Thay đổi vốn điều lệ

Đăng ký vốn điều lệ là một trong những điều kiện bắt buộc khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thay đổi vốn điều lẹ không phải ai cũng nắm rõ. Trong bài viết dưới đây Công ty luật Thái An xin giới thiệu về Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ (tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ) với thủ tục hồ sơ nhanh gọn, chi phí rất hợp lý.

—>>> Hãy liên hệ TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT hoặc để lại tin nhắn, viết thư tới contact@luatthaian.vn để sử dụng dịch vụ và để được tư vấn chi tiết!

1. Căn cứ pháp lý điều chỉnh việc thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý điều chỉnh việc thay đổi vốn điều lệ (tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ) là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh;
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký kinh doanh.

2. Thế nào là vốn điều lệ?

Theo quy định tại Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2020, “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần”. 

Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ
Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ được nhiều khách hàng quan tâm

3. Các trường hợp thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp

Sau một thời gian hoạt động, công ty có nhu cầu thay đổi vốn điều lệ để phù hợp với tình hình thực tiễn trong kinh doanh. Có nhiều cách để thay đổi vốn điều lệ phù thuộc vào nhu cầu của từng công ty nhưng dù làm gì thì cũng phải thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ. Thủ tục thay đổi vốn điều lệ là tương đối khác nhau đối với các loại hình doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Tăng vốn điều lệ

Thay đổi vốn điều lệ tại công ty TNHH một thành viên

  • Công ty giảm vốn điều lệ:
    • Giảm vốn do toàn trả một phần vốn góp trong tổng số vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong vòng 02 năm
    • Vốn điều lệ của công ty không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
  • Công ty tăng vốn điều lệ:
    • Chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của tổ chức, cá nhân khác. Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
    • Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cho phù hợp (chuyển đổi thành công ty tnhh 2 thành viên trở lên hoặc chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần).

Thay đổi vốn điều lệ tại công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ như sau:
    • Tăng vốn góp của thành viên;
    • Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
    • Trường hợp tăng vốn góp của thành viên:
      – Việc  góp vốn thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ (trong vốn điều lệ công ty).
      – Thành viên phản đối việc tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trường hợp này, số vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ (trong vốn điều lệ công ty), nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.
  • Công ty TNHH 2 thành viên có thể giảm vốn điều lệ theo cách thức sau:
    • Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ (trong vốn điều lệ của công ty), nếu doanh nghiệp đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
    • Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên;
    • Vốn điều lệ không được các thành viên nộp đầy đủ và đúng hạn
  • Trường hợp việc thay đổi vốn điều lệ dẫn đến việc thay đổi số thành viên thấp hợn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên trở lên thành công ty TNHH 1 thành viên).

Thay đổi vốn điều lệ trong công ty cổ phần

  • Trường hợp tăng vốn điều lệ trong công ty cổ phần
    Công ty tăng thêm số lượng cổ phần và bán lại các cổ phần đó trong quá trình hoạt động của mình để tăng vốn điều lệ, bao gồm:

    • Chào bán cho các cổ đông hiện hữu trong công ty;
    • Chào bán ra công chúng;
    • Chào bán cổ phần riêng lẻ.

    Trường hợp giảm vốn điều lệ trong công ty cổ phần:

    • Công ty mua lại cổ phần của cổ đông;
    • Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty;
    • Giảm vốn do không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

    Trường hợp việc thay đổi vốn điều lệ dẫn đến việc thay đổi số lượng cổ đông đến (ít hơn 03 cổ đông) thì phải thực hiện thay đổi loại hình doanh nghiệp (chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 1 thành viên hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên).

Thay đổi vốn điều lệ trong công ty hợp danh

Công ty hợp danh có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau:

  • Thành viên góp vốn bị khai trừ;
  • Thành viên rút vốn;
  • Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách thành viên;
  • Tiếp nhận thành viên mới.

>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

4. Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty

Thủ tục và hồ sơ thay đổi vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên

Thủ tục và hồ sơ tăng vốn điều lệ trong công ty TNHH một thành viên:

Công ty gửi hồ sơ thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký. Hồ sơ đăng ký thay đổi vốn điều lệ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

  • Quyết định về việc thay đổi vốn điều lệ của chủ sở hữu công ty;

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tnhh 1 thành viên

Trường hợp giảm vốn điều lệ trong công ty TNHH một thành viên:

Thủ tục và hồ sơ giảm vốn tương tự như đối với tăng vốn nhưng cần nộp thêm báo cáo tài chính gần nhất chứng minh công ty làm ăn thua lỗ. Doanh nghiệp cũng phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ thuế và bảo hiểm xã hội, nợ người lao động, nợ khách hàng và đối tác…

>>> Xem thêm: Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty tnhh 1 thành viên

Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên

Trường hợp tăng vốn điều lệ trong công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Công ty gửi hồ sơ thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký. Hồ sơ đăng ký thay đổi vốn điều lệ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên.
  • Biên bản họp và Quyết định của Hội đồng Thành viên về việc tăng vốn điều lệ, ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
  • Nếu công ty tăng vốn điều lệ do kết nạp thêm thành viên góp vốn thì cần có giấy tờ xác nhận góp vốn của thành viên mới, chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân của thành viên mới:
    • Nếu thành viên mới là công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam

    • Nếu thành viên mới là người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực

    • Nếu thành viên mới là pháp nhân Việt Nam: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng
    • Nếu thành viên mới là pháp nhân nước ngoài: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức đó
  • Bản gốc Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Trường hợp thay đổi vốn công ty TNHH có phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài thì cần có văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.

Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tnhh 2 thành viên

Trường hợp giảm vốn điều lệ trong công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Thủ tục và hồ sơ tương tự như đối với tăng vốn, ngoài ra phải có báo cáo tài chính gần nhất cho thấy công ty làm ăn không có lãi. Ngoài ra, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.

>>> Xem thêm: Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty tnhh 2 thành viên

Thủ tục và hồ sơ thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần

Trường hợp tăng vốn điều lệ trong công ty cổ phần:

Công ty gửi hồ sơ thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký. Hồ sơ đăng ký thay đổi vốn điều lệ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần.
  • Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán. Đại hội đồng cổ đông có thể thông qua việc tăng vốn điều lệ, ghi rõ trong Biên bản họp và Quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
  • Trường hợp Đại hội đồng cổ đông giao cho Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần thì Biên bản họp và Quyết định của Đại hội đồng cổ đông cần ghi rõ việc này. Khi đó cũng cần có quyết định và biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần.
  • Bản gốc Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Trường hợp thay đổi vốn công ty TNHH có phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài thì cần có văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Danh sách cổ đông của công ty cổ phần;
  • Thông báo lập sổ đăng ký cổ đông;

Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Chi tiết về cách thức và thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần

Trường hợp giảm vốn điều lệ trong công ty cổ phần:

Thủ tục và hồ sơ tương tự như đối với tăng vốn, ngoài ra phải có báo cáo tài chính gần nhất cho thấy công ty làm ăn không có lãi. Ngoài ra, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.

>>> Xem thêm: Chi tiết về cách thức và thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

 

Thay đổi vốn điều lệ
Thay đổi vốn điều lệ là điều thường xuyên xẩy ra.

7. Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ của Luật Thái An

Nội dung Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ là gì?

Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ (Dịch vụ tăng vốn điều lệ, Dịch vụ giảm vốn điều lệ) tại Công ty Luật Thái An bao gồm các công việc sau:

  • Tư vấn luật miễn phí trước khi thực hiện thay đổi vốn điều lệ (tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ);
  • Soạn thảo hồ sơ tăng vốn điều lệ
  • Thay mặt khách hàng: Nộp hồ sơ tại Sở ké hoạch và đầu tư (đối với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố khác việc nộp hồ sơ qua mạng điện tử là bắt buộc);
  • Theo dõi việc xử lý hồ sơ, bổ sung hồ sơ (nếu có);
  • Nộp phí, lệ phí liên quan; Thông báo về việc điều chỉnh vốn điều lệ
  • Nhận kết quả và trao kết quả cho khách hàng;
  • Hướng dẫn khách hàng các công việc cần làm sau khi điều chỉnh vốn điều lệ.

Thời gian thực hiện:

03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ

Kết quả thay đổi vốn điều lệ:

Khách hàng nhận được kết quả thay đổi vốn điều lệ (tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ):

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khi tăng vốn
  • Giấy xác nhận về việc Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
  • Biên lại nộp lệ phí
  • Văn bản tư vấn các công việc doanh nghiệp cần làm sau khi tăng hoặc giảm vốn điều lệ

Phí dịch vụ thay đổi vốn điều lệ:

>>> Quý khách hàng vui lòng xem Bảng phí dịch vụ đăng ký kinh doanh.