Xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư cần biết điều gì?

Vi phạm hành chính về đầu tư là một dạng vi phạm hành chính phổ biến. Theo đó, để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong hoạt động đầu tư, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư. Vậy đó là những quy định gì, hãy cùng Luật Thái An chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới dây.

1. Định nghĩa xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính thì Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Từ quy định trên có thể đưa ra định nghĩa xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư là hoạt động cưỡng chế do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tiến hành nhằm áp dụng các hình thức xử phạt hành chính phù hợp tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư.

2. Các hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư

Các hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư được quy định tại Nghị định 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể là:

2.1 Hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư công bị xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư

  • Vi phạm về Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi
  • Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động đầu tư công
  • Vi phạm về thiết kế chương trình, dự án đầu tư công
  • Vi phạm về theo dõi, đánh giá, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công
  • Vi phạm về báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư
  • Vi phạm về sử dụng vốn đầu tư công
  • Vi phạm trong lĩnh vực đầu tư sử dụng vốn đầu tư công có cấu phần xây dựng
  • Vi phạm về quản lý thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
  • Vi phạm về chế độ báo cáo và cung cấp thông tin đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài

2.2 Hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư

  • Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam
  • Vi phạm về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
  • Vi phạm về việc cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC), chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư
  • Vi phạm về ưu đãi đầu tư
  • Vi phạm về thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam
báo cáo cho cơ quan đăng ký đầu tư
Khi vi phạm các quy định về báo cáo cho cơ quan đăng ký đầu tư. nhà đầu tư có thể bị xử phạt với số tiền lên tới 10 triệu đồng – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

2.3 Hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư

  • Vi phạm chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ra nước ngoài
  • Vi phạm về thủ tục đầu tư ra nước ngoài
  • Vi phạm về hoạt động đầu tư ra nước ngoài

2.4 Hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) bị xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư

  • Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động đầu tư PPP
  • Vi phạm đăng tải thông tin về dự án PPP
  • Vi phạm đối với dự án PPP có cấu phần xây dựng
  • Vi phạm về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP
  • Vi phạm về lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP
  •  Vi phạm khác về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP
  • Vi phạm về hợp đồng dự án, doanh nghiệp dự án PPP
  • Vi phạm về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực PPP
  • Vi phạm về thực hiện dự án PPP

3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư và biện pháp khắc phục hậu quả. 

Căn cứ quy định tại Điều 3, Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì hình thức xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư bao gồm:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư là 300.000.000 đồng. Đây là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức,cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như:

