượng của các dịch vụ do tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài có sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài thuộc quốc gia là thành viên ASEAN cung cấp có thể cao hơn yêu cầu áp dụng với doanh nghiệp trong nước đối với:
- Dịch vụ liên quan tới sản xuất các a-xít H3PO4 và HCl;
- Dịch vụ liên quan tới sản xuất sản phẩm hóa chất như phosphor, silicate-natri, tripolyphotphatm aluminium hydroxide, bột nhẹ, calcium chloride, than hoạt tính và than.
Pháp luật Việt Nam không quy định điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Như vậy là đối với những trường hợp mà điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia không quy định thì việc xin cấp giấy phép đầu tư nước ngoài phải xin ý kiến của các Bộ, ngành liên quan.
c) Hồ sơ của công ty sản xuất hóa chất
Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư; Đề xuất dự án đầu tư
- Báo cáo tài chính được kiểm toán 02 năm gần nhất của nhà đầu tư hoặc sao kê tài khoản ngân hàng cho thấy nhà đầu tư đã có đủ hoặc nhiều hơn số vốn điều lệ
- Quyết định đầu tư vào Việt Nam
- Thư bổ nhiệm người đại diện quản lý vốn
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương
- Điều lệ công ty mẹ
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với Người đại diện quản lý vốn NĐT
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
- Các giấy phép khác liên quan tới địa điểm (nếu có)
d) Thời gian xử lý hồ sơ của công ty sản xuất hóa chất
Thời gian xử lý hồ sơ là 15 ngày làm việc
Lưu ý:
Nếu nhà đầu tư nước ngoài không muốn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài thì có thể chọn một trong các phương án sau:
- Góp vốn (mua cổ phần, phần vốn góp) vào công ty Việt Nam: Sản xuất hóa chất là ngành nghề có điều kiện đối với đầu tư nước ngoài nên phải xin chấp thuận của Sở Kế hoạch đầu tư nơi công ty Việt Nam đặt trụ sở.
===>>> Xem thêm: Chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài.
- Liên doanh với công ty Việt Nam
===>>> Xem thêm: Thành lập công ty liên doanh
5. Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành lập công ty sản xuất hóa chất
Thủ tục này cũng thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở. Bạn có thể chọn một trong các loại hình công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần. Thời gian xử lý là 5 ngày làm việc.
===>>> Xem thêm: Thành lập công ty cổ phần
===>>> Xem thêm: Thành lập công ty THNN một thành viên
===>>> Xem thêm: Thành lập công ty THNN hai thành viên trở lên
6. Xin giấy phép con thành lập công ty sản xuất hóa chất
a) Giấy phép con đối với ngành nghề kinh doanh của công ty sản xuất hóa chất
Sản xuất hóa chất là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên phải xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.
===>>> Xem thêm: Điều kiện kinh doanh hóa chất.
b) Giấy phép đối với cơ sở sản xuất/kinh doanh của công ty sản xuất hóa chất
- Đánh giá tác động môi trường: Theo quy định của Luật Môi trường, đối với các dự án sản xuất hóa chất có công suất từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Doanh nghiệp có thể tự thực hiện đánh giá tác động môi trường nếu đủ điều kiện hoặc thuê một tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường. Thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp thuộc về UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp hoạt động.
- Giấy phép phòng cháy chữa cháy: Cơ sở sản xuất hóa chất thuộc diện phải xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy.

7. Công bố sản phẩm của công ty sản xuất hóa chất
- Công bố hợp chuẩn: Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Việc công bố hợp chuẩn không phải là bắt buộc.
- Công bố hợp quy: Doanh nghiệp thực hiện thủ tục để cơ quan chuyên ngành công nhận sản phẩm là phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Đây là thủ tục bắt buộc, tiên quyết để đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.
===>>> Xem thêm: Xin giấy phép lưu hành sản phẩm
8. Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của công ty sản xuất hóa chất
Doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm một hoặc vài đối tượng sau:
- Quyền bảo hộ đối với sáng chế
- Quyền bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
- Quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu
Với việc bảo hộ này, doanh nghiệp có thể ngăn cấm các đối thủ cạnh tranh áp dụng các đối tượng trên cho sản phẩm của họ.
9. Đăng ký mã số mã vạch:
Việc đăng ký mã số mã vạch sẽ là cần thiết khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường trong nước và nước ngoài. Khách hàng sẽ dễ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp dễ dàng quản lý sản phẩm…
===>>> Xem thêm: Đăng ký mã số mã vạch
10. Các vấn đề liên quan tới kế toán, tài chính đối với công ty sản xuất hóa chất
a) Lập hồ sơ khai thuế ban đầu của công ty sản xuất hóa chất
Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện đăng ký hồ sơ khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ trở chính, đồng thời làm thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn.
===>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký hồ sơ khai thuê ban đầu.
b) Các loại thuế và phí cơ bản phải nộp của công ty sản xuất hóa chất
Công ty sản xuất hóa chất phải nộp các loại thuế sau:
- Lệ phí môn bài:
- Công ty có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
- Công ty có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
- Thuế VAT: thuế suất 10% đối với hàng hóa, dịch vụ công ty cung cấp
===>>> Xem thêm: Các vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế suất 20% đối với doanh thu của công ty sau khi trừ chi phí hợp lệ
- Thuế thu nhập cá nhân của nhân viên công ty theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế xuất nhập khẩu: Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP.
- Thuế tài nguyên: Áp dụng nếu công ty có hoạt động khai thác, bao gồm các hoạt động khai thác khoáng sản kim loại và không kim loại, dầu thô, khí đốt, sản phẩm của rừng tự nhiên, hải sản tự nhiên, nước tự nhiên và các loại tài nguyên thiên nhiên khác.
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Giảm 50% thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP).
===>>> Xem thêm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
11. Dịch vụ thành lập công ty sản xuất hóa chất
Luật pháp Việt Nam có những quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Nếu không am hiểu pháp luật đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng có những hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh rủi ro pháp lý. Để được tư vấn một cách đầy đủ, nhà đầu tư nước ngoài nên tham khảo dịch vụ của chúng tôi.
===>>> Xem thêm:
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
- Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh
Lưu ý
- Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
- Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
- Để giải đáp mọi vấn đề pháp lý liên quan hoặc cần ý kiến pháp lý chuyên sâu cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật hoặc gửi Email theo địa chỉ contact@luatthaian.vn. Bạn cũng có thể để lại tin nhắn qua Zalo Công ty Luật Thái An nếu cần sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi.
Đối tác pháp lý tin cậy
- Luật sư bào chữa tội tham ô tài sản với 3 hướng là gì? - 08/05/2023
- Hợp đồng nhập khẩu: Tất cả những gì bạn cần biết - 29/04/2023
- Luật sư bào chữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản - 27/04/2023
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.