Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân
Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh là cần thiết bởi vì nó giúp định rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên tham gia. Cũng như hợp đồng hợp tác nói chung, hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân giúp ngăn ngừa xung đột, tranh chấp và rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh. Khi có một cơ sở pháp lý rõ ràng, mọi bên đều có thể hợp tác với niềm tin và sự an tâm.
Bạn có thể hiểu hơn về hợp đồng hợp tác kinh doanh nói chung thông qua bài viết này:
1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân là gì?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân là hợp đồng/thỏa thuận giữa nhà đầu tư là cá nhân với pháp nhân hoặc giữa các cá nhân với nhau về việc cùng đóng góp tài sản, công sức, cùng sản xuất, kinh doanh, đầu tư nhằm hưởng lợi nhuận, chia sẻ rủi ro kinh doanh mà không phải thành lập pháp nhân kinh tế mới.
2. Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân
Điểm khác biệt giữa hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân với các hợp đồng hợp tác kinh doanh khác đó là về chủ thể của hợp đồng có sự tham gia của nhà đầu tư là cá nhân. Cùng tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới đây:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân là hợp đồng đa phương: Số lượng các chủ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh là không giới hạn, có thể bao gồm hai hoặc nhiều nhà đầu tư cùng có quan hệ hợp tác kinh doanh với nhau, tùy theo quy mô của dự án hợp tác cũng như nhu cầu, kỹ năng và mong muốn của các nhà đầu tư.
- Chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh có ít nhất một bên là cá nhân tham gia: Cá nhân là chủ thể tham gia ký kết hợp đồng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Đối với các hợp đồng thông thường thì người từ đủ 18 tuổi trở lên có thể tham gia giao kết hợp đồng. Tuy nhiên tùy từng loại hợp đồng mà cho phép người dưới 18 tuổi có thể tự mình tham gia giao kết; một số loại hợp đồng thì người trên 18 tuổi nhưng cũng không đủ điều kiện tham gia giao kết.
Người dưới 18 tuổi tham gia giao kết hợp đồng thường phải có người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ đồng ý hoặc thực hiện trên sự đồng ý của người dưới 18 tuổi.
3. Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân
Công ty Luật Thái An sẽ cung cấp mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới đây để khách hàng tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH
Số: …../HDHTKD
Hôm nay, ngày…. tháng ……năm ……. Tại….
Chúng tôi gồm có:
- Ông/bà: ………………………………………………… (gọi tắt là Bên A):
Ngày sinh:………………………………
Địa chỉ thường trú: ……………………………………………
CMND/CCCD số: ……….…..…….cấp tại …………….….. cấp ngày: …………….;
Số tài khoản: ……………………………
Điện thoại: …………………………………………
Và
- Công ty ……………..…………………….……………………. (gọi tắt là Bên B):
Trụ sở: ……………………………………………………………………
GCNĐKKD số: ……………………………….….…..…….do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư ……………………………….….. cấp ngày: …………………………..;
Người đại diện: ……………………………Chức vụ: ………………………………….
Số tài khoản: …………………………………………………
Điện thoại: ……………………………………………………………………………
Cùng thoả thuận ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh này với các điều khoản và điều kiện sau đây:
Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh
Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác ………………………………………………
Điều 2. Thời hạn hợp đồng.
Thời hạn hợp tác là …….(năm) năm bắt đầu kể từ ngày….. tháng …… năm ………đến hết ngày….. tháng ……..năm ………. Thời hạn trên có thể được kéo dài theo sự thoả thuận của hai bên.
Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh
3.1. Góp vốn
Bên A góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là ………………….
Bên B góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là ………………….
3.2. Phân chia kết quả kinh doanh
3.2.1 Lợi nhuận từ hoạt động …………………………………………………..………..
Lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ: Bên A được hưởng ………%, Bên B được hưởng ………% trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước.
Thời điểm chia lợi nhuận vào ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu kể từ ngày: ……………………………………………..