  • Buộc hoàn trả các khoản chi phí bị tăng thêm khi đã thanh toán, quyết toán chi phí lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không đúng đơn giá, định mức
  • Buộc điều chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
  • Buộc điều chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch có liên quan
  • Buộc gửi báo cáo hoặc bổ sung đầy đủ, chính xác tình hình triển khai thực hiện chương trình, dự án
  • Buộc cung cấp thông tin, tài liệu hoặc bổ sung đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu liên quan đến chương trình, dự án
  • Buộc điều chỉnh thiết kế theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức và giải pháp kỹ thuật bảo đảm chất lượng
  • Buộc hoàn trả các chi phí thiết kế vượt quy chuẩn, tiêu chuẩn
  • Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung
  • Buộc cập nhật Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia về giám sát và đánh giá đầu tư
  • Buộc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ
  • Buộc hoàn trả lại số vốn đã sử dụng vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng
  • Buộc lập báo cáo gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
  • Buộc cung cấp thông tin, tài liệu chính xác về chương trình, dự án
  • Buộc thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư trong trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo
  • Buộc gửi thông báo hoặc quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư
  • Buộc chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do đầu tư kinh doanh ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
  • Buộc thực hiện thủ tục đăng ký thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC
  • Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Buộc thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do được hưởng ưu đãi đầu tư không đúng quy định
  • Buộc nộp bổ sung mức bảo đảm thực hiện dự án theo đúng quy định pháp luật
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do việc kê khai lập hồ sơ không hợp pháp, không trung thực, không chính xác
  • Buộc thực hiện thủ tục thanh lý dự án đầu tư và các nghĩa vụ tài chính đối với hành vi vi phạm
  • Buộc tiếp tục thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
  • Buộc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,
  • Buộc thực hiện chế độ báo cáo hoặc bổ sung nội dung, tài liệu vào báo cáo hoạt động đầu tư ra nước ngoài
  • Buộc cập nhật thông tin hoặc cập nhật bổ sung đầy đủ, chính xác thông tin lên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư
  • Buộc cập nhật các nội dung thay đổi của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài lên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư
  • Buộc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
  • Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
  • Buộc thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
  • Buộc chấm dứt hoạt động đầu tư ra nước ngoài và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do đầu tư ra nước ngoài ngành, nghề cấm đầu tư
  • Buộc chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác từ việc đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam
  • Buộc chuyển vốn, tài sản hợp pháp và toàn bộ các khoản thu từ việc thanh lý dự án đầu tư về Việt Nam
  • Buộc cung cấp thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác liên quan đến dự án PPP
  • Buộc đăng tải thông tin về dự án PPP đầy đủ, đúng nội dung được duyệt
  • Buộc hoàn trả các khoản chi phí bị tăng thêm khi đã thanh toán, quyết toán chi phí lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không đúng đơn giá, định mức
  • Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do được hưởng ưu đãi đầu tư không đúng
  • Buộc ban hành quy định về lựa chọn nhà đầu tư
  • Buộc thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình trong trường hợp chưa quyết toán
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do việc thu phí khi chưa xác nhận hoàn thành công trình
xử phạt vi phạm trong đầu tư
Các nhà đầu tư cần biết các mức xử phạt vi phạm trong đầu tư.

4. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư 

Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư phải tuân thủ các nguyên tắc xử phạt đã được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Các nguyên tắc này là tư tưởng, định hướng cho toàn bộ quá trình xử phạt.

Cụ thể tại Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính thì các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư là:

  • Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
  • Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
  • Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
  • Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
  • Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
  • Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
  • Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
  • Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
  • Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư là 01 năm;

Đối với hành vi vi phạm đang thực hiện thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Các hành vi vi phạm đang thực hiện được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

Đối với hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 122/2021/NĐ-CP (trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 12 và Điều 25) là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc.

6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư

6.1 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư

– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

– Chánh thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định

– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định

– Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định

6.2 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư của Ủy ban nhân dân các cấp

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 150.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định

6.3 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư của cơ quan Thuế

– Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền:

  •  Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

– Đội trưởng Đội Thuế có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

– Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:

  •  Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định.

– Cục trưởng Cục Thuế có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định.

– Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền:

  •  Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định.

6.4 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư của cơ quan Quản lý thị trường

– Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

– Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định.

– Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định.

– Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:

  •  Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định.

7. Dịch vụ tư vấn pháp luật đầu tư của Công ty Luật Thái An

Với thế mạnh và kinh nghiệm của một Công ty luật uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về đầu tư, Công ty Luật Thái An đã và đang cung cấp các dịch vụ tư vấn trọn gói cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư tại Việt Nam cũng như đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.

Cùng với đó, Công ty Luật Thái An còn có thế mạnh tư vấn cho các dự án đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), các hình thức BOT, BTO, BT và hình thức hợp tác công tư (PPP) giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các doanh nghiệp, tư vấn khiếu nại quyết định, hành vi hành chính liên quan đến quá trình xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư, tư vấn cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư….

Nếu không am hiểu pháp luật đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư rất dễ dàng có những hành vi vi phạm và phải chịu xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư. Do đó để được tư vấn một cách đầy đủ, cũng như hạn chế việc bị xử phạt vi phạm hành chính về đầu tư nhà đầu tư trong và ngoài nước nên tham khảo dịch vụ của chúng tôi.

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Nguyễn Văn Thanh