So sánh điều kiện đầu tư kinh doanh và điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

Điều kiện kinh doanh điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài là 2 khái niệm khác nhau, mặc dù đều được quy định tại Luật Đầu tư 2014 và Văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động đầu tư nhiều người thường nhầm lẫn 2 thuật ngữ này. Bài viết dưới đây của Công ty Luật Thái An sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Cơ sở pháp lý để phân biệt điều kiện kinh doanh và điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

Cơ sở pháp lý để phân biệt điều kiện kinh doanh và điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài là các văn bản pháp lý sau:

Các tiêu chí phân biệt điều kiện kinh doanh và điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

Điều kiện đầu tư kinh doanh/ Điều kiện kinh doanh và điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài khác nhau ở những nội dung sau:

TIÊU CHÍ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH/ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
 I. KHÁI NIỆM:  

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định 118/2015/NĐ-CP: Điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng theo quy định của điều ước quốc tế, luật, pháp lệnh, nghị định về đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong phạm vi các ngành, nghề được quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư (Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện).

 

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP: Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư trong những ngành nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các điều ước quốc tế, luật, pháp lệnh, nghị định về đầu tư.

 

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG  

Điều kiện đầu tư kinh doanh áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài có đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

 

 

Theo Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP: Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

– Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

– Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

– Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác

– Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Theo Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư, Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế (đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế hoặc đầu tư theo hợp đồng BCC) thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

– Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

– Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

Như vậy, đối tượng áp dụng của Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài: Nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế – căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư.

III. THỜI ĐIỂM ÁP DỤNG  

Tại Khoản 8 Điều 7 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định: Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

Như vậy, đối tượng áp dụng của Điều kiện đầu tư kinh doanh bao gồm: Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp và được áp dụng khi họ kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

 

5 trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP, bao gồm  Điều kiện đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư trong những ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định, điều ước quốc tế về đầu tư. Các trường hợp cụ thể:

– Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;

– Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;

– Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác;

– Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

– Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

– Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

– Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

Các tiêu chí phân biệt điều kiện kinh doanh và điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
Các tiêu chí phân biệt điều kiện kinh doanh và điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
IV. THẨM QUYỀN HƯỚNG DẪN  

Theo Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 78/2015/NĐ của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện pháp luật về Điều kiện kinh doanh.

 

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 68 Luật Đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ đàm phán và ký kết điều ước quốc tế về hoạt động đầu tư.

Theo quy định tại Điều 56 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP: Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn có nhiệm vụ chủ trì rà soát, đánh giá về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, Điểm đ Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định:
Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành để xem xét, quyết định.

Như vậy, thẩm quyền hướng dẫn đối với Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài là Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành.

Tóm tắt tư vấn về phân biệt điều kiện kinh doanh và điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

Chúng tôi tổng kết phần tư vấn về phân biệt điều kiện kinh doanh và điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:

Từ phân tích trên, có thể thấy rằng “Điều kiện đầu tư kinh doanh” (điều kiện kinh doanh) và “Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài” là hai khái niệm rất khác nhau:

  • Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài: Là các điều kiện được áp dụng đối với tất cả các nhà đầu tư mang quốc tịch nước ngoài phải đáp ứng trước khi tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Đây là điều kiện được áp dụng theo tiêu chí quốc tịch của doanh nghiệp.
  • Điều kiện đầu tư kinh doanh: Là điều kiện được áp dụng được đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp (không phân biệt quốc tịch của doanh nghiệp) khi tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện. Điều kiện được áp dụng theo tiêu chí ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về sự khác biệt giữa điều kiện kinh doanh và điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nếu có nhu cầu tư vấn hoặc dịch vụ pháp lý về kinh doanh, đầu tư, Bạn vui lòng liên hệ với Tổng đài tư vấn pháp luật đầu tư của Công ty luật Thái An để được hỗ trợ tốt nhất.

Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài

Luật pháp Việt Nam có những quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Nếu không am hiểu pháp luật đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng có những hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh chịu hậu quả theo quy định của pháp luật.

Để được tư vấn một cách đầy đủ về điều kiện kinh doanh và điều kiện đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài nên tham khảo dịch vụ của chúng tôi, hay xem bài viết Dịch vụ xin cấp Giấy phép đầu tư của Luật Thái An.

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói