Người nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

Người nước ngoài góp vốn thành lập công ty Việt Nam được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong thời kỳ Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. Vậy pháp luật Việt Nam đã có những quy định điều chỉnh vấn đề người nước ngoài góp vốn thành lập công ty Việt Nam như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật Thái An tìm hiểu vấn đề trong bài viết dưới đây.

1. Lợi ích từ việc người nước ngoài góp vốn thành lập công ty

a. Từ góc độ nhà đầu tư Việt Nam:

  • Thứ nhất, việc Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bằng hình thức góp vốn thành lập công ty trong nước sẽ giúp các công ty này có nguồn vốn dồi dào và tương đối ổn định.
  • Trường hợp người nước ngoài góp vốn thành lập công ty ở Việt Nam bằng các loại tài sản khác, chẳng hạn như các dây chuyền công nghệ sản xuất, hoặc các quyền về sở hữu trí tuệ… sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất kinh doanh.
  • Ngoài ra, khi người nước ngoài góp vốn thành lập công ty và trở thành người quản lý của công ty thì đây là nguồn nhân lực chất lượng cao có thể mang đến những phương hướng quản lý, kinh doanh tốt cho doanh nghiệp.

b. Từ góc độ nhà đầu tư nước ngoài:

Lợi ích đối với người nước ngoài khi góp vốn thành lập công ty tại Việt Nam đó là:

  • Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng, có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn tại Đông Nam Á bởi đặc trưng về yếu tố tài nguyên thiên nhiên và yếu tố con người. Do đó, việc đầu tư bằng hình thức góp vốn thành lập công ty ở Việt Nam mang đến nhiều lợi ích kinh tế cho Nhà đầu tư.
  • Thứ hai, Việt Nam có những chính sách ưu đãi đầu tư khi người nước ngoài góp vốn thành lập công ty ở Việt Nam, chẳng hạn như được miễn giảm các loại thuế xuất nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp khi lựa chọn đầu tư tại một số địa bàn tại Việt Nam.
  • Thứ ba, việc người nước ngoài góp vốn thành lập công ty ở Việt Nam mang nhiều lợi ích, hiệu quả kinh tế cao do ưu điểm của việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam như vốn, công nghệ,…

2. Căn cứ pháp lý để người nước ngoài góp vốn thành lập công ty

Căn cứ pháp lý để người nước ngoài góp vốn thành lập công ty Việt Nam là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật đầu tư 2020;
  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu Tư 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư số 19/2014/TT-NHNN về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam;
  • Thông tư 06/2019/TT-NHNN về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

3. Các hình thức người nước ngoài góp vốn thành lập công ty Việt Nam

Các nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn một trong các hình thức sau để góp vốn vào các công ty Việt Nam:

  • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  • Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
  • Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
  • Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc các trường hợp trên.

4. Người nước ngoài góp vốn thành lập công ty Việt Nam: khi nào phải xin chấp thuận của Sở Kế hoạch đầu tư?

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp phải xin chấp thuận của Sở Kế hoạch Đầu tư đối với các trường hợp sau:

  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  • Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới 51% lên 51% trở lên và tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên trong tổ chức kinh tế.

>>> Xem thêm: Danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với đầu tư nước ngoài

Trong các trường hợp còn lại thì không cần xin chấp thuận của Sở Kế hoạch đầu tư, doanh nghiệp thực hiện thay đổi thành viên góp vốn như đối với doanh nghiệp vốn Việt Nam.

người nước ngoài góp vốn thành lập công ty
Người nước ngoài góp vốn thành lập công ty bằng việc mua của phần – Nguồn ảnh minh họa: Internet

5. Thủ tục người nước ngoài góp vốn thành lập công ty Việt Nam

Trường hợp phải đăng ký góp vốn:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mua phần vốn góp, bao gồm:

  • Văn bản đăng ký mua phần vốn góp với nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến mua phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

Bước 2: Nộp hồ sơ lên Sở kế hoạch đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.

Bước 3: Thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.

>>> Xem thêm:Người nước ngoài mua phần vốn góp, cổ phần của công ty thương mại điện tử Việt Nam

Trường hợp không phải đăng ký góp vốn:

  • Thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.

>>> Xem thêm: Thay đổi đăng ký kinh doanh cho công ty có vốn nước ngoài

6. Thời gian thực hiện thủ tục người nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

  • Thời gian đối với việc đăng ký với cơ quan nhà nước: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
  • Thời gian thay đổi thông tin doanh nghiệp: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

7. Dịch vụ thực hiện thủ tục để người nước ngoài góp vốn thành lập công ty Việt Nam

Luật Thái An sẽ thực hiện các công việc sau cho khách hàng:

  • Tư vấn điều kiện khi mua vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Tư vấn trình tự thủ tục mua phần vốn góp;
  • Tư vấn, soạn thảo, rà soát hồ sơ tài liệu khi tiến hành thủ tục mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Đại diện khách hàng soạn thảo hồ sơ, tài liệu, trực tiếp thực hiện mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan nhà nước

>>> Xem thêm: Người nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần thế nào?


THÔNG TIN LIÊN QUAN



 

1900633725
Yêu cầu dịch vụ

Gọi điện cho luật sư
Gọi cho luật sư

Tư vấn văn bản
Tư vấn văn bản

Dịch vụ trọn gói
Dịch vụ trọn gói