3.2.2 Chi phí cho hoạt động sản xuất bao gồm:
– Tiền mua phế liệu:
– Lương nhân viên:
– Chi phí điện, nước:
– Khấu hao tài sản:
– Chi phí khác…
Điều 4. Các nguyên tắc tài chính
Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo qui định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.
Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh
Hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm 03 người trong đó Bên A sẽ cử 01 (một), Bên B sẽ cử 02 (hai) đại diện khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý.
Đại diện của Bên A là: ……………………………………………………… – Chức vụ:
Đại diện của Bên B là: ……………………………… – Chức vụ: ……………………..
Trụ sở của ban điều hành đặt tại: ………………………………………
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của các bên
6.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
– ….…………………………………………………………
– Được hưởng…..% lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh;
6.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
– ….…………………………………………………………
– Được hưởng…..% lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh;
Điều 7: Quy định về chuyển nhượng hợp đồng
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, Các bên có quyền đề nghị chuyển nhượng toàn bộ quyền và nghĩa vụ của hợp đồng này cho bên thứ ba. Đề nghị chuyển nhượng phải được lập thành văn bản và được sự chấp thuận của bên còn lại.
- Trước khi ký kết thỏa thuận chuyển nhượng hợp đồng thì bên chuyển nhượng phải thanh toán cho bên còn lại các khoản tiền còn thiếu (nếu có).
- Thỏa thuận chuyển nhượng giữa ba bên sẽ được lập thành văn bản. Bên chuyển nhượng sẽ chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ và bên thứ ba chấp thuận, cam kết nhận chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ từ bên mình.
- Phí chuyển nhượng hợp đồng này cho bên thứ ba do Bên chuyển nhượng chịu.
Điều 8: Sự kiện bất khả kháng
Điều 9: Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
Trường hợp một trong các bên vi phạm nghĩa vụ của mình tại các điều khoản nghĩa vụ của mỗi bên tại Hợp đồng này, các bên sẽ cùng điều tra xác định lỗi và hậu quả pháp lý. Khi đó, bên vi phạm sẽ phải bồi thường cho bên còn lại tương ứng với thiệt hại xảy ra trên thực tế, thiệt hại này sẽ được đánh giá bởi một đơn vị thứ ba khách quan độc lập nhằm xác định công khai cho các bên.
Điều 10: Giải quyết tranh chấp
- Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có tranh chấp phát sinh các bên giải quyết trên tinh thần hoà giải, thương lượng. Các bên tiến hành thương lượng, hòa giải ít nhất …. lần trong vòng …..tháng kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.Trường hợp thương lượng bất thành, một trong hai bên có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân có thẩm quyền của Việt Nam để giải quyết.
- Hợp đồng này được xác lập và thi hành theo pháp luật của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Điều 11. Hiệu lực Hợp đồng
11.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo qui định của pháp luật.
Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng. Nhà xưởng, nhà kho, máy móc, dây chuyền thiết bị ….sẽ được trả lại cho Bên B.
11.2. Hợp đồng này gồm ………trang không thể tách rời nhau, được lập thành ……… bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ ……….. bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
4. Những rủi ro thường gặp khi giao kết hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân
Khi ký kết hợp đồng kinh doanh cá nhân, các bên tham gia cần phải đặc biệt lưu ý đến các tiềm ẩn nguy hiểm. Dưới đây là một số lỗi thường gặp:
- Thiếu rõ ràng về trách nhiệm: Nếu hợp đồng không xác định rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên, có thể dẫn đến hiểu rõ các vấn đề và chấp nhận tranh chấp.
- Phân chia lợi nhuận không công bằng: Một bên có thể cảm thấy thiệt hại nếu họ cống hiến nhiều hơn nhưng nhận được ít lợi nhuận hơn dự kiến.
- Thiếu điều khoản về lựa chọn luật áp dụng và phương thức giải quyết tranh chấp.
- Vấn đề về bảo mật: Nếu hợp đồng không bao gồm điều khoản về thông tin bảo mật, dữ liệu hoặc bí mật kinh doanh, có nguy cơ bị rò rỉ hoặc sử dụng mục tiêu không chính xác.
