Nguyên tắc chế độ hai cấp xét xử (xét xử sở thẩm và xét xử phúc thẩm) là một quy định xét xử vô cùng quan trọng của Tòa án nhân dân các cấp. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Thái An sẽ giải đáp thắc mắc về thế nào là phiên tòa xét xử phúc thẩm?
1.Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về phiên tòa xét xử phúc thẩm là các văn bản pháp lý sau:
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
- Luật Tố tụng hành chính năm 2015;
- Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
2. Xét xử phúc thẩm là gì?
Xét xử phúc thẩm là thủ tục mà Tòa án có thẩm quyền (xét xử phúc thẩm) thực hiện xét xử lại bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, theo yêu cầu kháng cáo, kháng nghị của người có quyền.
Riêng đối với xét xử phúc thẩm trong tố tụng hình sự thì chỉ được kháng nghị, kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án đối với bị cáo, bị can, quyết định khác của Tòa án sơ thẩm.
>>> Xem thêm: Phiên toà sơ thẩm
Trong quá trình xét xử phúc thẩm, Tòa án sẽ tiến hành kiểm tra lại tất cả hoặc một phần tính hợp pháp, những căn cứ đưa ra trong Bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm theo yêu cầu kháng cáo, kháng nghị.
Thủ tục xét xử phúc thẩm giúp đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, tránh được sai sót, vi phạm, khắc phục được những sai sót xảy ra trong quá trình tố tụng.
3. Phiên tòa xét xử phúc thẩm là gì?
Hiện nay, theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành không có quy định về định nghĩa “phiên tòa xét xử phúc thẩm”. Tuy nhiên, có thể hiểu, Phiên tòa xét xử phúc thẩm là phiên tòa xem xét lại bản án, quyết định đã được toà án cấp dưới xét xử sơ thẩm, nhưng có chưa có hiệu lực pháp luật mà bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Phiên tòa xét xử phúc thẩm được áp dụng đối nhiều vụ án như: dân sự, hình sự, thương mại, hành chính, lao động….
Phiên tòa xét xử phúc thẩm là một hoạt động tố tụng, trong đó Toà án cấp trên sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định do Toà án cấp sơ thẩm xét xử mà bị kháng cáo, kháng nghị.
4. Thẩm quyền xét xử phúc thẩm của Tòa án
Thứ nhất, đối với phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự:
Căn cứ Điều 344 BLTTHS năm 2015, Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm với bản án, quyết định trong tố tụng hình sự:
“1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.
Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.
Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.”
Thứ hai, đối với phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự:
Tòa án có thẩm quyền xử phúc thẩm bản án, quyết định trong tố tụng dân sự được quy định theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
Thẩm quyền xét xử phúc thẩm của các tòa án chuyên trách:
- Tòa dân sự TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
- Tòa gia đình và người chưa thành niên TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định hôn nhân và gia đình chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.

- Tòa kinh tế TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định kinh doanh, thương mại chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
- Tòa lao động TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định lao động chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
- TAND cấp cao xét xử phúc thẩm bản án, quyết định thuộc thầm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.
Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định trong tố tụng hành chính:
TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
TAND cấp cao xét xử phúc thẩm bản án, quyết định thuộc thầm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.
5. Chủ thể tham gia phiên tòa xét xử phúc thẩm bao gồm những ai?
Đối với vụ án dân sự thì những người tham gia tố tụng tại phiên tòa gồm có (Điều 294 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015):
- Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
- Người kháng cáo, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Tòa án có thể triệu tập những người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị.
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên tòa phúc thẩm.
Đối với vụ án hình sự thì những người tham gia tố tụng tại phiên tòa gồm có:
- Thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án
- Kiểm sát viên
- Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị
Đối với phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính thì những người tham gia tố tụng tại phiên tòa được quy định tài Điều 36, Điều 53 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 gồm có:
- Những người tiến hành tố tụng hành chính gồm có: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
- Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người giám định, người phiên dịch và người làm chứng
6. Tóm tắt tư vấn quy định về thế nào là phiên tòa xét xử phúc thẩm?
Với những phân tích ở trên, có thể tóm tắt tư vấn quy định về phiên tòa xét xử phúc thẩm như sau:
Phiên tòa xét xử phúc thẩm là một hoạt động tố tụng, trong đó Toà án cấp trên sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định do Toà án cấp sơ thẩm xét xử mà bị kháng cáo, kháng nghị.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về phiên tòa xét xử phúc thẩm. Bạn có thể xem thêm bài viết sau: Thủ tục xét xử phúc thẩm
Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn hợp đồng của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.
8. Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp của Luật Thái An
Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để có thêm thông tin, hãy đọc bài viết: Dịch vụ khiếu kiện khiếu nại của chúng tôi.
Trường hợp bạn có những khúc mắc về thủ tục tố tụng thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
HÃY LIÊN HỆ NGAY LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.