Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

Công ty Luật Thái An™ cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động hiệu quả cao với chi phí hợp lý, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Các phương thức cung cấp dịch vụ là tư vấn trực tiếp hoặc bằng văn bản, cung cấp dịch vụ trọn goí.

Bạn có thể lựa chọn một trong các gói dịch vụ sau:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu, tư vấn, đưa ra giải pháp – chi phí chỉ từ 3.000.000 đ

  • Tư vấn luật cho khách hàng các quy định liên quan;
  • Nghiên cứu hồ sơ, đánh giá vụ việc;
  • Tìm căn cứ pháp lý, hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ;
  • Tư vấn lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp;

Giai đoạn 2: Đại diện cho khách hàng thương lượng, hoà giải, khởi kiện, tranh tụng – chi phí chỉ từ 10.000.000 đ

  • Tham gia thương lượng, hòa giải;
  • Soạn thảo hồ sơ, đơn từ khởi kiện trong trường hợp khách hàng lựa chọn phương thức khởi kiện;
  • Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bào chữa cho khách hàng, bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng;
  • Tham gia tố tụng với tư cách đại diện theo ủy quyền cho khách hàng.

Bạn hãy tham khảo BẢNG GIÁ THUÊ LUẬT SƯ KHỞI KIỆN tại LINK NÀY.

3 CÁCH LIÊN HỆ VỚI LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ BÁO PHÍ DỊCH VỤ:

         >>> Gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT

         >>> Yêu cầu dịch vụ qua chat zalo trên website https://luatthaian.vn/

         >>> Gửi thư điện tử theo địa chỉ contact@luatthaian.vn


Từ ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới về quan hệ lao động, đặc biệt là việc giải quyết tranh chấp lao động. Đây là nội dung được rất nhiều người quan tâm. Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật lao động, Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về vấn đề giải quyết tranh chấp lao động.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề giải quyết tranh chấp lao động

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề giải quyết tranh chấp lao động là các văn bản pháp lý sau:

2. Giải quyết tranh chấp lao động là gì?

a. Về khái niệm tranh chấp lao động:

Định nghĩa về tranh chấp lao động được quy định tại Khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019 như sau: “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.”

Phân loại tranh chấp lao động bao gồm:

  • Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động (NLĐ) với người sử dụng lao động (NSDLĐ); giữa NLĐ thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại; giữa NLĐ với doanh nghiệp, tổ chức đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện NLĐ với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

Khái niệm về tranh chấp lao động theo quy định của BLLĐ năm 2019 đã có sự rõ ràng, cụ thể, chi tiết hơn so với quy định của BLLĐ năm 2012.

b. Về khái niệm giải quyết tranh chấp lao động

BLLĐ năm 2019 không đưa ra khái niệm cụ thể về giải quyết tranh chấp lao động. Tuy nhiên, dựa trên các quy định của pháp luật về tranh chấp lao động, có thể hiểu: Giải quyết tranh chấp lao động là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đưa ra phương pháp, cách thức giải quyết những mâu thuẫn làm phát sinh trong quan hệ lao động.

3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

Việc giải quyết tranh chấp lao động phải đảm bảo các nguyên tắc theo quy định tại Điều 180 Bộ luật lao động 2019 như sau:

“Điều 180. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

  1. Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

  2. Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.

  3. Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.

  4. Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

  5. Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.”

Theo đó, BLLĐ năm 2019 đã quy định hai bên trong tranh chấp lao động không còn bắt buộc phải trực tiếp thương lượng để giải quyết. Đây là một trong những điểm mới của BLLĐ năm 2019 về giải quyết tranh chấp lao động.

4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

Bộ luật lao động 2019 quy định cụ thể các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động như sau:

a. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động đối với tranh chấp lao động cá nhân:

Căn cứ Điều 187 BLLĐ năm 2019 quy định:

“Điều 187. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

  1. Hòa giải viên lao động;

  2. Hội đồng trọng tài lao động;

  3. Tòa án nhân dân”

b. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động đối với tranh chấp lao động tập thể:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền được quy định tại Điều 191 BLLĐ năm 2019 như sau:

“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:

a) Hòa giải viên lao động;

b) Hội đồng trọng tài lao động;

c) Tòa án nhân dân.

Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.”

giải quyết tranh chấp lao động
Xác định rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động là rất quan trọng.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được quy định tại Điều 195 BLLĐ năm 2019 như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:

a) Hòa giải viên lao động;

b) Hội đồng trọng tài lao động.

Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.”

Trong đó:

  •  Về hòa giải viên lao động: Theo Điều 184 BLLĐ năm 2019 thì Hòa giải viên lao động là người do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển mối quan hệ lao động.
  •  Về Hội đồng trọng tài lao động: Hội đồng trọng tài lao động được quy định tại Điều 185 BLLĐ năm 2019. Theo đó, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động, bổ nhiệm Chủ tịch, thư ký và các trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là năm (05) năm.
  •  Về thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong giải quyết tranh chấp lao động sẽ căn cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

5. Tóm tắt tư vấn về vấn đề giải quyết tranh chấp lao động

Với những phân tích ở trên, có thể tóm tắt tư vấn về giải quyết tranh chấp lao động là:

Bộ luật lao động năm 2019 đã kế thừa những nội dung cơ bản của Bộ luật lao động năm 2012 về tranh chấp lao động. Cũng như Bộ luật cũ, BLLĐ 2019 đã đề cao việc hòa giải và coi hòa giải là một trong những phương án tối ưu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Tuy nhiên, theo BLLĐ 2019 thì tùy thuộc vào loại tranh chấp lao động (cá nhân hay tập thể về quyền/ tập thể về lợi ích) mà tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trình tự giải quyết sẽ khác nhau và trường hợp nào cần thiết mới phải qua hòa giải.

Trên đây là phần tư vấn về giải quyết tranh chấp lao động. Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan tới giải quyết tranh chấp lao động, bạn hãy đọc các bài viết trong chuyên mục:

===>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp lao động

Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn hợp đồng của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

6. Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động của Luật Thái An

Công ty Luật Thái An™ cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động hiệu quả cao với chi phí hợp lý, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Các phương thức cung cấp dịch vụ là tư vấn trực tiếp hoặc bằng văn bản, cung cấp dịch vụ trọn goí.

Bạn có thể lựa chọn một trong các gói dịch vụ sau:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu, tư vấn, đưa ra giải pháp – chi phí chỉ từ 3.000.000 đ

  • Tư vấn luật cho khách hàng các quy định liên quan;
  • Nghiên cứu hồ sơ, đánh giá vụ việc;
  • Tìm căn cứ pháp lý, hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ;
  • Tư vấn lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp;

Giai đoạn 2: Đại diện cho khách hàng thương lượng, hoà giải, khởi kiện, tranh tụng – chi phí chỉ từ 10.000.000 đ

  • Tham gia thương lượng, hòa giải;
  • Soạn thảo hồ sơ, đơn từ khởi kiện trong trường hợp khách hàng lựa chọn phương thức khởi kiện;
  • Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bào chữa cho khách hàng, bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng;
  • Tham gia tố tụng với tư cách đại diện theo ủy quyền cho khách hàng.

HÃY LIÊN HỆ NGAY LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!


Tác giả bài viết:

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh – Giám đốc Công ty luật Thái An

  • Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam
  • Lĩnh vực hành nghề chính:
    * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình
    * Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình 

Xem thêm Luật sư Nguyễn Văn Thanh.

Nguyễn Thị Huyền