Tranh chấp hợp đồng dịch vụ: Bạn cần biết để phòng ngừa

Hợp đồng dịch vụ là một loại hợp đồng được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống, kinh doanh, sản xuất…Dù không phải là loại hợp đồng phức tạp nhưng có không ít rủi ro từ hợp đồng dịch vụ. Chúng tôi điểm qua các loại rủi ro tranh chấp hợp đồng dịch vụ sau đây:

1. Rủi ro tranh chấp hợp đồng dịch vụ liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng

Đối với chủ thể là cá nhân thì phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ (cá nhân thông thường là những người đủ 18 tuổi (không bị mất năng lực hành vi dân sự) thì được tự mình tham gia vào các hợp đồng dân sự, còn những trường hợp cá nhân không có năng lực hành vi, mất năng lực hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi và có năng lực hành vi dân sự một phần thì chỉ được thực hiện trong một số trường hợp pháp luật cho phép hoặc thông qua người giám hộ).

Đối với chủ thể là tổ chức thì các tranh chấp có thể phát sinh do người ký kết hợp đồng dịch vụ của các bên không có thẩm quyền ký: Không phải là người đại diện theo pháp luật, không được ủy quyền hoặc là người đại diện theo pháp luật nhưng không có thẩm quyền ký kết hoặc là có ủy quyền hợp pháp nhưng thực hiện ký hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền.

Hợp đồng được ký bởi người không có thẩm quyền của doanh nghiệp hoặc cá nhân không đáp ứng điều kiện thực hiện giao dịch dân sự về nguyên tắc sẽ vô hiệu. Tùy từng trường hợp cụ thể mà hợp đồng có thể vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.

>>> Xem thêm: Hợp đồng vô hiệu

Phòng ngừa tranh chấp hợp đồng dịch vụ phát sinh do chủ thể hợp đồng dịch vụ, các chủ thể cần xem xét như sau:

  •  Tìm hiểu kỹ về đối tác trước khi thực hiện giao kết hợp đồng;
  •  Trước khi giao kết hợp đồng cần phải kiểm tra trong Giấy ĐKKD hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương để xem ai là người đại diện theo pháp luật, có thẩm quyền ký kết hợp đồng không?
  •  Yêu cầu cung cấp Văn bản ủy quyền cho nhân viên khi giao dịch hoặc người ký không phải người đại diện theo pháp luật và kiểm tra trong giấy ủy quyền xem người ký có thuộc phạm vi được ủy quyền không (điều kiện ủy quyền, quyền của người được ủy quyền).

2. Rủi ro tranh chấp hợp đồng dịch vụ liên quan đến giá cả và thanh toán hợp đồng

Nếu các bên không có thỏa thuận trước về giá thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ (Luật thương mại 2005).

Trong trường hợp không có thỏa thuận và giữa các bên không có bất kỳ thói quen nào về việc thanh toán thì khách hàng sẽ thanh toán tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ khi bên cung ứng dịch vụ đã hoàn thành công việc được giao.

Nếu bên thuê dịch vu chậm nghĩa vụ thanh toán do ý chí chủ quan của bên mua sẽ dẫn đến tranh chấp, xung đột với bên bán. Hậu quả của vi phạm này có thể dẫn đến việc bên bán có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, hoặc trách nhiệm chịu phạt hợp đồng, chịu lãi chậm trả…

Nếu bên cung ứng dịch vụ thực hiện không đúng, không đầy đủ công việc mà mình phải thực hiện thì bên sử dụng dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Bởi vậy, Các bên cần đưa ra các điều khoản chi tiết, cụ thể về giá cả, phương thức thanh toán, tiến độ thanh toán cũng như mức lãi khi bên thuê dịch vụ chậm thanh toán thì rất dễ xảy ra tranh chấp….

3. tranh chấp hợp đồng dịch vụ do bên cung ứng dịch vụ thực hiện không đúng, không đầy đủ công việc ghi nhận trong hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc phải thực hiện theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ về số lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành công việc và các quy định khác trong hợp đồng. Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng song vụ, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lý theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ.

Các bên tham gia thường tranh chấp về khi công việc thực hiện chưa đúng chất lượng, số lượng, chưa đạt kết quả như bên thuê dịch vụ mong muốn, hoặc thực hiện quá thời hạn mà bên thuê dịch vụ yêu cầu. Điều này có thể do quy định trong hợp đồng không cụ thể và chi tiết dẫn đến hiểu lầm hoặc do một bên lợi dụng sơ hở để không thực hiện nghĩa vụ hoặc vì một lý do khách quan nào đó mà bên cung ứng dịch vụ không thể thực hiện đúng.

Trên thực tế, ngoài những trường hợp vi phạm nghĩa vụ do ý chí chủ quan của bên cung ứng dịch vụ thì có những trường hợp vi phạm nhưng được miễn trách nhiệm. Đó là khi vi phạm do sự kiện bất khả kháng.

tranh chấp hợp đồng dịch vụ
5 loại tranh chấp hợp đồng dịch vụ thường gặp – ảnh minh hoạ: Luật Thái An

4. Rủi ro tranh chấp hợp đồng dịch vụ liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Có ba điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường hợp đồng thương mại (Điều 303 Luật Thương Mại) như sau:

  • Có hành vi vi phạm hợp đồng;
  • Có thiệt hại thực tế xảy ra;
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra.
  • Mức bồi thường thiệt hại mà căn cứ vào lỗi của các bên và mức thiệt hại thực tế xảy ra.

Khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các bên thường xảy ra tranh chấp trong vấn đề xác định mức bồi thường cho bên bị vi phạm, đặc biệt là khi phát sinh trách nhiệm với bên thứ ba.

Bởi vậy, trước khi giao kết hợp đồng, các bên cần phải xem xét các rủi ro có thể xảy ra để đưa tránh những thiệt hại trong hợp đồng dịch vụ và đưa ra các căn cứ định mức bồi thường trong một số trường hợp cụ thể.

>>> Xem thêm: Xử lý vi phạm hợp đồng

5. Rủi ro tranh chấp hợp đồng dịch vụ dịc vụ liên quan tới đơn phương chấm dứt hợp đồng

Căn cứ theo Điều 520 Luật Thương mại năm 2005 quy định về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ như sau:

“1. Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.

Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Vấn đề mâu thuẫn trong việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đã thỏa thuận là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến tranh chấp hợp đồng dịch vụ. Điều này là bởi,  nếu hợp đồng quy định một cách không rõ ràng về các trường hợp chấm dứt, trách nhiệm của các bên trong vấn đề chấm dứt cũng như việc giải quyết hậu quả của việc này, mức phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hai thì rất dễ xảy ra mâu thuẫn về lợi ích. Việc nảy sinh tranh chấp của các bên.

6. Những lưu ý để phòng tránh tranh chấp hợp đồng dịch vụ

  • Tìm hiểu rõ về chủ thể đối tác và năng lực chủ thể giao kết hợp đồng.
  • Chuẩn bị dự thảo hợp đồng với những quy định rõ ràng, chi tiết càng tốt và hạn chế các thuật ngữ nhập nhằng, khó hiểu. Nên lựa chọn những người có kinh nghiệm để soạn thảo hợp đồng, đặc biệt là các công ty luật.
  • Đọc cẩn thận, kỹ càng các nội dung thỏa thuận được ghi trong hợp đồng trước khi đặt bút ký kết hợp tác.
  • Ngoài ra, các bên cũng cần hiểu biết rõ các quy định về ký kết hợp đồng dịch vụ theo quy định của nhà nước. Đây là cách để đề phòng những rủi ro, mâu thuẫn không đáng có sau này.
  • Các bên tham gia phải thống nhất lựa chọn một cơ quan chính để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Cơ quan này phải có thẩm quyền và hoàn toàn phù hợp theo quy định của pháp luật.

 

Trên đây là phần tư vấn về các rủi ro tranh chấp hợp đồng dịch vụ và một số cách phòng tránh. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật của Công ty Luật Thái An, các luật sư của chúng tôi sẽ hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng một cách hiệu quả!

Nguyễn Văn Thanh