Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài muốn làm ăn tại Việt Nam thường bắt đầu từ việc Thành lập Văn phòng đại diện nhằm quảng bá sản phầm thương hiệu, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại. Công ty Luật Thái An cung cấp dịch vụ Thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài/Thành lập Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài với thủ tục nhanh gọn, chi phí thấp…

Tham khảo bảng phí dịch vụ thành lập văn phòng đại diện tại LINK này.

3 CÁCH LIÊN HỆ VỚI LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ BÁO PHÍ DỊCH VỤ:

                                         —>>> Gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT

                                         —>>> Gửi yêu cầu dịch vụ trên website https://luatthaian.vn/

                                         —>>> Gửi thư điện tử theo địa chỉ contact@luatthaian.vn


1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 47/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;
  • Luật Thương mại 2005;
  • Nghị định 07/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
  • Thông tư 11/2016/TT-BCT ngày 05 tháng 7 năm 2016 của Bộ Công thương quy định biểu mẫu thực hiện Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; 

2. Khái niệm văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

2.1. Khái niệm văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài/công ty nước ngoài

Theo Khoản 6, Điều 3 Luật Thương mại 2005:

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

===>>> Xem thêm: Thành lập văn phòng đại diện để làm gì?

2.2. Thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài/công ty nước ngoài khác gì với thành lập văn phòng đại diện công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam?

Cần lưu ý là việc thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài/ công ty nước ngoài là KHÁC BIỆT với thành lập văn phòng đại diện công ty có vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam.

Các công ty vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam, khi thành lập văn phòng đại diện thì làm thủ tục tại Sở Kế hoạch đầu tư, thủ tục tương tự như các công ty Việt Nam.

===>>> Xem thêm: Thành lập văn phòng đại diện công ty Việt Nam

Các công ty nước ngoài (được thành lập ở nước ngoài) khi đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục tại Sở Công thương.

2.3. Quyền thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài/công ty nước ngoài 

Căn cứ Điều 3 Nghị định 07/2016/NĐ-CP:

Thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Như vậy, công ty nước ngoài không thể thành lập nhiều hơn MỘT văn phòng đại diện trong phạm vi một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

3.1. Quyền của văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Theo Điều 17 Luật Thương mại, Văn phòng đại diện công ty nước ngoài có các quyền:

  • Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
  • Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
  • Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
  • Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

===>>> Xem thêm:Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Theo Điều 18 Luật Thương mại, Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài có các nghĩa vụ:

3.2. Nghĩa vụ của văn phòng đại diện công ty nước ngoài/ văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

  • Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
  • Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.
  • Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp khác theo quy định của Luật thương mại.
  • Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam (gửi báo cáo hàng năm tới Sở Thương mại trước 30/01)
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
    Thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài
    Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài được nhiều nhà đầu tư quan tâm. – Minh họa: nguồn internet

===>>> Xem thêm: Quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện công ty nước ngoài

4. Điều kiện thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

4.1. Điều kiện thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Không phải mọi công ty nước ngoài đều có thể thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Dưới đây là điều kiện thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài/ công ty nước ngoài:

  • Công ty nước ngoài đã được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật của các nước này thừa nhận.
  • Công ty nước ngoài đã hoạt động ít nhất một năm tại nước sở tại từ khi thành lập hoặc đăng ký.
  • Đối với những nước có quy định về thời hạn hoạt động thì công ty nước ngoài muốn đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam phải còn thời hạn ít nhất 01 năm.
  • Hoạt động của văn phòng chỉ nhằm mục đích tìm hiểu thị trường và xúc tiến thương mại.
  • Trường hợp nội dung hoạt động của văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

4.2. Trường hợp nào không được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện?

Để được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện, thương nhân nước ngoài phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam như đã nêu trên. Nếu rơi vào một trong các trường hợp dưới đây thì thương nhân nước ngoài sẽ không được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam: 

  • Không đáp ứng một trong những điều kiện quy định đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
  • Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
  • Việc thành lập Văn phòng đại diện bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

===>>> Xem thêm: Xử lý vi phạm văn phòng đại diện công ty nước ngoài

5. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài?

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoạt động của văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài /công ty nước ngoài, bao gồm:

  • Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện trong trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
  • Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là Ban quản lý) thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện đặt trụ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao trong trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

6. Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài như thế nào?

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài bao gồm: 

Số lượng hồ sơ: 01

Thành phần hồ sơ thành lập văn phòng đại diện gồm những giấy tờ tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (theo mẫu);
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận kinh doanh hoặc các giấy tờ khác tương đương của công ty nước ngoài;
  • Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của pháp nhân nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận;
  • Văn bản bổ nhiệm/cử người đứng đầu Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;
  • Các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh;
  • Tài liệu về địa điểm đặt trụ sở chính:
    • Hợp đồng thuê văn phòng sao y chứng thực;
    • Bản công chứng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên cho thuê (nếu thuê của doanh nghiệp cần cung cấp thêm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản);
    • Ngoài ra, địa điểm đặt trụ sở văn phòng đại diện công ty nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
  • Lưu ý:
    • Trường hợp người đại diện văn phòng là công dân Việt Nam: cần cung cấp bản sao chứng minh nhân dân/ căn cước công dân hoặc hộ chiếu. Nếu người đại diện là công dân nước ngoài: cần bảo sao hộ chiếu và công chứng bản dịch ra tiếng Việt.
    • Các giấy tờ do tổ chức nước ngoài cấp phải hợp pháp hóa lãnh sự, công chứng bản dịch ra tiếng Việt
    • Toàn bộ hồ sơ cấp phép thành lập văn phòng đại diện do công ty mẹ ký và đóng dấu hồ sơ. Trường hợp công ty mẹ ở nước ngoài không có dấu thì toàn bộ hồ sơ phải hợp pháp hoá lãnh sự.
Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài phức tạp hơn. – Minh họa: nguồn internet

7. Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài như thế nào?

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện nước ngoài/công ty nước ngoài gồm 3 bước sau:

Bước 1: Thương nhân nước ngoài tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật Việt Nam về thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Bước này bao gồm các công việc chính như sau: 

  • Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện
  • Điều kiện thành lập văn phòng đại diện
  • Quy định bảo hiểm xã hội đối với nhân viên văn phòng đại diện
  • Quy định về thuế thu nhập cá nhân đối với nhân viên văn phòng đại diện
  • Quy định về giấy phép lao động, thẻ tạm trú đối với nhân viên là người nước ngoài
  • Quy định về quản lý hồ sơ của văn phòng đại diện
  • Quy định về báo cáo hoạt động hàng năm của văn phòng đại diện
  • Thời hạn hoạt động và gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Các giấy tờ do công ty mẹ cấp (phải được hợp thức hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt), bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương (bản sao)
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện
  • Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình trạng thực hiện nghĩa vụ thuế trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương

Các giấy tờ khác có thể thu thập tại Việt Nam, bao gồm:

  • CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng đại diện
  • Giấy tờ liên quan đến địa điểm trụ sở văn phòng đại diện:
  • Hợp đồng thuê văn phòng (hoặc Biên bản ghi nhớ)
  • Bản sao giấy tờ về địa điểm dự kiến đặt văn phòng đại diện
#4 bước thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài có một số khác biệt – Minh họa: nguồn internet

Bước 3: Nộp hồ sơ và theo dõi việc xử lý hồ sơ, cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Nộp hồ sơ thành lập văn phòng đại diện:

  • Nộp tại Sở Công Thương hoặc  Ban quản lý Khu công nghiệp, nơi định đặt trụ sở văn phòng đại diện: Có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến (đối với các nơi có đủ điều kiện áp dụng).
  • Bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy biên nhận.

Theo dõi việc xử lý hồ sơ và thời hạn cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện:

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
  • Trường hợp phải xin ý kiến cấp trên:
    • Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
    • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Văn phòng đại diện.
    • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
  • Lưu ý: Thời hạn cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện: 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.

