Môi giới là một dịch vụ phổ biến trong một nền kinh tế năng động. Dịch vụ này giúp cho cung cầu gặp được nhau, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hoá và dịch vụ. Hợp đồng môi giới nói riêng, hợp đồng môi giới thương mại nói chung là cơ sở pháp lý quan trọng cho giao dịch giữa bên cung cấp và sử dụng dịch vụ môi giới.
1. Thế nào là hợp đồng môi giới thương mại ?
Hợp đồng môi giới là hợp đồng mà theo đó một bên làm trung gian tìm kiếm, giới thiệu, kết nối đối tác cho bên kia.
Nếu hợp đồng này là giữa các cá nhân và không vì mục đích thương mại (tạo ra lợi nhuận kinh doanh) thì sẽ là một loại hợp đồng dân sự và chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật dân sự. Thí dụ: Hợp đồng môi giới theo đó một bên tìm kiếm và kết nối để bên kia mua nhà ở cho gia đình.
Nếu hợp đồng này vì mục đích thương mại (tạo ra lợi nhuận kinh doanh) thì sẽ là một loại hợp đồng thương mại và chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005.. Thí dụ: Hợp đồng môi giới theo đó một bên tìm kiếm và kết nối để bên kia cung cấp hàng hoá.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ tư vấn về hợp đồng môi giới thương mại.
2. Chủ thể của hợp đồng môi giới thương mại
Chủ thể của hợp đồng môi giới thương mại gồm bên môi giới và bên được môi giới, trong đó bên môi giới phải là thương nhân, có đăng kí kinh doanh để thực hiện dịch vụ môi giới thương mại và không nhất thiết phải có ngành nghề đăng kí kinh doanh trùng với ngành nghề kinh doanh của các bên được môi giới. Về bên được môi giới thì không nhất thiết phải là pháp nhân.
Khi sử dụng dịch vụ môi giới thương mại, bên môi giới nhân danh chính mình để quan hệ với các bên được môi giới và làm nhiệm vụ giới thiệu các bên được môi giới với nhau. Sau đó, các bên được môi giới trực tiếp giao kết hợp đồng với nhau. Trong thực tế, có nhiều trường hợp bên môi giới thay mặt bên được môi giới kí hợp đồng với khách hàng, khi đó họ trở thành bên đại diện của bên được môi giới và bên được môi giới phải có văn bản ủy quyền cho bên môi giới đại diện cho mình trong giao dịch cụ thể đó.
Ví dụ, trong hợp đồng môi giới nhà đất, bất động sản thì bên môi giới có thể là công ty kinh doanh bất động sản còn bên được môi giới có thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức…
Lưu ý quan trọng: Không phải ai cũng có thể ký hợp đồng: Cần đảm bảo là các bên chủ thể hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện để tránh hợp đồng bị vô hiệu.
Phạm vi của môi giới thương mại được mở rộng không chỉ bao gồm những hoạt động môi giới mua, bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại liên quan đến mua bán hàng hoá. Do đó, môi giới thương mại bao gồm tất cả các hoạt động môi giới có mục đích kiếm lợi như:
môi giới mua bán hàng hoá
môi giới chứng khoán
môi giới bảo hiểm
môi giới tàu biển
môi giới thuê máy bay
môi giới bất động sản…
Vì hoạt động môi giới có trong hầu hết các ngành dịch vụ nên ngoài phải chịu sự điều chỉnh của luật thương mại, các hoạt động môi giới đặc thù nêu trên còn chịu sự điều chỉnh của các luật chuyên ngành liên quan như: Hợp đồng môi giới nhà đất phải phù hợp với Luật Kinh doanh bất động sản, môi giới bảo hiểm cần phù hợp với Luật Kinh doanh bảo hiểm, môi giới tàu biển cần phù hợp Bộ luật Hàng hải v.v..
Do thực tiễn như vậy Hợp đồng môi giới nói chung và hợp đồng môi giới thương mại nói riêng sẽ rất đa dạng về thể loại, đáp ứng nhu cầu môi giới trong từng lĩnh vực kinh doanh.
5. Các tranh chấp thường gặp với hợp đồng môi giới thương mại
Sau đây là các tranh chấp thường gặp với hợp đồng môi giới thương mại phổ biến:
Tranh chấp liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng
Tranh chấp liên quan tới thanh toán chi phí, thù lao
Tranh chấp về đối tượng và nội dung môi giới trong hợp đồng môi giới
Tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ khác trong trong hợp đồng
Tranh chấp do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng
Ngoài ra còn có những tranh chấp khác liên quan tới hợp đồng môi giới mà bạn cần dự liệu, chi tiết có tại bài viêt sau:
6. Các điều khoản cơ bản của Hợp đồng môi giới thương mại là gì?
Các điều khoản cơ bản của Hợp đồng môi giới là những điều khoản không thể thiếu được khi soạn thảo hợp đồng. Nếu không thoả thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng môi giới không thể giao kết được.
Ngoài ra, có những điều khoản mà các bên thấy cần phải thoả thuận được điều khoản đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoản này cũng trở thành điều khoản cơ bản của Hợp đồng môi giới.
Các điều khoản cơ bản của Hợp đồng môi giới là:
Điều khoản về đối tượng và nội dung môi giới
Điều khoản về phí dịch vụ và phương thức thanh toán
Điều khoản về thời gian thực hiện môi giới
Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của bên môi giới
Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của bên được môi giới
Chúng tôi sẽ phân tích sau đây:
a. Điều khoản về đối tượng và nội dung môi giới trong hợp đồng môi giới thương mại
Hai bên thỏa thuận với nhau rõ về đối tượng môi giới của hợp đồng và cần có đầy đủ thông tin chi tiết về đối tượng môi giới đó, tránh nhầm lẫn đối với những đối tượng môi giới tương tự khác.
Ngoài ra, cần xác nhận nội dung về việc bên môi giới được bên được môi giới đồng ý giao cho bên môi giới thực hiện việc môi giới đối với đối tượng của hợp đồng.
Ví dụ: đối với hợp đồng môi giới nhà đất thì đối tượng, nội dung của hợp đồng sẽ là bên môi giới thực hiện dịch vụ môi giới bán (hoặc cho thuê) bất động sản do bên được môi giới là chủ sở hữu.
Lưu ý: Đối tượng của hợp đồng phải là những hàng hoá, dịch vụ được phép lưu thông trên thị trường. Một số hàng hoá, dịch vụ đòi hòi bên mua, bên bán phải có giấy phép kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó.
b. Điều khoản về phí dịch vụ và phương thức thanh toán trong hợp đồng môi giới thương mại
Theo quy định của pháp luật, bên môi giới có quyền hưởng thù lao của bên môi giới từ thời điểm các bên được môi giới kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá hay cung ứng dịch vụ thương mại với nhau, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (Điều 153 Luật Thương Mại năm 2005). Điều đó có nghĩa là việc các bên được môi giới không thực hiện hợp đồng đã giao kết hoàn toàn không làm ảnh hưởng tới quyền hưởng thù lao của bên môi giới. Quy định như vậy là phù hợp với chức năng của bên môi giới, bởi bên môi giới không thể chịu trách nhiệm cho khả năng thực hiện hợp đồng hoặc khả năng tài chính của các bên. Tuy nhiên, trong hợp đồng môi giới các bên có thể thỏa thuận thù lao môi giới chỉ phát sinh sau khi hợp đồng giữa các bên được môi giới thực hiện dưới các điều kiện mà bên được môi giới mong muốn.
Trong trường hợp, các bên được môi giới không giao kết được hợp đồng với nhau, bên môi giới không được hưởng thù lao môi giới. Nhưng nếu các bên không có thỏa thuận khác, bên môi giới vẫn có quyền yêu cầu bên được môi giới thanh toán cho mình các chi phí hợp lí liên quan tới việc môi giới.
Nếu trong hợp đồng môi giới, các bên không thỏa thuận mức thù lao thì mức thù lao môi giới được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thị trường địa lí, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.
Ngoài ra, hai bên thỏa thuận với nhau về phương thức thanh toán, cần ghi rõ việc thanh toán sẽ được thực hiện trong bao nhiêu lần, mỗi lần sẽ được thanh toán với số tiền là bao nhiêu và việc thanh toán được thực việc trực tiếp hay chuyển khoản ngân hàng, thời hạn của mỗi lần thanh toán là trong bao lâu?
c. Điều khoản về thời gian thực hiện môi giới trong Hợp đồng môi giới thương mại
Hai bên thỏa thuận về thời gian thực hiện việc môi giới đối với đối tượng đã được thỏa thuận. Sau khi hết thời gian thực hiện, hai bên có thể thỏa thuận về việc gia hạn thêm thời gian thực hiện môi giới thêm và được ký kết bằng một Phụ lục hợp đồng.
d. Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của bên môi giới trong hợp đồng môi giới thương mại
Nghĩa vụ:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, Điều 151 Luật Thương mại 2005 quy định bên môi giới thương mại có các nghĩa vụ cơ bản sau đây:
Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;
Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;
Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;
Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.
Ví dụ, với hợp đồng môi giới nhà đất, bên môi giới có trách nhiệm bảo quản các giấy tờ, hồ sơ, thông tin, tài liệu liên quan đến bất động sản của bên được môi giới….
Quyền:
Bên môi giới có quyền được hưởng thù lao môi giới khi hoàn tất công việc môi giới theo thỏa thuân trong Hợp đồng; ví dụ như trong hợp đồng môi giới nhà đất có thể thỏa thuận để bên môi giới nhận 5% giá hợp đồng khi bên môi giới hoàn thành công việc theo hợp đồng. Tuy nhiên, nếu hợp đồng không có thỏa thuận về phí môi giới thì phí dịch vụ môi giới được xác định theo giá dịch vụ môi giới tương tự tại thị trường tương tự.
e. Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của bên được môi giới trong Hợp đồng môi giới thương mại
Nghĩa vụ:
Bên được môi giới có hai nghĩa vụ cơ bản là:
Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ cần được môi giới
Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.
Quyền:
Yêu cầu bên môi giới bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu đã được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;
Yêu cầu bên môi giới không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của mình.
7. Các điều khoản thông thường của Hợp đồng môi giới thương mại
Các điều khoản thông thường của Hợp đồng môi giới thương mại là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng môi giới, các bên không thoả thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thoả thuận và được thực hiện như pháp luật quy định.
Các điều khoản thông thường của hợp đồng môi giới thương mại có thể là:
Điều khoản phạt vi phạm: các bên có thể cân nhắc thỏa thuận các chế tài khi vi phạm hợp đồng.
…
8. Các điều khoản tùy nghi của hợp đồng môi giới thương mại
Khi tiến hành giao kết Hợp đồng môi giới thương mại, các bên còn có thể thoả thuận thêm một số điều khoản khác nhằm làm cho nội dung của hợp đồng được đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Các điều khoản thông thường của Hợp đồng thương mại này có thể là:
9. Một số mẫu Hợp đồng môi giới thương mại thông dụng
Chúng tôi xin giới thiệu mẫu hợp đồng môi giới thương mại. Bạn chỉ nên tham khảo vì các tình huống khác nhau thì nội dung hợp đồng khác nhau. Hơn nữa, có những điều khoản có lợi cho bên môi giới và bất lợi cho bên được môi giới và ngược lại.
Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình * Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình
Bài viết mới nhất của Nguyễn Văn Thanh (Xem tất cả)
ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT THÁI AN BỀ DẦY TRÊN 15 NĂM KINH NHIỆM TƯ VẤN LUẬT UY TÍN VÀ CHẤT LƯỢNG TẠI VIỆT NAM
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.
Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
Để đượcCung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)