Thành lập phòng khám nhi như thế nào ?

Theo số liệu tổng hợp từ các bệnh viện nhi trên cả nước, số lượng bệnh nhân nhi ngày một tăng trong thấy. Điều này, gây áp lực rất lớn cho các bệnh viện nhà nước. Một giải pháp hữu hiệu đó là các nhà đầu tư thành lập phòng khám nhi.

Tuy nhiên, về điều kiện thành lập phòng khám nhi thì không phải ai cũng biết. Nhằm cung cấp kiến thức pháp luật về ván đề này, trong bài viết này, Công ty Luật Thái An tư vấn về các vấn đề pháp lý khi thành lập phòng khám nhi.

1. Thế nào là phòng khám nhi?

Nhi khoa là một lĩnh vực y học nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em từ lúc mới sinh cho đến 16 tuổi. Nhi khoa khác biệt ở chỗ kích thước cơ thể của trẻ em nhỏ hơn so với người lớn. Cơ thể nhỏ của một trẻ em hoặc một trẻ sơ sinh khác biệt cơ bản về mặt sinh lý so với người lớn. Các vấn đề quan trọng trong nhi khoa là các dị tật bẩm sinh, sự khác biệt về di truyền và các vấn đề về sự phát triển của bệnh nhân nhi.

Bác sỹ chữa bệnh cho trẻ em được gọi là bác sỹ nhi khoa.

Phòng khám nhi là phòng khám chuyên khoa và chuyên khám và điều trị bệnh cho trẻ em.

2. Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập phòng khám nhi

Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập phòng khám nhi là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật đầu tư 2020;
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020
  • Luật Khám chữa bệnh 2009
  • Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế

3. Điều kiện thành lập phòng khám nhi

Khám chữa bệnh là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên phải xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh. Các điều kiện đối với phòng khám nhi là:

a. Điều kiện về cơ sở vật chất:

  • Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh.
  • Phòng khám chuyên khoa phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10 m2 và nơi đón tiếp người bệnh.
  • Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant) thì phòng thủ thuật phải có diện tích ít nhất là 10 m2;
  • Trường hợp thực hiện thăm dò chức năng thì phòng thăm dò chức năng phải có diện tích ít nhất là 10 m2;
  • Bảo đảm các điều kiện về xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với các phòng thực hiện thủ thuật.
  • Có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ, chăm sóc người bệnh.

b. Điều kiện về thiết bị y tế:

  • Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phục vụ khám nhi;
  • Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;
thành lập phòng khám nhi
Các điều kiện thành lập phòng khám nhi không phải ai cũng biết – Nguồn ảnh minh họa: Internet

c. Điều kiện về nhân sự:

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa nhi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề nhi khoa.
  • Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa nhi.

Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

Lưu ý: Đối với nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập phòng khám nhi thì cần lưu ý những điểm sau:

  • Trong khuôn khổ WTO và các hiệp định thương mại tự do thì Việt Nam cam kết không hạn chế đầu tư nước ngoài, ngoại trừ mức vốn đầu tư tối thiểu là 200.000 USD đối với cơ sở điều trị chuyên khoa. Như vậy nếu nhà đầu tư có quốc tịch là các nước thành viên WTO muốn mở phòng khám nhi thì phải đảm bảo vốn tối thiểu là 200.000 USD.
  • Trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác đầu tư toàn diện ASEAN thì không hạn chế đối với các dịch vụ y tế tổng hợp (CPC 93121), các dịch vụ y tế chuyên ngành (CPC 93122), các dịch vụ nha khoa (CPC 93123). Như vậy nếu nhà đầu tư có quốc tịch là các nước thành viên ASEAN thì có thể đầu tư thành lập phòng khám tai mũi họng mà không bị hạn chế.

4. Các bước thành lập phòng khám nhi

Bước 1: Xin giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp

Chuẩn bị hồ sơ bao gồm: 

  • Giấy đề nghị Phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy giấy phép thành lập công ty cho bạn
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân (bản sao công chứng như: chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân hay hộ chiếu nếu còn hiệu lực).
  • Trường hợp nếu như là tổ chức thành lập công ty thì cần cung cấp thêm giấy phép kinh doanh của tổ chức đó.
  • Danh sách các cổ đông/thành viên cùng thành lập công ty (Nếu như bạn lực chọn loại hình 2 thành viên trở lên hay công ty cổ phần)
  • Điều lệ công ty kinh doanh trò chơi điện tử

Nộp hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư.

  • Tối đa 03 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm cấp giấy đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
  • Sau khi hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp được chấp thuận, thông tin về doanh nghiệp sẽ được công bố trong 30 ngày kể từ ngày được công khai.
phòng khám nhi vốn nước ngoài
Các vấn đề pháp lý khi phòng khám nhi vốn nước ngoài nhà đầu tư cần lưu ý – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

Bước 2: Xin cấp Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh đối với phòng khám nhi:

Thẩm quyền cấp: Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở trên địa bàn.

Hồ sơ cấp:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề)
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám nhi
  • Điều lệ tổ chức và hoạt động
  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

Lưu ý: 

Để thành lập phòng khám nhi có vốn nước ngoài, trước khi thực hiện thủ tục như đối với phòng khám 100% vốn Việt Nam thì bạn cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo quy định của Luật đầu tư năm 2020, nhà đầu tư nước người khi thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam cần thực hiện thủ tục đăng kí đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu);
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh; Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;

Thời gian giải quyết: 15 ngày kể từ ngày Sở kế hoạch và Đầu tư nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng kí đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

 

Trên đây là phần tư vấn về thành lập phòng khám nhi. Bạn có thể gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi để được giải đáp. Luật pháp Việt Nam có những quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Để được tư vấn một cách đầy đủ, nhà đầu tư nên tham khảo dịch vụ của chúng tôi về thành lập phòng khám nhi.

Nguyễn Văn Thanh