Thành lập phòng khám tai mũi họng như thế nào ?

Các bệnh về tai mũi họng là khá phổ biến, đặc biệt ở Việt Nam là nước có khí hậu nóng ẩm, thay đổi thất thường. Nhu cầu khám chữa bệnh về tai mũi họng là phổ biến trên khắp cả nước có dân cư sinh sống. Do đó, ngày càng có nhiều nhà đầu tư tham gia thành lập phòng khám tai mũi họng. Tuy nhiên, lời khuyên của chúng tôi với các nhà đầu tư là nên nắm bắt các quy định của pháp luật khi thành lập phòng khám tai mũi họng bằng cách đọc bài viết dưới đây của Công ty Luật Thái An.

1. Thế nào là phòng khám tai mũi họng ?

Khoa tai mũi họng là khoa chuyên về khám chữa bệnh ở các bộ phận tai, mũi và họng. Khoa này cũng có liên hệ với các khoa khác như da liễu, hô hấp, nha khoa. Khoa tai mũi họng điều trị một số bệnh thường thấy như: viêm tai, ù tai, thính giác kém, viêm xoang (mũi), viêm họng, ung thư cũng như thực hiện các phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hình khác.

Phòng khám tai mũi họng là phòng khám chuyên khoa điều trị các bệnh lý nói trên ở trẻ em và người lớn. Bác sỹ ở đây phải là bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng. Ngoài các khoa tai mũi họng trong các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, người bệnh tìm đến các phòng khám tai mũi họng tư nhân bên ngoài bệnh viện do chế độ khám chữa bệnh linh hoạt về thời gian, có thể do gần nhà và được lựa chọn bác sỹ có uy tín.

2. Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập phòng khám tai mũi họng

Cơ sở pháp lý điều chỉnh là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Luật đầu tư 2020;
  • Luật Khám chữa bệnh 2009
  • Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế
  • Các luật thuế hiện hành

3. Điều kiện thành lập phòng khám tai mũi họng

a. Điều kiện chung về thành lập phòng khám tai mũi họng

Khám chữa bệnh là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên phải xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh. Các điều kiện đối với phòng khám tai mũi họng là:

Điều kiện thành lập phòng khám tai mũi họng về cơ sở vật chất:

  • Có địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh.
  • Phòng khám tai mũi họng phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10 m2 và nơi đón tiếp người.
  • Trường hợp thực hiện thủ thuật thì phòng thủ thuật phải có diện tích ít nhất là 10 m2;
  • Trường hợp thực hiện thăm dò chức năng thì phòng thăm dò chức năng phải có diện tích ít nhất là 10 m2;
  • Trường hợp phòng khám chuyên khoa sử dụng thiết bị bức xạ phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ;
  • Phải bố trí khu vực tiệt trùng riêng biệt để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại.
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với các phòng thực hiện thủ thuật.
  • Có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ, chăm sóc người bệnh.

Điều kiện thành lập phòng khám tai mũi họng về thiết bị y tế:

  • Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên khoa tai mũi họng;
  • Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;

Điều kiện thành lập phòng khám tai mũi họng về nhân sự:

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám tai mũi họng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa tai mũi họng.
  • Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên tai mũi họng.

Ngoài ra, riêng đối với các phòng khám chuyên khoa dưới đây, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng các điều kiện như sau:

Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

phòng khám tai mũi họng
Việc thành lập phòng khám tai mũi họng đã giảm áp lực quá tải bệnh nhân cho các bệnh viện lớn – Nguồn ảnh minh họa: Inernet

b. Điều kiện thành lập phòng khám tai mũi họng đối với nhà đầu tư nước ngoài

Trong khuôn khổ WTO và các hiệp định thương mại tự do thì Việt Nam cam kết không hạn chế đầu tư nước ngoài, ngoại trừ mức vốn đầu tư tối thiểu là 200.000 USD đối với cơ sở điều trị chuyên khoa. Như vậy nếu nhà đầu tư có quốc tịch là các nước thành viên WTO muốn mở phòng khám tai mũi họng thì phải đảm bảo vốn tối thiểu là 200.000 USD.

Trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác đầu tư toàn diện ASEAN thì không hạn chế đối với các dịch vụ y tế tổng hợp (CPC 93121), các dịch vụ y tế chuyên ngành (CPC 93122), các dịch vụ nha khoa (CPC 93123). Như vậy nếu nhà đầu tư có quốc tịch là các nước thành viên ASEAN thì có thể đầu tư thành lập phòng khám tai mũi họng mà không bị hạn chế.

Ngoài ra, để thành lập phòng khám tai mũi họng đối với nhà đầu tư nước ngoài, bạn cần đáp ứng các điều kiện chung như đã trình bầy ở trên.

4. Các bước thành lập phòng khám tai mũi họng

a. Các bước thành lập phòng khám tai mũi họng 100% vốn Việt Nam

Xin giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp

Chuẩn bị hồ sơ bao gồm: 

  • Giấy đề nghị Phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy giấy phép thành lập công ty cho bạn
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân (bản sao công chứng như: chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân hay hộ chiếu nếu còn hiệu lực).
  • Trường hợp nếu như là tổ chức thành lập công ty thì cần cung cấp thêm giấy phép kinh doanh của tổ chức đó.
  • Danh sách các cổ đông/thành viên cùng thành lập công ty (Nếu như bạn lực chọn loại hình 2 thành viên trở lên hay công ty cổ phần)
  • Điều lệ công ty kinh doanh trò chơi điện tử

Nộp hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư.

  • Tối đa 03 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm cấp giấy đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
  • Sau khi hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp được chấp thuận, thông tin về doanh nghiệp sẽ được công bố trong 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Xin cấp Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh đối với phòng khám tai mũi họng:

Thẩm quyền cấp: Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở trên địa bàn.

Hồ sơ cấp:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám tai mũi họng; người phụ trách bộ phận chuyên môn của phòng khám;
  • Danh sách đăng ký người hành nghề tại phòng khám (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề)
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của phòng khám
  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với chuyên khoa khám tai mũi họng
  • Điều lệ tổ chức và hoạt động
  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

b. Các bước thành lập phòng khám tai mũi họng có vốn nước ngoài:

Để thành lập phòng khám tai mũi họng có vốn nước ngoài, trước khi thực hiện thủ tục như đối với phòng khám 100% vốn Việt Nam thì bạn cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo quy định của Luật đầu tư năm 2020, nhà đầu tư nước người khi thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam cần thực hiện thủ tục đăng kí đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư.

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu);
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh; Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;

Thời gian giải quyết: 15 ngày kể từ ngày Sở kế hoạch và Đầu tư nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng kí đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

 

Trên đây là phần tư vấn về thành lập phòng khám tai mũi họng. Bạn có thể gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi để được giải đáp.

Nguyễn Văn Thanh