8. Thủ tục sau khi thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Sau khi được cấp giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện, cần làm các công việc sau:

  • Khắc dấu của văn phòng đại diện

===>>> Xem thêm:Con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện

  • Thông báo hoạt động của văn phòng đại diện
  • Treo biển văn phòng đại diện tại trụ sở văn phòng
  • Đăng ký mã số thuế cho văn phòng đại diện
  • Đăng ký mã số thuế cá nhân cho trưởng đại diện và nhân viên văn phòng
  • Mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam
  • Đăng ký chữ ký điện tử để kê khai thuế và lao động
  • Tuyển dụng lao động
  • Ký hợp đồng lao động với trưởng đại diện và nhân viên
  • Xin giấy phép lao động và đăng ký tạm trú cho cán bộ, nhân viên là người nước ngoài (nếu có)
  • Khai báo lao động
  • Lập sổ quỹ tiền mặt ghi nhận toàn bộ khoản thu chi trong quá trình hoạt động của văn phòng đại diện;
  • Hàng năm Công ty nước ngoài xác nhận lương và thu nhập (theo mẫu) cho trưởng đại diện và các lao động của văn phòng đại diện;
  • Nộp thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm cho trưởng đại diện và các lao động của văn phòng đại diện (nếu có); 
  • Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, Văn phòng đại diện phải gửi báo cáo (theo mẫu) của Bộ Công Thương về hoạt động của mình trong năm trước đó qua đường bưu điện tới Cơ quan cấp Giấy phép…
#4 bước thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện với thủ tục nhanh gọn, phí thấp được nhiều người tin dùng – Minh họa: nguồn internet

9. Một số lưu ý khi thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

9.1. Thời hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Giấy phép có thời hạn 5 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh. Khi hết hạn, thương nhân nước ngoài có thể làm thủ tục gia hạn giấy phép với thời hạn không quá 5 năm.

9.2. Bộ máy quản lý văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Thương nhân nước ngoài có toàn quyền quyết định các vấn đề nhân sự, quản lý của văn phòng đại diện. Tuy nhiên, việc sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện phải tuân thủ luật lao động Việt Nam và/hoặc các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Người lao động làm việc tại văn phòng đại diện cần ký kết hợp đồng lao động, người nước ngoài phải có giấy phép lao động và thẻ tạm trú tại Việt Nam.

===>>> Xem thêm:

9.3. Lựa chọn trụ sở khi thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Văn phòng đại diện có thể sử dụng địa điểm dựa trên hợp đồng thuê với bên có quyền sử dụng đất đối với địa điểm. Lưu ý là văn phòng đại diện không được đặt tại nhà chung cư. Mặt khác thì văn phòng đại diện không có quyền cho mượn, cho thuê lại trụ sở của mình, và phải sử dụng địa điểm đúng mục đích.

9.4. Lựa chọn tên khi thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Tên văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu, phải có cụm từ “văn phòng đại diện”. Tên văn phòng đại diện phải được gắn biển tại trụ sở. Đối với các tài liệu, văn bản, ấn phẩm… của văn phòng đại diện thì tên của văn phòng đại diện viết bằng font chữ nhỏ hơn, phía dưới tên thương nhân nước ngoài.

===>>> Xem thêm:Quy định về tên văn phòng đại diện

9.5. Lựa chọn người đứng đầu khi thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Người đứng đầu văn phòng đại diện không được kiêm nhiệm Trưởng chi nhánh của cùng một công ty nước ngoài / thương nhân nước ngoài hoặc của công ty nước ngoài / thương nhân nước ngoài khác, người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài đó hoặc thương nhân nước ngoài khác, người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế tại Việt Nam.

Khi người đứng đầu văn phòng đại diện không có mặt tại Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện công việc của mình. Văn bản uỷ quyền phải có dấu của thương nhân nước ngoài / công ty nước ngoài. Kể cả khi đã uỷ quyền thì người đứng đầu văn phòng vẫn phải chịu mọi trách nhiệm về hoạt động của văn phòng đại diện.

thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Pháp luật Việt Nam có các quy định chặt chẽ về việc thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài. – ảnh nguồn internet

10. Thu hồi điều chỉnh, gia hạn, cấp lại Giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/thành lập văn phòng đại diện nước ngoài

10.1. Điều chỉnh Giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Điều chỉnh Giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài là việc những công ty nước ngoài đã được cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện và có nhu cầu thay đổi các nội dung trên Giấy phép văn phòng đại diện đó. Mục đích của việc điều chỉnh này để nhằm cập nhật các thông tin đúng với thực tế giúp cơ quan nhà nước quản lý chính xác và hiệu quả.

Theo Điều 15 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài trong những trường hợp sau:

  • Thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ đặt trụ sở của thương nhân nước ngoài.
  • Thay đổi người đứng đầu của Văn phòng đại diện.
  • Thay đổi tên gọi của Văn phòng đại diện.
  • Thay đổi nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện.
  • Thay đổi địa chỉ đặt trụ sở của Văn phòng đại diện trong một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc trong khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý.

Hồ sơ điều chỉnh cũng như trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài được quy định cụ thể tại các Điều 16, 17 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.

===>>> Xem thêm: Điều chỉnh Giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài

10.2. Cấp lại Giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Trong quá trình hoạt động của văn phòng đại diện công ty nước ngoài/thương nhân nước ngoài, có thể vì lý do kinh doanh mà văn phòng đại diện phải:

  • thay đổi địa điểm đặt trụ sở (từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý khác);
  • hoặc do Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy.

Khi đó, thương nhân nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

Hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài được quy định cụ thể tại các Điều 19, 20 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.

===>>> Xem thêm: Cấp lại Giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài

10.3. Gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Theo Khoản 1 Điều 9 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thì Giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.

Hết thời hạn trên mà thương nhân nước ngoài vẫn có nhu cầu tiếp tục hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện đồng thời thương nhân nước ngoài đang hoạt động theo pháp luật của nước nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh và trong quá trình hoạt động của văn phòng đại diện không có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam thì thương nhân nước ngoài được phép gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện.

Tuy nhiên, trường hợp thương nhân nước ngoài có hành vi vi phạm thuộc các trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thì sẽ không được phép gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, bao gồm các hành vi sau:

  • Không hoạt động trong 01 năm và không phát sinh các giao dịch với Cơ quan cấp giấy phép.
  • Không báo cáo về hoạt động của Văn phòng đại diện trong 02 năm liên tiếp.
  • Không gửi báo cáo liên quan đến hoạt động của mình tới Cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản.
  • Trường hợp khác theo quy định pháp luật.

Hồ sơ và trình tự, thủ tục gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài được quy định cụ thể tại các Điều 22, 23 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.

===>>> Xem thêm: Gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài

10.4. Thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Khi đi vào hoạt động, văn phòng đại diện cần tuân thủ pháp luật Việt Nam để tránh bị thu hồi giấy phép. Các trường hợp bị thu hồi giấy phép được quy định tại Điều 44 Nghị định 07/2016/NĐ-CP là:

  1. Không hoạt động trong 01 năm và không phát sinh các giao dịch với Cơ quan cấp giấy phép.

  2. Không báo cáo về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong 02 năm liên tiếp.

  3. Không gửi báo cáo theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định này tới Cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản.

  4. Trường hợp khác theo quy định pháp luật.

11. Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/thành lập văn phòng đại diện nước ngoài

Công ty Luật Thái An cung cấp dịch vụ thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài/thành lập văn phòng đại diện nước ngoài.

11.1. Nội dung dịch vụ thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài/văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện, thủ tục thành lập, quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện
  • Hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin, giấy tờ cần thiết
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập văn phòng đại diện
  • Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ thành lập văn phòng đại diện
  • Theo dõi việc xử lý hồ sơ thành lập văn phòng đại diện tại cơ quan cấp phép
  • Nhận và bàn giao kết quả dịch vụ thành lập văn phòng đại diện cho khách hàng
  • Tư vấn những công việc cần làm sau khi có giấy phép thành lập văn phòng đại diện
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khác có liên quan hoạt động của văn phòng đại diện

11.2. Tại sao khách hàng lựa chọn dịch vụ của Công ty luật Thái An?

Khách hàng lựa chọn dịch vụ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài/dịch vụ thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài của Công ty Luật Thái An bởi những lý do sau:

  • Hãng luật được thành lập từ năm 2007, chuyên về tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp kinh doanh
  • Với 03 văn phòng tại Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc, mọi nơi
  • Các chuyên viên, luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện thủ tục hành chính, như đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư nước ngoài…
  • Hồ sơ, thủ tục nhanh gọn
  • Phí dịch vụ thấp
  • Thông tin khách hàng được bảo mật
  • Tiết kiệm tới 20% phí cho các dịch vụ pháp lý khác

Xem thêm các dịch vụ Tư vấn đầu tư nước ngoài tại Công ty luật Thái An:

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!


THÔNG TIN LIÊN QUAN