Tách doanh nghiệp / tách công ty như thế nào ?

Tách doanh nghiệp là quá trình mà một công ty quyết định tách mình thành các thực thể pháp lý độc lập, thường để tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh cụ thể hoặc để tối ưu hóa cơ cấu quản lý.

Quá trình này đòi hỏi sự lên kế hoạch kỹ lưỡng, xem xét cả về mặt tài chính, pháp lý và tác động đến thị trường. Việc tách doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định pháp luật, đảm bảo quyền lợi của cổ đông, khách hàng và nhân viên không bị ảnh hưởng. Đồng thời, việc này cũng cần được tiến hành một cách minh bạch, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của cả hai doanh nghiệp mới.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh trình tự, thủ tục tách doanh nghiệp

Cơ sở pháp lý điều chỉnh trình tự, thủ tục tách doanh nghiệp là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Thế nào là tách doanh nghiệp?

Tách doanh nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp sao cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của doanh nghiệp đó, đặc biệt là khi doanh nghiệp mất cân bằng trong việc quản lý hoạt động vì quy mô lớn.

Theo Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020, tách doanh nghiệp là việc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách ra bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới (gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt sự tồn tại của công ty bị tách.

3. Cần làm gì để có thể tách công ty, doanh nghiệp?

Khi quyết định việc tách doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp phải quyết định về tất cả các vấn đề liên quan, bao gồm:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty được tách ra;
  • Nguyên tắc, cách thức và thủ tục chia tài sản công ty;
  • Phương án sử dụng lao động;
  • Cách thức phân chia, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập;
  • Nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của công ty bị chia;
  • Thời hạn thực hiện chia công ty;
  • Thông qua điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc…

4. Các phương thức tách doanh nghiệp

Pháp luật quy định có 3 cách để thực hiện tách doanh nghiệp bao gồm:

  • Tách doanh nghiệp bằng cách chuyển một phần thành viên góp vốn: Công ty bị tách chuyển một phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần đó sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới.
  • Tách doanh nghiệp bằng cách chuyển toàn bộ thành viên góp vốn: Công ty bị tách chuyển toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ sang cho các công ty mới.
  • Tách doanh nghiệp bằng cách kết hợp hai phương thức trên

Công ty bị tách kết hợp chuyển vốn góp, cổ phần, tài sản theo cả hai cách nêu trên cho các công ty mới.

Chia tách/doanh nghiệp công ty là điều không hiếm.
Chia tách/doanh nghiệp công ty là điều không hiếm. – ảnh minh hoạ: Internet

5. Thủ tục tách doanh nghiệp

Thủ tục tách doanh nghiệp bao gồm các bước sau:

Bước 1: Công ty bị tách thông qua nghị quyết chia tách doanh nghiệp

Đối với công ty bị tách: Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần thông qua nghị quyết, quyết định tách công ty. 

Nghị quyết tách công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết.

Bước 2: Công ty được tách thông qua nghị quyết, quyết định tách doanh nghiệp

Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Bước 3: Công ty bị tách đăng ký thay đổi vốn điều lệ, công ty được tách thực hiện đăng ký kinh doanh

Công ty được tách thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp cùng thời điểm công ty bị tách đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Theo Điều 25 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ tách doanh nghiệp bao gồm:

Hồ sơ và thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với công ty bị tách

Công ty bị tách cần đăng ký thay đổi số vốn cũng như số thành viên đã chuyển sang công ty mới với cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo Điều 61 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với công ty bị tách bao gồm:

  • Nghị quyết, quyết định về việc tách công ty;
  • Bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc tách công ty;
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc nộp online trên website.

Thời hạn giải quyết hồ sơ vào khoảng 3 ngày làm việc.

Lệ phí: 50.000 VND nếu nộp hồ sơ trực tiếp và miễn phí nếu nộp hồ sơ online.

Hồ sơ và thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với công ty được tách

Công ty được tách ra phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập đồng thời với thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ của công ty bị tách ra. Hồ sơ đăng ký thành lập bao gồm:

  • Nghị quyết, quyết định về việc tách công ty được chủ sở hữu, hội đồng thành viên hoặc đại hội đồng cổ đông thông qua;
  • Bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc tách công ty;
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (công ty tách mới);
  • Điều lệ (công ty tách mới);
  • Danh sách cổ đông, thành viên.

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc nộp online trên website.

Thời hạn giải quyết hồ sơ vào khoảng 3 ngày làm việc.

Lệ phí: 50.000 VND nếu nộp hồ sơ trực tiếp và miễn phí nếu nộp hồ sơ online.

7. Hệ quả của việc tách công ty, doanh nghiệp

Như vậy, có thể thấy, chia doanh nghiệp dẫn tới những hệ quả như sau:

a. Hệ quả của việc tách công ty, doanh nghiệp về địa vị pháp lý

  • Doanh nghiệp cũ được chia thành hai hay nhiều doanh nghiệp mới;
  • Doanh nghiệp cũ chấm dứt tồn tại khi doanh nghiệp mới chính thức ra đời (thời điểm là doanh nghiệp mới được cấp Giấy chứng nhận đãng kí doanh nghiệp).

b. Hệ quả của việc tách công ty, doanh nghiệp về quyền và nghĩa vụ đối với người lao động

Công ty mới chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định. Trường hợp bắt buộc phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định.

c. Hệ quả của việc tách công ty, doanh nghiệp về quyền và nghĩa vụ đối với cơ quan thuế

Khi thực hiện việc tách doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chia doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền và có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.

Trường hợp có số thuế giá trị gia tăng (GTGT) nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết, doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế GTGT nếu nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.

d. Hệ quả của việc tách công ty, doanh nghiệp về quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng

Do có sự chuyển giao quyền và nghĩa vụ từ doanh nghiệp bị chia, các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán,nghĩa vụ tài sản khác của công ti bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng để một trong số các công ti đó thực hiện các nghĩa vụ này.

8. Tách công ty, doanh nghiệp khác gì so với chia công ty, doanh nghiệp?

Sự khác nhau cơ bản giữa chia công ty, doanh nghiệp khác với tách công ty, doanh nghiệp là ở chỗ địa vị của công ty bị chia, tách sau sự kiện chia, tách:

  • Công ty ban đầu sẽ chấm dứt tồn tại sau khi chia, các quyền và nghĩa vụ của nó chuyển sang các công ty mới được chia từ công ty ban đầu
  • Công ty ban đầu vẫn tồn tại sau khi tách, nhưng giảm quy mô và vốn điều lệ. Đồng thời công ty mới ra đời trên cơ sở được tách ra từ công ty ban đầu.

9. Luật sư tư vấn tách doanh nghiệp: Không thể thiếu !

Luật sư tư vấn tách doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tái cấu trúc công ty. Họ cung cấp lời khuyên chuyên nghiệp về các vấn đề pháp lý, tài chính và quản trị liên quan đến việc tách công ty thành các thực thể riêng biệt. Luật sư không chỉ hỗ trợ trong việc soạn thảo các tài liệu cần thiết và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, mà còn giúp xác định chiến lược và cách tiếp cận tốt nhất để việc tách doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

Trong quá trình tách doanh nghiệp, các luật sư cần phải xem xét cẩn thận các hệ quả pháp lý, từ việc chia tài sản, nghĩa vụ nợ nần đến việc chuyển nhượng hợp đồng, bảo vệ quyền lợi của cổ đông và nhân viên. Họ cũng cần phải đánh giá ảnh hưởng của quá trình tách doanh nghiệp đến các quan hệ đối tác, khách hàng và các bên liên quan khác.

Ngoài ra, luật sư còn tư vấn về các khía cạnh thuế và tài chính, giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các nghĩa vụ và lợi ích tài chính sau khi tách. Họ cũng cung cấp hướng dẫn về cách thức thực hiện các thủ tục hành chính và đảm bảo rằng mọi quyết định đều phù hợp với mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.

Công ty Luật Thái An đem tới cho khách hàng những dịch vụ tư vấn và hỗ trợ hữu ích như trên. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn có nhu cầu tách doanh nghiệp!

Nguyễn Văn Thanh