- Rủi ro về thị trường: Thay đổi trong nhu cầu của thị trường, cạnh tranh, hoặc các yếu tố kinh tế vĩ mô.
- Thiếu điều khoản chấm dứt hợp đồng: Trong trường hợp muốn kết thúc hợp đồng, nếu không có điều khoản rõ ràng, việc chấm dứt sẽ khó khăn và có thể gây tranh chấp.
- Phụ thuộc quá mức đối tác: Nếu một thuộc tính quá sức mạnh hoặc sự hỗ trợ của bên kia, có thể gặp lỗi khi gặp sự cố.
- Rủi ro do chủ thể là cá nhân ký kết hợp đồng không đáp ứng điều kiện về chủ thể được ký kết
Để giảm thiểu những rủi ro này, việc tư vấn cho một chuyên gia hoặc luật sư trước khi ký kết hợp đồng là điều cần thiết.
5. Tầm quan trọng của việc sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn soạn thảo hợp tác kinh doanh cá nhân
Việc sử dụng dịch vụ luật sư để tư vấn và soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân có tầm quan trọng đặc biệt bởi một số lý do như sau:
- Khách hàng sẽ được tư vấn cụ thể chi tiết về ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Hợp đồng do luật sư soạn thảo đảm bảo tính pháp lý cao và chặt chẽ hơn. Đa số rủi ro phát sinh là do các bên soạn thảo hợp đồng thiếu điều khoản, thiếu chặt chẽ và không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
- Bảo vệ quyền lợi: Luật sư giúp đảm bảo rằng tất cả các quyền của bạn đều được bảo vệ trong đồng lợi ích, từ quyền tài chính đến quyền sở hữu trí tuệ.
- Tránh rủi ro và tranh chấp: Với sự hỗ trợ của một luật sư, bạn có thể biết và giảm thiểu rủi ro ẩn, giảm nguy cơ phát sinh tranh chấp trong tương lai.
- Hiểu rõ các điều khoản: Luật sư giúp bạn hiểu rõ từng điều khoản trong hợp đồng đồng, đảm bảo rằng bạn biết mình đang đồng ý với điều gì.
- Kết quả đàm phán: Sự hỗ trợ của luật sư có thể giúp bạn đàm phán với đối tác một cách hiệu quả hơn, đặc biệt khi đối tác cũng được hỗ trợ bởi luật sư riêng.
- Chất lượng và chuyên nghiệp: Hợp đồng được soạn thảo bởi luật sư chất lượng và chuyên nghiệp hơn, giúp tạo ra ấn tượng tốt cho doanh nghiệp.
- Tư vấn phòng ngừa tranh chấp: Luật sư giúp bạn dự đoán và chuẩn bị cho những vấn đề tiềm ẩn, từ việc giải quyết tranh chấp đến việc chấm dứt hợp đồng.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí : Dù có thể cần chi trả phí cho dịch vụ tư vấn ban đầu, nhưng công việc này có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc và năng lượng trong trường hợp lý phát sinh tranh chấp sau này.
- Tăng cường sự tự tin: Biết rằng bạn đã được tư vấn và hỗ trợ bởi một luật sư chuyên nghiệp giúp bạn tự tin hơn khi quyết định ký kết hợp đồng.
Việc sử dụng dịch vụ của một luật sư không chỉ giúp bảo vệ bạn khỏi những rủi ro có thể xảy ra mà còn giúp bạn tạo ra một nền tảng vững chắc cho mối quan hệ hợp tác kinh doanh của mình.
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý và thực hiện dịch vụ soạn thảo hợp đồng, Công ty Luật Thái An luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi của khách hàng.
- Vụ án ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con - 04/06/2024
- LY HÔN VỚI CHỒNG ĐANG ĐI TÙ: THÀNH CÔNG BẤT CHẤP MỌI KHÓ KHĂN! - 04/06/2024
- Luật sư giúp khách hàng trong tranh chấp với Thẩm mỹ viện - 25/01/2024