Doanh nghiệp phát hành trái phiếu như thế nào ?

Hiện nay, huy động vốn là cách thức được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc phát hành trái phiếu là một trong những cách thức hiệu quả để huy động vốn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ các quy định pháp luật về điều kiện cũng như trình tự, thủ tục để phát hành trái phiếu.

Vậy, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện nào để có thể phát hành trái phiếu? Trình tự, thủ tục mà doanh nghiệp cần thực hiện để được phát hành trái phiếu là như thế nào? Để giải đáp các vấn đề thắc mắc ở trên, công ty Luật TNHH Thái An tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý quy định việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp

Cơ sở pháp lý quy định việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là như thế nào ?

a. Trái phiếu doanh nghiệp là gì ?

Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.

Dựa vào loại hình trái phiếu chia làm 02 loại:

  • Trái phiếu không chuyển đổi là loại chứng khoán do công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành và không thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp.
  • Trái phiếu chuyển đổi là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định trong phương án phát hành trái phiếu.

Việc phân loại trái phiếu như trên giúp doanh nghiệp làm rõ quyền hạn của từng doanh nghiệp trong việc phát hành trái phiếu cũng những trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu trong từng trường hợp.

Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.

b. Thế nào là phát hành trái phiếu của doanh nghiệp ?

Như vậy, phát hành trái phiếu là việc doanh nghiệp thực hiện các thủ tục để phát hành số lượng trái phiếu ra thị trường nhằm huy động vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thực hiện các chương trình, dự án đầu tư hoặc cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp.

phát hành trái phiếu của doanh nghiệp
Việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp dưới 3 hình thức: chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

3. Các đối tượng nào được phát hành trái phiếu ?

Theo quy định pháp luật về việc phát hành trái phiếu, chỉ có một số loại hình doanh nghiệp có quyền phát hành trái phiếu của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Công ty cổ phần được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập theo pháp luật Việt Nam;

4. Điều kiện để phát hành trái phiếu của doanh nghiệp là gì ?

a. Điều kiện chung để phát hành trái phiếu của doanh nghiệp

Muốn phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đáng ứng một số điều kiện sau:

  • Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định Luật kiểm toán độc lập;
  • Đã ký hợp đồng tư vấn với tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu, trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành là tổ chức được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu. Tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu là công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu;
  • Đảm bảo về giới hạn số lượng nhà đầu tư khi phát hành, giao dịch trái phiếu;
  • Có phương án phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận;
  • Đã thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có);
  • Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động;
  • Đảm bảo dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành không vượt quá 05 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trừ tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu;
  • Phải hoàn thành phát hành trái phiếu trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước khi phát hành. Trái phiếu phát hành trong một đợt phát hành phải có cùng điều kiện, điều khoản, các đợt phát hành cách nhau tối thiểu 06 tháng trừ tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu;

b. Điều kiện riêng để phát hành trái phiếu của doanh nghiệp không chuyển đổi

Ngoài các quy định trên, đối doanh nghiệp phát hành trái phiếu không chuyển đổi phải có thời gian hoạt động tối thiểu 01 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép có giá trị tương đương.

Trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, việc xác định thời gian hoạt động của doanh nghiệp được tính dựa theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị chia, doanh nghiệp bị tách, doanh nghiệp bị hợp nhất có hoạt động dài nhất, doanh nghiệp nhận sáp nhập.

c. Điều kiện riêng để phát hành trái phiếu của doanh nghiệp chuyển đổi

Còn đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi, ngoài các quy định chung ở trên, doanh nghiệp cần đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu hoặc thực hiện quyền mua của chứng quyền.

Trái phiếu chuyển đổi không được chuyển nhượng trong tối thiểu 01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp chuyển nhượng cho hoặc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy, vai trò của tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành được nâng cao thông qua điều kiện bắt buộc phải thực hiện trong quá trình phát hành chứng khoán. Điều kiện phát hành trái phiếu được quy định ngày càng chặt chẽ và đầy đủ hơn. Điều này đảm bảo cho các chủ đầu tư mua trái phiếu có thể được nhận thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn.

Như vậy, các quy định được xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhằm tránh rủi ro cho nhà đầu tư. Đồng thời, nó cho thấy sự quan tâm của nhà nước trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người mua trái phiếu.

5. Hồ sơ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp gồm những gì ?

Muốn phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau:

  • Phương án phát hành trái phiếu được xây dựng và gửi cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận;
  • Bản công bố thông tin về đợt phát hành trái phiếu;
  • Hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp phát hành với các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến đợt phát hành trái phiếu;
  • Báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán;
  • Kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có);
  • Hợp đồng mua trái phiếu trong đó bao gồm cam kết của nhà đầu tư về việc đã tiếp cận đầy đủ nội dung công bố thông tin trước khi phát hành và hiểu rõ các rủi ro khi mua trái phiếu;

Đối với hồ sơ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp thành nhiều đợt, ngoài các tài liệu trên, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm một số tài liệu sau:

  • Dự án hoặc kế hoạch sử dụng vốn làm nhiều đợt;
  • Cập nhật về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành, tình hình sử dụng số tiền thu được từ các đợt phát hành trước nếu đợt phát hành sau cách đợt phát hành trước từ 06 tháng trở lên;

Việc ban hành các quy định pháp luật về yêu cầu giấy tờ, tài liệu khi phát hành trái phiếu của doanh nghiệp nhằm làm cho việc thực hiện của doanh nghiệp được diễn ra nhanh chóng, tránh gây mất thời gian ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Có thể thấy, hồ sơ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp được quy định cụ thể hơn, chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo tính minh bạch trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đây là hoạt động giúp cho các doanh nghiệp hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, lành mạnh hơn.

6. Quy trình phát hành trái phiếu của doanh nghiệp như thế nào ?

]Có thể phát hành trái phiếu của doanh nghiệp thì cần thực hiện các giai đoạn sau:

  • Doanh nghiệp phát hành chuẩn bị hồ sơ phát hành trái phiếu như trên;
  • Doanh nghiệp phát hành công bố thông tin trước đợt phát hành của doanh nghiệp tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức đợt phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu và gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch Chứng khoán;
  • Doanh nghiệp phát hành tổ chức phát hành trái phiếu dựa trên phương thức phát hành và công bố cho đối tượng mua trái phiếu;
  • Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt phát hành trái phiếu, doanh nghiệp công bố thông tin về kết quả của đợt phát hành pho các nhà đầu tư sở hữu trái phiếu và gửi nội dung công bố thông tin đến Sở Giao dịch chứng khoán theo hình thức hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử;
  • Trong vòng 10 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt phát hành, trái phiếu doanh nghiệp phải được đăng ký, lưu ký tại tổ chức lưu ký được phép để quản lý số lượng nhà đầu tư;
  • Doanh nghiệp phát hành thực hiện thanh toán gốc, lãi trái phiếu từ các nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho nhà đầu tư theo phương án phát hành trái phiếu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Doanh nghiệp phát hành thực hiện công bố thông tin và báo cáo định kỳ kể từ khi hoàn thành đợt phát hành trái phiếu cho đến khi đáo hạn trái phiếu;

Đây là toàn bộ quy trình thể hiện thời gian cũng như các bước thực hiện đối việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Việc xây dựng lộ trình này đảm bảo cho việc doanh nghiệp có thể thực hiện đầy đủ các bước trong thời hạn cho phép nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa của doanh nghiệp cũng như thể hiện sự được quản lý, kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Để được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp lý của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

Lưu ý

  • Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
  • Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
  • Để giải đáp pháp lý cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật. Nếu bạn cần dịch vụ, Bạn để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới contact@luatthaian.vn.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói