Xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị) như thế nào ?

Sở hữu căn nhà hiện đại ngay trung tâm đô thị hẳn là mơ ước của rất nhiều người. Trước khi xây dựng, chủ sở hữu phải xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị) nếu công trình đó thuộc các trường hợp phải xin giấy phép. Vậy đó là những trường hợp nào và thủ tục ra sao? Công ty Luật Thái An chúng tôi sẽ trả lời miễn phí trong bài viết sau:

Câu hỏi của khách hàng về vấn đề xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị)

Chào luật sư, tôi có một thắc mắc về vấn đề xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị) như sau:

Tôi tên là Đặng Văn Hoàng, cư trú tại Đống Đa, Hà Nội. Hiện nay gia đình tôi muốn xây dựng một căn nhà trên đất thuộc quyền sử dụng của mình tại Đống Đa, Hà Nội. Vậy luật sư cho tôi hỏi trường hợp của gia đình tôi có phải xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở không và mong luật sư hướng dẫn cho tôi thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị).

Luật Thái An trả lời câu hỏi 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Về vấn đề xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị), chúng tôi xin trả lời như dưới đây:

1. Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị) là các văn bản pháp luật sau đây:

2.  Tại sao phải xin cấp Giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị)?

Trước khi khởi công xây dựng nhà ở thì chủ công trình phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trừ trường hợp công trình đó được miễn giấy phép xây dựng.

Theo quy định tại Điều 3 Luật xây dựng 2014 thì Giấy phép xây dựng được hiểu là một văn bản pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, di dời công trình xây dựng.

Nhà ở riêng lẻ được hiểu là công trình được xây dựng ở diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng của cá nhân, hộ gia đình theo quy định của pháp luật. Theo quy định ở Điều 89 Luật xây dựng 2014, nhà ở riêng lẻ tại đô thị thuộc trường hợp phải xin cấp phép xây dựng.

Vì vậy, xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị) là hộ gia đình, cá nhân tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ được xây dựng tại đất ở thuộc quyền sử dụng của mình tại thành phố (đô thị) trước khi khởi công xây dựng.

>>> Xem thêm:  Khi nào không phải xin giấy phép xây dựng?

3. Điều kiện để xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị)

Đối với việc xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị) phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Nhà xin cấp giấy phép xây dựng phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và mục đích sử dụng đất được phê duyệt.
  • Nhà xin cấp giấy phép xây dựng phải đảm bảo an toàn cho công trình và công trình xây dựng kế cận, đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ.
  • Nhà xin cấp giấy phép xây dựng phải bảo đảm được an toàn hạ tầng kỹ thuật và hành lang bảo vệ công trình đê điều, năng lượng, khu di sản văn hóa, các di tích lịch sử – văn hóa.
  • Nhà xin cấp giấy phép xây dựng phải bảo đảm khoảng cách an toàn đến các công trình dễ cháy nổ, công trình độc hại và công trình quan trọng liên quan đến an ninh, quốc phòng.
  • Đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định, nhưng chưa có quy hoạch xây dựng chi tiết thì phải đảm bảo phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Gia đình bạn cần đảm bảo được các điều kiện trên trước khi tiến hành xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị).

Xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị)
5 lưu ý quan trọng nhất khi xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị) mà bạn cần biết – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

4. Ai có thẩm quyền xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị)?

Thẩm quyền xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị) được quy định tại Luật xây dựng 2014 như sau: Ủy ban nhân cấp quận/huyện cấp giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị) thuộc địa giới hành chính do chính mình quản lý, trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của cấp Tỉnh.

Cơ quan nào cấp giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị) thì có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đó.

Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị), bạn nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, sau đó bộ phận một cửa chuyển giao Phòng quản lý đô thị thụ lý giải quyết.

5. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị) gồm những gì?

Khi xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị), cá nhân, hộ gia đình phải chuẩn bị một bộ hồ sơ (bản chính hoặc bản sao được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật) đầy đủ dưới đây:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị) theo mẫu.
  • Một trong các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai
  • Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
    • Bản vẽ mặt bằng thể hiện vị trí công trình trên đất tỷ lệ 1/100 – 1/500 và sơ đồ vị trí công trình;
    • Bản vẽ tỷ lệ  1/50 – 1/200 các mặt bằng, mặt cắt  chủ yếu, các mặt đứng  của công trình;
    • Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối tỷ lệ 1/50 – 1/200 với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; giao thông; xử lý nước thải: cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình.
  • Đối với quy mô từ 07 tầng trở lên) báo cáo thẩm tra thiết kế do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.
  • Đối với quy mô từ 03 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn xây dựng từ 250 m2 trở lên thì có thêm Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm thiết kế, cá nhân kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ trì, chủ nhiệm thiết kế.

>>> Xem thêm: Hợp đồng thi công xây dựng

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Lệ phí nhà nước: 75.000 VND/hồ sơ

Thời gian cấp phép: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ.

Kết quả khi xin cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ ở thành phố (đô thị) là Giấy phép xây dựng hoặc Văn bản từ chối cấp giấy phép xây dựng. 

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở thành phố (đô thị).

Xin lưu ý là sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

>>> Xem thêm: 

6. Dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở của Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn về đất đai là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các tình huống liên quan tới đất đai, nhà ở. Bạn hãy xem bài viết Dịch vụ tư vấn đất đai của Luật Thái An.

Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới nhà ở, đất đai thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Bạn có thể tham khảo bài viết Khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai của chúng tôi.

quanly

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói