Người nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần

Trong nhiều năm gần đây kinh tế Việt Nam có những bước phát triển nhanh chóng. Điều này thu hút đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các công ty Việt Nam. Pháp luật có những quy định về việc này được thể hiện trong Luật Đầu tư, chúng tôi sẽ trình bày sau đây:

1. Căn cứ pháp lý quy định việc người nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần

Căn cứ pháp lý của người nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần (vốn đầu tư trong nước) là các văn bản pháp luật:

2. Lợi ích từ việc người nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần

a. Từ góc độ nhà đầu tư nước ngoài

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có tính tổ chức cao, hoàn chỉnh về vốn, có khả năng huy động các nguồn vốn lớn và luân chuyển vốn linh hoạt giữa các nhà đầu tư. Theo đó, việc Người nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần ở Việt Nam mang lại nhiều lợi ích như:

  • Việc góp vốn diễn ra một cách nhanh chóng, thủ tục đơn giản.
  • Nhà đầu tư nước ngoài sẽ được đồng sở hữu những tài sản vô hình của công ty mà bình thường họ khó có được như giấy phép đủ điều kiện kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, các kênh phân phối trên khắp Việt Nam, các quyền sở hữu trí tuệ…
  • Việc rút vốn, mua bán hoặc chuyển nhượng cổ phần cho nhau diễn ra linh hoạt, dễ dàng thực hiện.
  • Công ty cổ phần cho phép một doanh nghiệp vững chắc hình thành và phát triển với nhiều người cùng làm việc. Mỗi cổ đông đầu tư vào công ty cổ phần đều có thể thu lợi từ việc kinh doanh của công ty.
  • Người nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần ở Việt Nam được hưởng các quyền và lợi ích tương tự như các nhà đầu tư trong nước và được pháp luật Việt Nam bảo hộ.

b. Từ góc độ nhà đầu tư Việt Nam

Việc Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bằng hình thức góp vốn vào công ty cổ phần sẽ giúp công ty cổ phần huy động được các nguồn vốn lớn và tương đối ổn định.

Trường hợp người nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần ở Việt Nam bằng các loại tài sản khác, chẳng hạn như các dây chuyền công nghệ sản xuất, hoặc các quyền về sở hữu trí tuệ… sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, khi những nhà đầu tư nước ngoài góp vốn và trở thành người quản lý của công ty cổ phần trong nước thì đây là nguồn nhân lực chất lượng cao có thể mang đến những phương hướng quản lý, kinh doanh tốt cho doanh nghiệp.

Việc người nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần cũng là gia tăng cơ hội để thúc đẩy đầu tư nước ngoài.

3. Các hình thức người nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần

Các nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn một trong các hình thức sau để mua cổ phần của các công ty Việt Nam:

  • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  • Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

4. Hai trường hợp người nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế KHÔNG phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Việc người nước ngoài mua cổ phần của công ty Việt Nam phải được đăng ký và chấp thuận tại Sở Kế hoạch Đầu tư hay không là tuỳ vào điều kiện sau đây:

a. Trường hợp người nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần mà phải xin chấp thuận của Sở Kế hoạch Đầu tư:

Nếu thuộc 1 trong hai trường hợp sau thì phải xin chấp thuận của Sở Kế hoạch Đầu tư

  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  • Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới 51% lên 51% trở lên và tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên trong tổ chức kinh tế.
người nước ngoài góp vốn công ty Việt Nam
Người nước ngoài góp vốn công ty Việt Nam: 2 trường hợp phải xin phép

>>> Xem thêm: Danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế thực hiện theo thủ tục sau:

  • Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và thông báo cho nhà đầu tư;
  • Sau khi nhận được thông báo, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
  • Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không phải thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư đã thực hiện trước thời điểm nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

b. Trường hợp người nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần mà không phải xin chấp thuận của Sở Kế hoạch Đầu tư:

Cac trường hợp còn lại thì không phải xin chấp thuận của Sở Kế hoạch Đầu tư.

5. Thủ tục người nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần

a. Trường hợp phải xin chấp thuận cho người nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mua phần vốn góp:

  • Văn bản đăng ký mua phần vốn góp với nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến mua phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

Bước 2: Nộp hồ sơ lên Sở kế hoạch đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.

Bước 3: Thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.

b. Trường hợp không phải xin chấp thuận cho người nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần:

Thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.

 

Lưu ý quan trọng: Nếu nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần với từ 3 tỷ đồng trở lên và giữ vị trí Chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty không phải xin giấy phép lao động, căn cứ Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

6. Thời gian thực hiện thủ tục người nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần

  • Thời gian đối với việc đăng ký với cơ quan nhà nước: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
  • Thời gian thay đổi thông tin doanh nghiệp: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Việc người nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần gia tăng là cơ hội để thúc đẩy đầu tư nước ngoài
Việc người nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần gia tăng là cơ hội để thúc đẩy đầu tư nước ngoài – Nguồn ảnh minh họa: Internet

7. Dịch vụ pháp lý để người nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần

Công ty Luật Thái An cung cấp dịch vụ pháp lý để người nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần như sau:

  • Tư vấn điều kiện khi mua vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Tư vấn trình tự thủ tục mua phần vốn góp;
  • Tư vấn, soạn thảo, rà soát hồ sơ tài liệu khi tiến hành thủ tục mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Đại diện khách hàng soạn thảo hồ sơ, tài liệu, trực tiếp thực hiện mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan nhà nước

Các luật sư giàu kinh nghiệm của Công ty Luật Thái An sẽ thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục hành chính. Khách hàng sẽ tiết kiệm chi phí và phòng ngừa được rủi ro pháp lý. Khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài của chúng tôi.

 


THÔNG TIN LIÊN QUAN


1900633725
Yêu cầu dịch vụ

Gọi điện cho luật sư
Gọi cho luật sư

Tư vấn văn bản
Tư vấn văn bản

Dịch vụ trọn gói
Dịch vụ trọn gói