Chuyển nhượng vốn góp công ty TNHH sao cho đúng luật ?

Vốn góp, cổ phần là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình thành lập và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với loại hình Công ty TNHH và Công ty cổ phần. Tuy nhiên, pháp luật quy định về việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH và việc chuyển nhượng cổ phần trong Công ty cổ phần là khác nhau. Trong bài viết dưới đây Công ty luật Thái An đề cập về Chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH

Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Khái niệm chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH

Chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH là việc thành viên góp vốn chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp của mình cho cá nhân hoặc tổ chức khác. Chuyển nhượng có thể có các hình thức như: bán, tặng cho, để lại thừa kế…

Việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH 1 thành viên hoàn toàn khác chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Chúng tôi sẽ trình bầy cụ thể sau đây:

3. Chuyển nhượng vốn trong Công ty TNHH 1 thành viên:

Có hai trường hợp: Chủ sở hữu công ty TNHH chuyển nhượng MỘT PHẦN hoặc TOÀN BỘ phần vốn góp của mình:

a. Chuyển nhượng toàn bộ vốn góp trong Công ty TNHH 1 thành viên:

Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác: Doanh nghiệp phải tiến hành thay đổi chủ sở hữu công ty.

Các bước chuyển nhượng gồm:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng vốn góp. Thành phần hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người được ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức. Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Bản sao Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty;
  • Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng phần vốn góp;
  • Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh, nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

Lưu ý:

  • Cùng với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hiện nay hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác bắt buộc nộp hồ sơ qua mạng điện tử. 
  • Đối với việc chuyển nhượng vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài: Cần gửi Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đến Sở kế hoạch và đầu tư. Sau khi có văn bản chấp thuận mới tiến hành nộp hồ sơ nêu trên kèm theo văn bản chấp thuận.

Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

Bước 4: Doanh nghiệp nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Bước 5: Công bố thông tin trên Công thông tin đăng ký doanh nghiệp

a. Chuyển nhượng một phần vốn góp trong Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

Nếu Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển nhượng một phần phần vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác thì doanh nghiệp phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang mô hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần (nếu có từ 3 thành viên góp vốn trở lên).

Các bước chuyển nhượng gồm:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, thành phần hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần
  • Điều lệ công ty mới
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
    • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
    •  Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
  • Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác và giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới trong trường hợp huy động vốn góp của thành viên mới;
  • Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh, nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

Bước 4: Doanh nghiệp nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Bước 5: Công bố thông tin trên Công thông tin đăng ký doanh nghiệp

4. Chuyển nhượng vốn góp trong Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

Khi chuyển nhượng vốn góp trong Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, trước tiên phải chào bán cho các thành viên khác của công ty trong cùng điều kiện và theo tỷ lệ phần vốn góp. Nếu trong vòng 30 ngày kể từ ngày chào bán mà không có ai mua hoặc không mua hết thì thành viên có thể chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức không phải là thành viên.

Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn 1 thành viên công ty thì công ty phải làm thủ tục thay đổi loại hình thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.

Trình tự, thủ tục chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH gồm 5 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng vốn góp. Thành phần hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Danh sách thành viên phải bao gồm chữ ký của thành viên mới và thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi;
  • Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp thành viên mới là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp thành viên mới là tổ chức.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh, nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

Lưu ý:

  • Cùng với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hiện nay hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác bắt buộc nộp hồ sơ qua mạng điện tử. 
  • Đối với việc chuyển nhượng vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài: Cần gửi Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đến Sở kế hoạch và đầu tư. Sau khi có văn bản chấp thuận mới tiến hành nộp hồ sơ nêu trên kèm theo văn bản chấp thuận.

Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

Bước 4: Doanh nghiệp nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Bước 5: Công bố thông tin về việc chuyển nhượng vốn góp.

Chuyển nhượng vốn góp công ty TNHH
Chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH phải tuân thủ pháp luật – Minh họa: nguồn internet

5. Thuế thu nhập từ việc chuyển nhượng vốn góp

Thu nhập tăng thêm từ việc chuyển nhượng vốn góp là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân (nếu bên chuyển nhượng là cá nhân) hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu bên chuyển nhượng là tổ chức).

Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định:

  • [Thuế] = 20% x [Thu nhập chịu thuế]
  • [Thu nhập chịu thuế] = [Giá chuyển nhượng] – [Giá mua của phần vốn chuyển nhượng] – [Chi phí chuyển nhượng]

Trong đó:

Giá chuyển nhượng phần vốn góp:

  • Giá chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng.
  • Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường, cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng.
  • Doanh nghiệp có chuyển nhượng một phần vốn góp trong doanh nghiệp mà giá chuyển nhượng đối với phần vốn góp này không phù hợp theo giá thị trường thì cơ quan thuế được ấn định lại toàn bộ giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển nhượng để xác định lại giá chuyển nhượng tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp chuyển nhượng.
  • Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng thời gian, cùng tổ chức kinh tế hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp việc ấn định giá chuyển nhượng của cơ quan thuế không phù hợp thì được căn cứ theo giá thẩm định của các tổ chức định giá chuyên nghiệp có thẩm quyền xác định giá chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng theo đúng quy định.

Giá mua của phần vốn chuyển nhượng

Giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định đối với từng trường hợp như sau:

  • Nếu là chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là giá trị phần vốn góp lũy kế đến thời điểm chuyển nhượng vốn trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán và được các bên tham gia đầu tư vốn hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh xác nhận, hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
  • Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị vốn tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp, chứng từ thanh toán.

Chi phí chuyển nhượng phần vốn góp

  • Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóađơn hợp pháp. Trường hợp chi phí chuyển nhượng phát sinh ở nước ngoài thì các chứng từ gốc đó phải được một cơ quan công chứng hoặc kiểm toán độc lập của nước có chi phí phát sinh xác nhận và chứng từ phải được dịch ra tiếng Việt (có xác nhận của đại diện có thẩm quyền).
  • Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng minh.

6. Xử phạt hành chính nếu không đăng ký chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH

Theo quy định của pháp luật, khi chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với cơ quan quản lý kinh doanh trong vòng 10 ngày kể từ ngày thay đổi. Nếu vi phạm quy định này thì doanh nghiệm sẽ bị phạt hành chính, cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH trở lên quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH quá thời hạn quy định quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH quá thời hạn quy định quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Doanh nghiệp buộc đăng ký chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH theo trình tự và thủ tục đã nêu ở trên.

8. Dịch vụ tư vẫn, hỗ trợ chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH

Khi cung cấp dịch vụ chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên cho khách hàng, chúng tôi thực hiện các công việc sau đây:

  • Tư vấn luật miễn phí đầy đủ và toàn diện về việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH
  • Hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp (theo mẫu của Luật Thái An)
  • Soạn thảo hồ sơ chuyển nhượng vốn góp công ty
  • Thay mặt khách hàng:
    • Nộp hồ sơ chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH tại Sở Kế hoạch và đầu tư;
    • Theo dõi việc xử lý hồ sơ chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH
    • Bổ sung hồ sơ (nếu có);
    • Nhận kết quả việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH
    • Nộp phí, lệ phí liên quan
    • Đăng Bố cáo về việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH
    • Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp (trường hợp chuyển nhượng vốn dẫn đến thay đổi loại hình doanh nghiệp)
  • Hướng dẫn khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến việc chuyển nhượng (khai báo thuế thu nhập cá nhân…)

 

HÃY LIÊN HỆ VỚI LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ VỀ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP TRONG CÔNG TY TNHH !

Nguyễn Văn Thanh