Thủ tục giải thể hợp tác xã như thế nào ?

Được thành lập năm 2007, khi thị trường dịch vụ pháp lý tại Việt Nam bắt đầu khởi sắc. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, đầu tư, dân sự, đất đai, hôn nhân và gia đình… Công ty luật Thái An xứng đáng là điểm tựa pháp lý của khách hàng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn về vấn đề giải thể hợp tác xã.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề giải thể hợp tác xã

Cơ sở pháp lý điều chỉnh về vấn đề giải thể Hợp tác xã là các văn bản pháp luật như sau:

  • Luật Hợp tác xã năm 2012
  • Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/ 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;
  • Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 hướng dẫn về đăng ký Hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của Hợp tác xã.
  • Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT ngày 08/04/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT

2. Các trường hợp giải thể Hợp tác xã

Theo quy định của Luật Hợp tác xã 2012, Hợp tác xã phải tiến tiến hành giải thể theo một trong hai phương thức sau đây:

a. Giải thể hợp tác xã một cách tự nguyện:

Giải thể Hợp tác xã tự nguyện do Đại hội thành viên, Hợp tác xã thành viên thống nhất với việc chấm dứt hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã. Đại hội thành viên, Hợp tác xã thành viên quyết định việc giải thể tự nguyện và thành lập hội đồng giải thể tự nguyện.

===>>> Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã

b. Giải thể hợp tác xã một cách bắt buộc:

Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã quyết định giải thể bắt buộc đối với Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục;
  • Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong 12 tháng liên tục;
  • Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã không tổ chức được đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục mà không có lý do;
  • Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký;
  • Theo quyết định của Tòa án.

===>>> Xem thêm: Tăng giảm vốn hợp tác xã

giải thể hợp tác xã
Khi tiến hành giải thể hợp tác xã, bạn đọc cần lưu ý những vấn đề quan trọng dưới đây – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

3. Trình tự, thủ tục tiến hành giải thể Hợp tác xã

Việc giải thể Hợp tác xã cần phải tiến hành theo một trình tự, thủ tục ghi nhận tại Luật Hợp tác xã năm 2012 và Điều 19 Nghị định 193/2013/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan:

a. Đối với giải thể tự nguyện:

Trường hợp Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã giải thể tự nguyện thì thủ tục giải thể được tiến hành theo trình tự như sau:

  • Tiến hành đại hội thành viên và ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện;
  • Đại hội thành viên thành lập và quy định trách nhiệm, quyền hạn, thời hạn hoạt động của hội đồng giải thể với các thành phần, số lượng thành viên theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật Hợp tác xã: gồm đại diện hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, ban điều hành, đại diện của thành viên, Hợp tác xã thành viên.
  • Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đại hội thành viên ra nghị quyết giải thể tự nguyện, hội đồng giải thể tự nguyện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
    • Thông báo về việc giải thể tới cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã; đăng báo địa phương nơi Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã hoạt động trong 03 số liên tiếp về việc giải thể;
    • Thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; thực hiện việc xử lý tài sản và vốn của Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã theo quy định tại Điều 49 của Luật Hợp tác xã;
    • Lập biên bản hoàn thành việc giải thể.

b. Đối với giải thể bắt buộc:

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 193/2013/NĐ-CP Trường hợp Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã giải thể bắt buộc thì thủ tục giải thể bắt buộc được tiến hành như sau:

  • Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký cho Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã lập và trình hồ sơ giải thể bắt buộc tới Ủy ban nhân dân cùng cấp.
  • Ủy ban nhân dân ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể. Chủ tịch hội đồng giải thể là đại diện của Ủy ban nhân dân.
  • Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải thể bắt buộc, hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
    • Đăng báo địa phương nơi Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã đã đăng ký trong 03 số liên tiếp về quyết định giải thể bắt buộc;
    • Thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã về việc giải thể và thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng;
    • Xử lý tài sản và vốn của Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã theo quy định tại Điều 49 của Luật Hợp tác xã;
    • Lập biên bản hoàn thành việc giải thể;

Kinh phí giải thể được lấy từ các nguồn tài chính còn lại của Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã. Trường hợp không đủ thì sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký Hợp tác xã.

c. Thủ tục với cơ quan đăng ký Hợp tác xã và cơ quan thuế

Ngay sau khi hoàn thành việc giải thể theo quy định trên, Hội đồng giải thể phải gửi một bộ hồ sơ về việc giải thể Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã kèm theo biên bản hoàn thành việc giải thể tới Cơ quan đăng ký Hợp tác xã.

Sau khi nhận được hồ sơ giải thể của Hợp tác xã trong trường hợp giải thể tự nguyện, cơ quan đăng ký Hợp tác xã gửi thông tin về việc Hợp tác xã đăng ký giải thể cho cơ quan thuế. Cơ quan thuế có ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế của hợp tác xã. Nếu HTX đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cơ quan đăng ký Hợp tác xã tiến hành chuyển tình trạng pháp lý của Hợp tác xã trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký Hợp tác xã sang tình trạng giải thể.

Đồng thời, cơ quan này ra thông báo về việc giải thể của Hợp tác xã và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã. Khi nhận thông báo về việc giải thể của Hợp tác xã và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã, Hợp tác xã phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã cho cơ quan đăng ký Hợp tác xã.

Trường hợp HTX chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế của mình thì cơ quan có thông báo và cơ quan đăng ký Hợp tác xã từ chối việc giải thể của HTX.

===>>> Xem thêm: Chuyển nhượng vốn hợp tác xã

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về giải thể Hợp tác xã. Hãy gọi Tổng đài tư vấn luật của Công ty Luật Thái An. Luật sư sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ bạn. 

===>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập hợp tác xã

quanly

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói