Quy định pháp luật về góp vốn bằng nhà ở

Góp vốn là việc góp tiền hoặc tài sản (tính bằng đồng Việt Nam) để tạo thành vốn điều lệ của doanh nghiệp. Quy định pháp luật về tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn, thủ tục góp vốn … được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về vấn đề góp vốn bằng nhà ở và các vấn đề liên quan.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc góp vốn bằng nhà ở

Cơ sở pháp lý điều chỉnh góp vốn bằng nhà ở là các văn bản pháp luật sau:

2. Điều kiện góp vốn bằng nhà ở

a. Điều kiện chung về góp vốn bằng nhà ở

Chủ sở hữu và chủ đầu tư dự án xây dựng có quyền góp vốn bằng nhà ở để nhưng phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở tại Luật nhà ở 2014 như sau:

  • Là nhà ở có sẵn;
  • Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật
  • Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu
  • Trường hợp nhà góp vốn là nhà ở thuộc sở hữu có thời hạn thì phải đang trong thời hạn sở hữu
  • Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính
  • Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất

b. Góp vốn bằng nhà ở hình thành trong tương lai ?

Pháp luật Việt Nam không cho phép góp vốn bằng nhà ở hình thành trong tương lai mà chỉ được góp vốn nhà ở có sẵn.

c. Góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung

Việc góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung. Khi đó, họ cùng ký vào hợp đồng góp vốn bằng nhà ở hoặc có thể thỏa thuận bằng văn bản cử người đại diện ký hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.

d. Góp vốn bằng nhà ở đang cho thuê

Chủ sở hữu nhà ổ đang cho thuê phải thông báo cho bên thuê biết trước về góp vốn nhà bằng văn bản. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà đến hết hạn hợp đồng thuê nhà với bên góp vốn, trừ khi có thỏa thuận khác.

3. Định giá nhà ở góp vốn

Việc định giá nhà ở được điều chỉnh bởi Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó, có 2 cách để định giá nhà ở góp vốn:

  • Thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí;
  • Thuê một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và giá trị nhà ở góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Quy định pháp luật về việc góp vốn bằng nhà ở
Cần tuân thủ cuy định pháp luật về việc góp vốn bằng nhà ở. – ảnh minh hoạ: internet

4. Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở có phải được công chứng, chứng thực không?

Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014 quy định hợp đồng góp vốn bằng nhà ở giữa các cá nhân phải được công chứng, chứng thực. Trường hợp một bên trong hợp đồng góp vốn bằng nhà ở là tổ chức thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà phụ thuộc vào nhu cầu của các bên theo quy định tại Khoản 2 Điều 122 Luật nhà ở 2014.

>>> Xem thêm: Hợp đồng góp vốn

5. Chuyển quyền sở hữu khi góp vốn bằng nhà ở

Khi góp vốn vào doanh nghiệp (công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần) bằng nhà ở, thành viên góp vốn phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty và phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở cho doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014. Việc chuyển quyền sở hữu nhà ở để góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.

6. Chấm dứt việc góp vốn bằng nhà ở

Việc góp vốn bằng nhà ở chấm dứt trong các trường hợp sau:

  • Hết thời hạn góp vốn bằng nhà ở;
  • Một bên hoặc các bên đề nghị chấm dứt theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn;
  • Bên góp vốn bằng nhà ở trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị phá sản, giải thể;
  • Cá nhân góp vốn bằng nhà ở lâm vào một trong các trường hợp sau:
    • chết hoặc bị tuyên bố là đã chết
    • bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự
    • bị cấm hoạt động trong lĩnh vực liên quan tơi hợp đồng mà người đó đã góp vốn bằng quyền sử dụng đất, khi mà hợp đồng phải do cá nhân đó thực hiện
  • Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện.

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề góp vốn bằng nhà ở – các vấn đề liên quan. Để được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp và luật đất đai. Luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

7. Dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở của Luật Thái An

  • Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn về đất đai là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các tình huống liên quan tới đất đai, nhà ở. Bãn hãy xem bài viết Dịch vụ tư vấn đất đai của Luật Thái An.
  • Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
  • Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật liên quan đã bị sửa đổi, thay thế hoặc hết hiệu lực.
  • Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới nhà ở, đất đai thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Bạn có thể tham khảo bài viết Khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai của chúng tôi.

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói